3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ƯU ĐÃ
3.2.3. Ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các khoản nợ quá hạn
Ngăn ngừa và hạn chế các khoản nợ quá hạn là công việc hết sức quan trọng. Nếu Ngăn ngừa và hạn chế các khoản nợ quá hạn là công việc hết sức quan trọng. Nếu phát hiện khoản vay có dấu hiệu quá hạn, Quỹ cần:
95
- Quản lý, giám sát khoản vay: Quỹ cần thực hiện giám sát và thu thập các Báo cáo tài chính mới nhất của khách hàng. Khi phát hiện thấy xu thế bất lợi của khách hàng, cần yêu cầu khách hàng cung cấp các Báo cáo tài chính thường kỳ hơn.
- Rà soát và xem xét lại tài sản đảm bảo cho khoản vay: Khi khoản vay bị đánh giá có nguy cơ rủi ro, Quỹ phải rà soát và đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng, đặc biệt đối với những khoản vay được đảm bảo bằng tài sản để có phương án xử lý kịp thời.
- Rà soát hồ sơ pháp lý của khách hàng và yêu cầu bổ sung ngay nếu cần thiết. - Phối hợp với các TCTD khác hoặc ngân hàng bảo lãnh để đánh giá tình hình khách hàng và khoản vay, từ đó có phương án xử lý phù hợp và kịp thời.
Khi những giải pháp đưa ra vẫn không thể ngăn ngừa được khoản nợ quá hạn, Quỹ cần có thể thực hiện một số biện pháp:
- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ/cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi xét thấy khách hàng có khả năng trả nợ trong tương lai.
- Thực hiện các biện pháp khuyến khích khách hàng trả nợ như: miễn lãi quá hạn, khơng tính lãi phạt (trong trường hợp khách hàng có thiện chí trả nợ).
- u cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo (trong trường hợp giá trị tài sản không đủ đảm bảo cho khoản vay).
- Yêu cầu ngân hàng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay (trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán).
- Khởi kiện khách hàng hoặc ngân hàng bảo lãnh ra Tòa án (trường hợp khách hàng thiếu thiện chí trả nợ, ngân hàng bảo lãnh từ chối trả nợ thay)
- Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ quá quá hạn.