Các tiêu chí định tính

Một phần của tài liệu Chất lượng của việc cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 71 - 75)

2.2. CHẤT LƯỢNG VIỆC CHO VAY ƯU ĐÃI CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔ

2.2.2. Các tiêu chí định tính

2.2.2.1. Chính sách cho vay:

Qua thực tế quá trình cho vay ưu đãi gần 400 dự án tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam kể từ năm 2004 đến nay, tác giả nhận thấy hoạt động cho vay ưu đãi cịn chưa đạt chất lượng cao do một số chính sách cho vay của Quỹ chưa linh hoạt và chưa thực sự mang tính hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp.

Thứ nhất, về biện pháp bảo đảm tiền vay: Thực tế hiện nay, bảo lãnh ngân

hàng là biện pháp đảm bảo tiền vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số dư nợ tín dụng của Quỹ (chiếm trên 97% tổng dư nợ), hình thức thế chấp bằng tài sản chiếm tỷ trọng nhỏ (chiếm dưới 3% tổng dư nợ).

Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng theo đảm bảo tiền vay

ĐVT: Triệu đồng

Biện pháp ĐBTV

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Bảo lãnh 501.321 97,24% 592.279 98,15% 760.260 99,15% 887.150 99,47% 1.013.802 99,72%

Thế chấp 14.236 2,76% 11.185 1,85% 6.539 0,85% 4.737 0,53% 2.803 0,28%

Tổng 515.557 100% 603.464 100% 766.800 100% 891.887 100% 1.016.604 100%

(Nguồn: Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam)

Có một số lý do giải thích cho tình trạng này như sau:

- Phần lớn tài sản khách hàng đề nghị đưa vào thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai từ dự án vay vốn. Đây là những tài sản có tính chất đặc thù trong lĩnh vực môi trường: Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp, hệ thống xử lý nước thải của nhà máy, xí nghiệp, các máy móc thiết bị đặc thù trong lĩnh vực môi trường (xe chuyên chở rác, lò đốt rác, lò nung gốm),... Những tài sản này thường có giá trị khơng cao và khả năng thanh khoản rất thấp. Vì vậy, rủi ro khi nhận tài sản thế chấp này rất cao.

72

- Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam chỉ có một trụ sở duy nhất đặt tại thành phố Hà Nội, Quỹ khơng có chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác. Vì vậy, khi nhận tài sản thế chấp sẽ rất khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát tình trạng tài sản.

- Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đầu tư bảo vệ môi trường hầu hết chỉ vay vốn tại Quỹ một lần. Vì vậy, Quỹ khơng có đủ cơ sở dữ liệu liên quan đến khách hàng để xem xét, chấp thuận các hình thức đảm bảo tiền vay khác như tín chấp.

- Nguyên tắc hoạt động của Quỹ là phải bảo toàn vốn điều lệ. Vì vậy, Quỹ chủ trương nhận các hình thức đảm bảo tiền vay có độ an tồn cao nhất nhằm hạn chế nguy cơ rủi ro mất vốn.

Có thể thấy, với hình thức bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh ngân hàng sẽ giúp Quỹ kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của chủ đầu tư một cách chặt chẽ hơn và hiệu quả hơn vì ngồi sự kiểm tra, giám sát của Quỹ, Chủ đầu tư cũng chịu sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng bảo lãnh nên hình thức bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh ngân hàng hạn chế rủi ro hơn so với nhận tài sản thế chấp. Tuy nhiên, khi thực hiện đảm bảo tiền vay bằng bảo lãnh ngân hàng, ngoài việc phải trả lãi tiền vay,chủ đầu tư phải mất mức phí bảo lãnh trung bình khoảng 2%/năm. Như vậy, chủ đầu tư phải chịu mức lãi suất vay (hiện nay Quỹ đang áp dụng là 2,6%/năm) và phí bảo lãnh là khoảng 4,6%/năm. Mức lãi suất này là cao đối với các chủ đầu tư khi vay vốn đầu tư các dự án bảo vệ mơi trường. Vì vậy, cần phải có chính sách ưu đãi nhiều hơn về lãi suất cho vay để khuyến khích đối với các chủ đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay này.

Thứ hai, về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ưu đãi là điểm khác biệt chính

trong đặc thù hoạt động cho vay ưu đãi của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam so với các Ngân hàng thương mại. Theo Điều lệ Quỹ, lãi suất cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Hội đồng Quản lý Quỹ quy định cho từng nhóm đối tượng trong từng thời kỳ. Trên thực tế triển khai chưa có quy định về lãi suất cho từng nhóm đối tượng vay tại Quỹ.

73

Lãi suất cho vay do Quỹ BVMTVN quy định nhưng khơng vượt q 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền cơng bố tại thời điểm cho vay. Hội đồng Quản lý Quỹ BVMTVN xác định lãi suất cho vay ưu đãi trên cơ sở lãi suất tín dụng đầu tư do Ngân hàng Phát triển Việt Nam thông báo.

