Thực trạng chất lượng cho vay ưu đãi tại Quỹ Bảo vệ mô

Một phần của tài liệu Chất lượng của việc cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 57 - 71)

2.2. CHẤT LƯỢNG VIỆC CHO VAY ƯU ĐÃI CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔ

2.2.1. Thực trạng chất lượng cho vay ưu đãi tại Quỹ Bảo vệ mô

TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

2.2.1. Thực trạng chất lượng cho vay ưu đãi tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam giai đoạn 2016- 2020 Việt Nam giai đoạn 2016- 2020

Cho vay vốn nói chung là hoạt động tín dụng, cung cấp, đáp ứng nguồn vốn cho các đối tượng khác nhau để thực hiện một mục đích nhất định. Hoạt động này mang lại thu nhập cho ngân hàng, tổ chức tín dụng với việc cho vay và thu lãi giúp ngân hàng, tổ chức tín dụng trang trải các chi phí liên quan và thu lãi hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro.

Khách hàng vay vốn tuân thủ nguyên tắc vay, mục đích sử dụng vốn đã ký kết trong hợp đồng tín dụng đã được thỏa thuận giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng

58

và khách hàng. Thêm vào đó,khách hàng có sự năng động, nhạy bén trong kinh doanh, trong quá trình làm việc và sự giúp đỡ hiệu quả của ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ tạo điều kiện để khách hàng có thu nhập cao nhất chính là điều kiện để khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Chất lượng cho vay được hiểu một cách khái quát nhất đó là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, mang lại những lợi ích về mơi trường, kinh tế - xã hội và đạt mục tiêu về quy mơ, an tồn tín dụng và phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Sự khác nhau rõ nét nhất giữa chất lượng cho vay và cho vay nói chung là chất lượng cho vay nhấn mạnh sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, mang lại những lợi ích về mơi trường, kinh tế - xã hội và đạt mục tiêu về quy mơ, an tồn tín dụng và phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng. Ở mỗi ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng đều có hoạt động cho vay. Tuy nhiên, chất lượng cho vay tại các tổ chức, đơn vị này ln có sự khác nhau tùy thuộc vào định hướng phát triển và phương thức quản lý khoản vay.

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thành lập từ năm 2002, tuy nhiên, đến năm 2004, Quỹ mới thực hiện cấp tín dụng cho dự án đầu tiên tại tỉnh Lào Cai. Kể từ thời điểm đó đến hết năm 2020, Quỹ đã thực hiện cho vay ưu đãi gần 400 dự án với tổng số tiền phê duyệt cho vay trên 3.319 tỷ đồng. Đây là kết quả đáng ghi nhận đối với một tổ chức tài chính nhà nước hoạt động trong lĩnh vực đặc thù và vẫn đang trong q trình hồn thiện cơ cấu tổ chức cũng như quy trình hoạt động nghiệp vụ.

Chất lượng hoạt động cho vay ưu đãi tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020 được thể hiện qua các tiêu chí định lượng được lựa chọn trong chương 1 và một số, cụ thể như sau:

2.2.1.1. Doanh số cho vay và số lượng khách hàng vay

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã tiếp nhận 182 dự án dự án đầu tư bảo vệ môi trường, tuy nhiên chỉ 132 dự án được ký hợp

59

đồng vay vốn với số tiền phê duyệt là 1.904.102 triệu đồng, trong đó số vốn đã giải ngân là 1.433.598 triệu đồng. Điều này cho thấy, tuy số lượng khách hàng tiếp cận và tìm hiểu nguồn vốn của Quỹ khá nhiều, song thực tế số lượng khách hàng phù hợp với điều kiện cho vay cũng như các lĩnh vực ưu tiên của Quỹ chỉ chiếm khoảng 70%.

