2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ƯU ĐÃI TẠI QUỸ BẢO VỆ MÔ
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
78
mơi trường Việt Nam cịn những hạn chế với các nguyên nhân cụ thể như sau:
2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan:
Dịch bệnh Covid – 19: Dịch bệnh làm cho sản xuất của các doanh nghiệp bị
đình trệ, khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, thiếu hụt người lao động, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được. Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm sản lượng, chi phí xét nghiệm và hỗ trợ người lao động tăng cao. Vì vậy, nguồn lực tài chính của doanh nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể, giảm khả năng trả nợ gốc lãi cho Quỹ.
Chính sách của nhà nước về phát triển năng lượng điện mặt trời: Đầu tư
sản xuất năng lượng điện mặt trời là hoạt động được Quỹ cho vay với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, trong thời gian qua điện mặt trời phát triển tăng vọt, phá vỡ quy hoạch điều tiết của Nhà nước. Vì vậy, Chính Phủ đã u cầu xem xét đánh giá lại quy hoạch phát triển năng lượng điện mặt trời, Thủ tướng chính phủ khơng ký quyết định phê duyệt giá điện dẫn tới rất nhiều các công ty, doanh nghiệp không thể triển khai dự án năng lượng của mình, phải tạm ngừng thi cơng chờ ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nguồn vốn của Quỹ: còn hạn chế so với nhu cầu hỗ trợ tài chính của các dự
án bảo vệ môi trường, nguồn bổ sung vốn hoạt động của Quỹ không ổn định. Nguồn vốn được cấp của Quỹ là khoảng 1000 tỷ đồng, số tiền này được Quỹ cho vay bao phủ toàn quốc và tập trung vào các dự án gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, còn rất nhiều dự án khác như dự án sản xuất gạch không nung, dự án xử lý nước thải tại các nhà máy chế biến thủy sản, da giầy, dệt nhuộm, dự án cung cấp nước sạch, dự án chống biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh tài nguyên nước… chưa được Quỹ thu xếp nguồn vốn để cho vay. Một số dự án xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải nguy hại có tổng mức đầu tư lớn có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn của Quỹ với số tiền vay lớn đã khơng được triển khai vì Quỹ khơng đủ nguồn vốn để tài trợ, chủ đầu tư của dự án phải huy động vốn cổ đơng và vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại.
79
Cơ cấu vốn cho vay: phân bổ chưa hợp lý giữa các lĩnh vực ưu tiên là do tình
hình thực tế về nhu cầu vốn đầu tư đối với các lĩnh vực ưu tiên khác nhau và tính cấp thiết của các dự án theo từng lĩnh vực cũng khác nhau. Ngoài ra, một số lĩnh vực khác (theo Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ) cịn chưa phù hợp với tình hình thực tế dẫn đến kết quả cho vay thấp.
2.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan:
Cơng tác chăm sóc và phát triển khách hàng: Chưa thực sự chủ động và
chuyên nghiệp. Một số nguyên nhân chủ quan phải kể đến như: Quỹ vẫn còn tâm lý chủ quan, coi việc Quỹ có chính sách ưu đãi nên khách hàng phải tự tìm đến; Thiếu dữ liệu thơng tin về khách hàng hoạt động trong lĩnh vực môi trường; Công tác truyền thơng, quảng bá, giới thiệu hình ảnh Quỹ cịn hạn chế, chưa thông tin được đầy đủ và phủ rộng trên phạm vi toàn quốc; Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ chưa chắc dẫn hạn chế trong việc tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp làm kéo dài thời gian lập và hoàn thiện hồ sơ vay; Thiếu đội ngũ chăm sóc và phát triển khách hàng riêng biệt và chuyên nghiệp.
Nợ quá hạn của Quỹ còn cao do nhiều nguyên nhân:
- Năng lực tài chính của khách hàng yếu kém, che giấu các khoản lỗ, vốn tự có thấp: Hầu hết các doanh nghiệp vay vốn tại Quỹ đều có quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao. Nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu là vốn vay nên nguồn vốn tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường là không đáng kể. Khi các doanh nghiệp gặp rủi ro trong kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của Quỹ. Hơn nữa, các doanh nghiệp thường chưa tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế tốn. Vì vậy, các báo cáo mà doanh nghiệp cung cấp khơng phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Khách hàng khơng có thiện chí trả nợ, cố tình chiếm dụng vốn vay của Quỹ vì lãi suất cho vay thấp hơn rất nhiều so với lãi suất vay thương mại của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Nhiều khách hàng sử dụng nguồn vốn đầu tư
80
trung dài hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn gây ra sự bất hợp lý, kém hiệu quả trong sử dụng vốn vay để đầu tư.