Bảng 2.10: Lãi suất ưu đãi của Quỹ BVMTVN

Thời gian vay Lãi suất cho vay

Năm 2004 đến hết tháng 05/2009 5,4%/năm

Từ tháng 6/2009 đến tháng 12/2009 3,6%/năm

Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2013 5,4%/năm

Từ tháng 01/2014 đến nay 3,6%/năm

(Nguồn: Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam)

Hiện nay, xét mặt bằng chung mức lãi suất trên thị trường, mức lãi suất của Quỹ vẫn còn chưa thực sự ưu đãi cũng như chưa linh hoạt về hình thức áp dụng lãi suất (áp dụng cùng một mức lãi suất cho vay đối với tất cả các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên khác nhau) để thu hút các chủ đầu tư vay vốn thực hiện các dự án đầu tư bảo vệ môi trường nhất là trong xu thế lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại đang giảm mạnh theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó dịch bệnh Covid-19.

Xem xét các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên khác nhau, có thể phân chia các dự án này thành hai nhóm:

Nhóm 1: Các dự án xử lý môi trường khi đi vào hoạt động trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho Chủ đầu tư (gọi chung là các dự án sản xuất kinh doanh) như: dự án sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, xử lý rác thải sinh hoạt, xử lý chất thải nguy hại, xã hội hóa thu gom rác thải,...

Nhóm 2: Các dự án xử lý mơi trường không trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho Chủ đầu tư (gọi chung là các dự án xử lý ô nhiễm môi trường đơn thuần) như: dự án xử lý nước thải, khí thải của nhà máy, xử lý chất thải bệnh viện và làng nghề,… hoặc dự án có tạo ra doanh thu, lợi nhuận nhưng không đáng kể như dự án xử lý nước thải tại Khu, cụm công nghiệp tập trung.

74

Đối với các dự án thuộc nhóm 2, việc đầu tư dự án đối với các Chủ đầu tư là bắt buộc nhằm đảm bảo cho dự án tổng thể có thể đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này không tạo ra nguồn thu trực tiếp cho Chủ đầu tư hoặc nguồn thu từ dự án rất thấp, Chủ đầu tư thực hiện dự án là trách nhiệm đối với xã hội và bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Ngồi ra, xét về phương diện mơi trường - xã hội, các dự án thuộc nhóm 2 mang tính cấp thiết cao hơn so với các dự án thuộc nhóm 1. Trên thực tế nếu các dự án này không được đầu tư sẽ gây nguy hại lớn cho môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng dân cư trong khu vực triển khai dự án. Như vậy, so với các dự án thuộc nhóm 1, các dự án thuộc nhóm 2 cần nhận được sự hỗ trợ về tài chính nhiều hơn từ Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam nhằm khuyến khích các chủ đầu tư triển khai, thực hiện dự án.

Thứ ba, về thời hạn vay: Các dự án bảo vệ môi trường thường có mức đầu tư

lớn thời gian hồn vốn dài (thơng thường 07 đến 15 năm), việc quy định thời gian cho vay theo thẩm quyền của Giám đốc là 05 năm và tối đa là 10 năm chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp, mặt khác lại tạo gánh nặng cho doanh nghiệp trong việc trả nợ. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư xử lý nước thải đơn thuần (phi lợi nhuận) sẽ càng khó khăn hơn. Vì vậy, Quỹ cần nghiên cứu, đề xuất HĐQL Quỹ tăng thời hạn cho vay tối đa đối với loại hình dự án nêu trên nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tốt hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay của Quỹ.

2.2.2.2. Quy trình cho vay:

Hiện tại, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đang thực hiện cho vay ưu đãi theo quy định tại Quyết định số 97/QĐ-QBVMT ngày 17/07/2014 của Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Ngồi ra, Sổ tay nghiệp vụ tín dụng cũng là cơng cụ quan trọng hỗ trợ CBTD trong việc thẩm định cho vay các dự án. Sổ tay nghiệp vụ tín dụng trình bày chi tiết các quy trình về thẩm định năng lực pháp lý, tài chính, đảm bảo tiền vay,…giúp CBTD phân tích, đánh giá khách hàng vay vốn toàn diện nhất nhằm đưa ra những đề xuất hợp lý và hạn chế rủi ro cho Quỹ.

Tuy nhiên, quy trình cho vay ưu đãi theo Sổ tay nghiệp vụ tín dụng của Quỹ vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Hiện tại, việc thẩm định dự án và đề xuất cho vay chỉ do Phịng Tín dụng thực hiện, khơng có bộ phận kiểm tra, giám sát việc

75

tuân thủ quy trình cho vay của CBTD cũng như đưa ra những phân tích, đánh giá một cách độc lập và khách quan yêu cầu tín dụng của khách hàng trước khi trình Giám đốc Quỹ phê duyệt cho vay. Điều này dễ dẫn đến rủi ro tín dụng khi CBTD có trình độ kém, khơng tn thủ quy trình cho vay hoặc rủi ro liên quan đến đạo đức của CBTD. Ngồi ra, quy trình cho vay theo Sổ tay nghiệp vụ tín dụng của Quỹ cịn thiếu một khâu quan trọng trong hoạt động cho vay đó là khâu kiểm tra, giám sát sau giải ngân. Đây là khâu kiểm tra khách hàng vay vốn trong việc tuân thủ các cam kết với Quỹ về việc sử dụng vốn đúng mục đích, thực hiện nghĩa vụ trả nợ và các nghĩa vụ khác liên quan theo hợp đồng tín dụng. Quỹ có thể thực hiện việc kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, kiểm tra tình hình hoạt động và hiệu quả của dự án vay vốn, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng vi phạm các cam kết với Quỹ.

Một phần của tài liệu Chất lượng của việc cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)