2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ƯU ĐÃI TẠI QUỸ BẢO VỆ MÔ
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Quỹ và sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ, nhân viên, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã và đang nỗ lực trong việc hoàn thành các chỉ tiêu do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao và tiếp tục đặt nhiệm vụ nâng cao chất lượng cho vay ưu đãi làm mục tiêu hàng đầu. Kết quả đạt được như sau:
- Thứ nhất, nguồn vốn ưu đãi của Quỹ đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn đầu tư bảo vệ môi trường ngày càng cao thể hiện ở các chỉ tiêu doanh số cho vay và cơ cấu vốn vay theo lĩnh vực ưu tiên. Theo đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã thực hiện cho vay số tiền hơn 1.900 tỷ đồng cho 132 dự án thuộc 07 lĩnh vực ưu tiên. Nguồn vốn của Quỹ đã đáp ứng cho nhu cầu vốn đầu tư bảo vệ môi trường của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường trên phạm vi cả nước, góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ môi trường của địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư và mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội khác cho doanh nghiệp, cho địa phương nơi triển khai dự án. Ví dụ: Những dự án xử lý các vấn đề gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường được Quỹ hỗ trợ nguồn vốn đã đi vào hoạt động có hiệu quả như: Dự án
76
xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Cà Mau, Thái Nguyên, Hà Nam. Dự án xử lý nước thải tại các Khu công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Hà Nam, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác. Dự án cung cấp điện từ năng lượng mặt trời ở Ninh Thuận, Nha Trang, Quảng Bình, Hà Tĩnh. Dự án xử lý chất thải nguy hại, chất thải cơng nghiệp ở Bình Phước, Khánh Hịa…
- Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Quỹ đã được kiểm soát ở mức tốt trong những năm gần đây. Tỷ lệ nợ xấu luôn ở dưới mức 3% trong suốt 3 năm 2018, 2019, 2020. Để công tác thu hồi và xử lý nợ xấu đạt hiệu quả, Quỹ thực hiện việc phân loại nợ định kỳ hàng quý để xác định những khoản nợ có vấn đề, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời đối với từng khoản nợ. Quỹ xác định xử lý nợ xấu là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, vì vậy, kể từ năm 2016 Quỹ đã triển khai mơ hình quản lý nợ xấu nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng và góp phần nâng cao chất lượng cho vay của Quỹ. Tại các Phòng nghiệp vụ, thành lập Tổ xử lý nợ quá hạn gồm Tổ trưởng là Trưởng phịng và ít nhất là 5 cán bộ nghiệp vụ được đào tạo chuyên sâu và nhiệt tình với cơng việc. Quỹ đã xử lý được 12 dự án nợ xấu nhóm 5 tại Bát Tràng, Gia lâm, Hà Nội với tổng số tiền thu được là 12 tỷ đồng; xử lý nợ xấu tại nhà máy giấy ở Quảng Bình nợ nhóm 5, thu hồi 14 tỷ đồng và hơn 300 triệu tiền nợ lãi và lãi quá hạn từ đơn vị vay vốn; xử lý và thu hồi nợ thành công với số tiền 4,9 tỷ đồng từ khoản nợ xấu của Công ty TNHH Việt Hà tại Tp. HCM bằng hình thức khởi kiện ra Tịa án; xử lý và thu hồi nợ thành công với số tiền 5,2 tỷ đồng từ khoản nợ xấu của Công ty TNHH TM & DV Quang Tú tại Hoài Đức, Hà Nội; thu hồi và xử lý được khoản nợ xấu nhiều năm của Công ty TNHH Mỹ Nga tại Đồng Nai với số tiền 25 tỷ đồng thơng qua hình thức u cầu ngân hàng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.
- Chính sách cho vay ưu đãi được xây dựng phù hợp với mục tiêu hoạt động của Quỹ, đảm bảo hỗ trợ về tài chính cho các đối tượng nằm trong danh mục ưu tiên, tuân thủ quy định của pháp luật và phù hợp với đặc thù của các dự án bảo vệ môi trường. Với khả năng của Quỹ, đảm bảo cho vay tối đa 36 tỷ đồng với 1 dự án, thời hạn tối đa là 10 năm, với lãi suất ưu đãi không quá 50% lãi suất tín dụng đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cơng bố, hiện nay Quỹ áp dụng mức lãi suất ưu đãi
77
là 2,6% /năm. Các đối tượng ưu tiên vay vốn tại Quỹ được sắp xếp theo thứ tự và được Quỹ đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn để đầu tư thực hiện dự án bảo vệ môi trường.
- Việc tuân thủ quy trình cho vay ln được chú trọng và quan tâm. CBTD đảm bảo thực hiện các quy định, chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng của Quỹ, xác định rõ lĩnh vực ưu tiên, điều kiện, tiêu chí cho vay để định hướng cho việc tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm soát. Thường xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro dẫn đến có khả năng mất vốn, phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp phù hợp. Ngoài thẩm định các dự án để cho vay, các phịng nghiệp vụ tín dụng cịn phối hợp với phịng Tài chính kế tốn và phịng Kiểm sốt nội bộ để đảm bảo việc cho vay, giải ngân và thu hồi nợ tuân thủ đúng quy trình, quy định của Quỹ và của pháp luật. Ban Giám đốc Quỹ cũng được phân công cụ thể: Giám đốc chịu trách nhiệm chính, Phó Giám đốc được Giám đốc phân công chuyên trách kiểm tra, sát sao với từng lĩnh vực đảm bảo việc ra quyết định cho vay là đúng đắn, phù hợp. Khoản vay được giải ngân hết sức chặt chẽ, tuân thủ các quy định.
- Về việc nâng cao trình độ chun mơn cho CBTD, trong những năm qua, Quỹ thường xuyên tổ chức các khóa học ngắn hạn về nghiệp vụ tín dụng, kế tốn, phân tích tài chính, cử cán bộ tham gia các khóa học về kiến thức pháp luật, về tài sản bảo đảm,… nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đáp ứng được nhu cầu công việc của Quỹ. Quỹ đào tạo được đội ngũ cán bộ chuyên trách về xử lý nợ xấu, hợp tác với các luật sư và quan hệ chặt chẽ với nhiều Tòa án các cấp, các cơ quan thi hành án các cấp để phục vụ công tác xử lý và thu hồi nợ xấu khi phát sinh.
Như vậy, có thể thấy rằng những biện pháp mà Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã áp dụng trong thời gian qua đã có những kết quả nhất định, chất lượng cho vay đã được cải thiện đáng kể.