Sự lỏng lẻo trong cơng tác kiểm sốt nội bộ:
Phịng kiểm sốt nội bộ, quản lý rủi ro và pháp chế của Quỹ đã được thành lập và đi vào hoạt động, tuy nhiên do lực lượng cán bộ ít, trình độ chun mơn cịn hạn chế nên cơng tác kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro chưa hiệu quả. Cơng tác kiểm sốt nội bộ trong hoạt động cho vay chưa thực sự được chú trọng, chỉ trong một số trường hợp cần thiết, Giám đốc Quỹ mới yêu cầu bộ phận này kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Các báo cáo của bộ phận này chỉ là kết quả tổng hợp, thống kê số liệu từ báo cáo của Bộ phận Tín dụng nên chưa thể hiện được tính độc lập, khách quan và đưa ra các cảnh báo liên quan đến rủi ro trong hoạt động cho vay.
Chưa xây dựng được Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:
Do đặc thù các dự án đầu tư bảo vệ môi trường hầu hết chỉ thực hiện một lần nên các khách hàng chỉ vay vốn tại Quỹ một lần hoặc nhiều hơn nếu dự án có mức đầu tư lớn và được chia thành nhiều giai đoạn. Chính vì vậy, Quỹ khơng có nhiều dữ liệu về khách hàng để tiến hành xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, Quỹ vẫn có thể xây dựng hệ thống xếp hạng/tính điểm tín dụng dựa trên các tiêu chí riêng, mang tính đặc thù trong lĩnh vực hoạt động của Quỹ.
Sự hạn chế trong thu thập thông tin về khách hàng:
Phần lớn khách hàng tiếp xúc vay vốn tại Quỹ đều là lần đầu, do đó Quỹ khơng có hệ thống thơng tin về khách hàng và môi trường hoạt động, kinh doanh của khách hàng. Trong quá trình thẩm định, CBTD phần lớn dựa trên tài liệu, thông tin do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin, đặc biệt là các số liệu, thơng tin về tài chính của doanh nghiệp. Cơng tác xét duyệt cho vay cịn nơi lỏng, chưa kiểm tra kỹ các thông tin mà cấp dưới trình phê duyệt.
81
Nguồn cán bộ của Quỹ phần lớn là cán bộ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thẩm định cho vay, chưa nhận thức được đầy đủ về tính phức tạp trong cơng tác tín dụng. Trong q trình thẩm định, khả năng và trình độ để đánh giá đúng hiệu quả cũng như mức độ rủi ro của phương án, dự án còn hạn chế; các kỹ năng và chun mơn thẩm định tài chính, kỹ thuật trong lĩnh vực mơi trường chưa đáp ứng đủ yêu cầu, làm giảm hiệu quả công việc; CBTD khơng chấp hành đầy đủ quy trình, quy chế nghiệp vụ đã ban hành. Các CBTD có trách nhiệm phụ trách hồ sơ vay vốn từ khi cho vay, giải ngân và thu nợ nên khối lượng công việc ngày càng nhiều dẫn đến nguy cơ khơng kiểm sốt được toàn diện và đầy đủ về tình hình khách hàng. Ngồi việc địi hỏi trình độ chun mơn của cán bộ, đạo đức nghề nghiệp của CBTD cũng phải được xem trọng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thứ nhất, đề tài đã khái quát hóa được vị trí chức năng và nhiệm vụ của Quỹ
BVMTVN, đồng thời trình bày đặc điểm nguồn vốn và hoạt động của Quỹ.
Thứ hai, đề tài phân tích thực trạng chất lượng cho vay ưu đãi tại Quỹ
BVMTVN dựa vào các chỉ tiêu định lượng đã được lựa chọn ở Chương 1.
Thứ ba, với những phân tích có tính hệ thống về thực trạng chất lượng cho
vay ưu đãi ở chương 2, nội dung 2.3 chuyển tải những kết luận và phân tích của đề tài về nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những kết quả đạt được và hạn chế về chất lượng cho vay ưu đãi của Quỹ. Trong đó xác định được những hạn chế và nguyên nhân như sau:
- Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19
- Thay đổi Chính sách của Nhà nước về phát triển điện mặt trời. - Nguồn vốn của Quỹ còn hạn chế.
- Cơ cấu vốn cho vay phân bổ chưa hợp lý giữa các lĩnh vực ưu tiên.
82
chuyên nghiệp.
- Nợ quá hạn và nợ xấu của Quỹ còn cao. - Sự lỏng lẻo trong cơng tác kiểm sốt nội bộ.
- Chưa xây dựng được Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. - Sự hạn chế trong thu thập thông tin về khách hàng.
- Năng lực chun mơn, kinh nghiệm thực tế của CBTD cịn hạn chế.
Những kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài sẽ góp phần tạo nền tảng cho những giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng cho vay ưu đãi của Quỹ trong thời gian tới.
83
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ƯU ĐÃI TẠI QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VỀ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025