Bảng 2.4: Tổng hợp doanh số cho vay và số lượng khách hàng vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020

TT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng 1 Số lượng dự án tiếp nhận 35 40 33 36 38 182

2 Số lượng dự án cho vay

(số lượng hợp đồng) 25 31 24 22 30 132

3 Giá trị hợp đồng (Tr.đ) 240.710 444.529 379.989 409.074 429.800 1.904.102

4 Giá trị giải ngân (Tr.đ) 204.531 244.972 324.769 320.807 338.519 1.433.598

5 Thu gốc (Tr.đ) 160.120 157.068 161.435 168.718 213.802 861.143

(Nguồn: Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam)

Hình 2.5: Tổng hợp kết quả cho vay giai đoạn 2016 - 2020

(Nguồn: Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam)

240,710 444,529 379,989 409,074 429,800 204,531 244,972 324,769 320,807 338,519 160,120 157,068 161,435 168,718 213,802 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Triệu đồng

60

Nhìn vào Hình 2.5 tổng hợp kết quả hoạt động cho vay ưu đãi giai đoạn 2016 - 2020 của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có thể thấy doanh số cho vay biến động theo các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Doanh số cho vay tăng từ mức 240.710 triệu đồng năm 2016 lên

mức 444.529 triệu đồng năm 2017 (tương ứng với mức tăng 84,6%). Mức tăng trưởng này đáng ghi nhận này đạt được chủ yếu Quỹ đã mở rộng một số loại hình dự án cho vay (sản xuất vật liệu xây dựng không nung, cấu kiện bê tông từ tro xỉ,…) và đảm bảo duy trì mức lãi suất thấp và ổn định (2,6%-3,6%) trong bối cảnh mặt bằng chung về lãi suất tín dụng tăng cao.

Giai đoạn 2: Đến năm 2018, doanh số cho vay giảm xuống còn 379.989

triệu đồng (tương ứng với mức giảm 14,52% so với 2017). Nguyên nhân dẫn đến giảm doanh số cho vay trong năm 2018 bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan:

Nguyên nhân từ nền kinh tế: Năm 2017, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp tập trung chuyển dịch tập trung đầu tư vào các lĩnh vực mang lại lợi nhuận lớn như bất động sản, hàng điện tử, tiêu dùng, điều này dẫn đến nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực nhiều rủi ro và lợi nhuận chưa cao như lĩnh vực đầu tư bảo vệ mơi trường giảm. Chính vì vậy, việc thu hút khách hàng vay vốn đầu tư bảo vệ môi trường của Quỹ gặp rất nhiều khó khăn.

Ngun nhân từ phía khách hàng vay vốn:

- Khách hàng không đáp ứng được các điều kiện vay vốn của Quỹ.

- Không thu xếp được bảo lãnh ngân hàng hoặc khơng có tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Nguyên nhân từ phía Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam: Doanh số cho vay của Quỹ giảm do các nguyên nhân:

- Năm 2018 Quỹ chủ trương dừng/hạn chế xem xét cho vay đối với một số loại hình dự án (xử lý nước thải nhà máy, xí nghiệp, trang trại…) do vướng mắc về cơ chế.

61

- Cơng tác chăm sóc và phát triển khách hàng còn hạn chế dẫn đến việc tiếp cận và thu hút khách hàng chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng cao và đa dạng của các dự án đầu tư trong lĩnh vực môi trường.

- Giới hạn về đối tượng và lĩnh vực cho vay.

- Điều kiện bảo lãnh của NHTM chặt chẽ hơn, các doanh nghiệp vay vốn không đáp ứng được yêu cầu dẫn đến không cung cấp được Chứng thư bảo lãnh cho Quỹ.

Giai đoạn 3: Từ năm 2019 đến năm 2020, doanh số cho vay của Quỹ có xu

hướng tăng. Doanh số cho vay tăng 7,65% lên 409.074 triệu đồng năm 2019 và tiếp tục tăng 5,07% đạt mức 429.800 triệu đồng năm 2020. Để thúc đẩy hoạt động cho vay, trong giai đoạn này, Quỹ đã chủ động triển khai cho vay loại hình dự án mới như: điện mặt trời áp mái, điện mặt trời mặt đất,… cũng như chú trọng nhiều hơn đến công tác phát triển khách hàng bằng một số biện pháp như: Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư bảo vệ môi trường nhằm giới thiệu về cơ chế cho vay của Quỹ và tiếp xúc với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường; Tăng cường giao lưu, trao đổi thông tin với các Sở ban ngành địa phương, các Ban quản lý khu kinh tế, Hiệp hội, làng nghề để nắm bắt nhu cầu vay vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường tại các tỉnh/thành trên cả nước; Tiếp cận với các Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương để chia sẻ thông tin cũng như kinh nghiệm trong việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư bảo vệ môi trường,... Kết quả của những công tác này đã giúp tăng lượng khách hàng đến giao dịch tại Quỹ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn đầu tư bảo vệ mơi trường của các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy tăng trưởng chỉ tiêu doanh số cho vay của Quỹ.

Trên thực tế, hoạt động cho vay ưu đãi của Quỹ rất hữu hiệu cho công tác bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, đặc biệt được các doanh nghiệp vừa và nhỏ đánh giá cao vì chi phí tài chính thấp.

Ngồi ra, việc cho vay các dự án theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tái thu hồi cho các dự án khác vay góp phần giảm gánh nặng về vốn cho các dự án bảo vệ môi

62

trường từ Ngân sách Nhà nước và được giám sát chặt chẽ hơn do hoạt động theo cơ chế kiểm soát riêng.

Tuy nhiên trong các năm tiếp theo, việc mở động hoạt động cho vay ưu đãi của Quỹ được đánh giá sẽ gặp khó khăn do nguồn vốn hạn hẹp, cụ thể: Trong trường hợp Quỹ hoàn thành kế hoạch giải ngân năm 2021 là 360 tỷ đồng và không được bổ sung vốn điều lệ, nguồn vốn cho vay các năm tiếp theo sẽ được lấy từ nguồn vốn tái thu hồi cho các dự án cũ và sẽ không đủ khả năng mở rộng hoạt động cho vay kể từ năm 2022.

2.2.1.2. Cơ cấu vốn vay theo lĩnh vực ưu tiên

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện cho vay ưu đãi các dự án đầu tư bảo vệ môi trường theo 08 lĩnh vực ưu tiên cho vay được HĐQL Quỹ phê duyệt trong từng thời kỳ. Kết quả hoạt động cho vay ưu đãi theo lĩnh vực ưu tiên giai đoạn 2016-2020 như sau:

Bảng 2.5: Hoạt động cho vay ưu đãi của QBVMTVN theo lĩnh vực ưu tiên từ năm 2016-2020 ĐVT: Triệu đồng TT Lĩnh vực Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Lĩnh vực 1 68.500 104.000 84.200 106.100 69.000 2 Lĩnh vực 2 58.500 39.500 69.500 40.000 50.100 3 Lĩnh vực 3 33.150 71.900 32.000 0 0 4 Lĩnh vực 4 41.060 57.800 52.089 82.600 97.400 5 Lĩnh vực 5 39.500 57.800 62.200 43.500 20.000 6 Lĩnh vực 6 0 89.800 80.000 106.200 188.300 7 Lĩnh vực 7 0 23.729 0 30.674 5.000 8 Lĩnh vực 8 0 0 0 0 0 Tổng số 240.710 444.529 379.989 409.074 429.800

63

(Nguồn: Quỹ bảo vệ mơi trường Việt Nam)

Hình 2.6: Tỷ trọng tín dụng theo lĩnh vực ưu tiên giai đoạn 2016 - 2020

(Nguồn: Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam)

Căn cứ vào Bảng 2.5 và Hình 2.6, ta thấy tỷ trọng cho vay ưu đãi đối với các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên có nhiều biến động qua các từng năm, cụ thể:

Lĩnh vực 6 (Triển khai công nghệ thân thiện môi trường, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng tái tạo) kể từ khi đưa vào triển khai thực hiện năm 2017 đã có bước tăng trưởng mạnh, chiếm tỷ trọng cao nhất các năm 2019 và 2020, lần lượt đạt 25,96% và 43,81% vốn vay. Lĩnh vực này chủ yếu bao gồm các dự án điện mặt trời áp mái và điện mặt trời mặt đất, đây là loại hình dự án trọng điểm mới, nhiều tiềm năng, phù hợp với chủ trương của Bộ chính trị tại Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11/02/2020 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Lĩnh vực 01 (Xử lý nước thải tập trung Khu/Cụm công nghiệp, nước thải sinh hoạt tập trung công suất >2.500m3/ngày đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên) chiếm tỷ trọng vốn vay lớn nhất trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018 (duy trì từ 22,16% đến 28,46% vốn vay), nhưng đã giảm xuống chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong năm 2019 và lớn thứ 3 trong năm 2020. Lĩnh vực này chủ yếu bao gồm các dự án đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu, Cụm công nghiệp. Đây là những dự án mang tính cấp thiết và bắt buộc phải triển khai thực hiện theo quy định của Luật bảo vệ môi trường. Hơn nữa, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý

28.46% 23.40% 22.16% 25.94% 16.05% 24.30% 8.89% 18.29% 9.78% 11.66% 13.77% 16.17% 8.42% 0.00% 0.00% 17.06% 13.00% 13.71% 20.19% 22.66% 16.41% 13.00% 16.37% 10.63% 4.65% 0.00% 20.20% 21.05% 25.96% 43.81% 0.00% 5.34% 0.00% 7.50% 1.16% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% N Ă M 2 0 1 6 N Ă M 2 0 1 7 N Ă M 2 0 1 8 N Ă M 2 0 1 9 N Ă M 2 0 2 0 Lĩnh vực 1 Lĩnh vực 2 Lĩnh vực 3 Lĩnh vực 4 Lĩnh vực 5 Lĩnh vực 6 Lĩnh vực 7 Lĩnh vực 8

64

nước thải không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho Chủ đầu tư, vì vậy, nhu cầu vay vốn ưu đãi để đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực này là rất lớn.

Lĩnh vực 04 (Xử lý rác thải sinh hoạt) đã tăng trưởng mạnh qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong năm 2019 (20,19% vốn vay) và lớn thứ 2 trong năm 2020 (22,66% vốn vay). Lĩnh vực này chủ yếu bao gồm những dự án đầu tư hệ thống lò đốt rác thải sinh hoạt tại các khu xử lý rác thải tập trung. Trong những năm gần đây, đây là loại hình dự án nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như nhân dân nhằm giải quyết tình trạng rác thải sinh hoạt quá tải trong khu dân cư.

Tỷ trọng vốn vay của các lĩnh vực khác như Lĩnh vực 02 (Xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp tập trung) và lĩnh vực 05 (Sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải) được phân bổ phù hợp với tình hình thực tế của các năm. Đây là những dự án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực mơi trường có tổng mức đầu tư lớn và đòi hỏi Chủ đầu tư thực hiện dự án phải có năng lực tài chính tốt và có kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực này. Vì vậy, dự án thuộc các lĩnh vực này phần lớn đều đáp ứng được các điều kiện vay vốn của Quỹ.

Tỷ trọng vốn vay thấp nhất ở Lĩnh vực 03 (Xử lý chất thải nhà máy, bệnh viện và làng nghề), lĩnh vực 7 (Mua sắm thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, quan trắc và phân tích mơi trường) và lĩnh vực 8 (Các lĩnh vực khác theo quy định tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ). Đây là các lĩnh vực còn nhiều vướng mắc trong cơ chế chính sách, nên đang tạm dừng hoặc hạn chế thực hiện.

Có thể thấy, cơ cấu vốn có sự chênh lệch khá lớn giữa các lĩnh vực ưu tiên cho vay, trong năm 2020, lĩnh vực cao nhất chiếm 43,81% vốn vay trong khi lĩnh vực thấp nhất là 0%. Tuy cơ cấu vốn phản ánh đúng tình hình thực tế về nhu cầu vốn đầu tư dự án và tính cấp thiết của các dự án theo từng lĩnh vực nhưng việc phân bổ vốn theo cơ cấu hiện tại được đánh giá là chưa hợp lý, đặc biệt là với một tổ chức hoạt động mang tính chất hỗ trợ như Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam, bởi vì trên thực tế các dự án đầu tư bảo vệ môi trường thuộc mọi lĩnh vực đều cần được hỗ trợ về vốn vay ưu đãi. Hơn nữa, việc phân bổ vốn đồng đều cho các lĩnh

65

vực cũng giúp giảm thiểu rủi ro cho Quỹ khi tập trung cho vay vào một lĩnh vực nhất định, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động cấp tín dụng của Quỹ.

2.2.1.3. Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Ngoài những nguyên nhân khách quan, nợ quá hạn cũng là cơ sở để đánh giá việc thực hiện các điều kiện cho vay của Quỹ có đảm bảo hay khơng. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay.

Tình hình nợ q hạn của Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2016 - 2020

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Nợ quá hạn (Nhóm 2- 5) Tr.đ 48.892 45.860 55.035 39.365 148.117

Một phần của tài liệu Chất lượng của việc cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 57 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)