1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
1.4.1. Yếu tố khách quan
- Yếu tố kinh tế: Ở Việt Nam, tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền
lương như tiền thưởng, phụ cấp hay phúc lợi của viên chức phụ thuộc vào khả năng của nền kinh tế, nguồn thu ngân sách nhà nước dành cho các hoạt động sự nghiệp. Mức độ đánh giá hàng năm gắn với lợi ích kinh tế, với tiền thưởng và gắn với lợi ích tinh thần như được khen thưởng (chiến sĩ thi đua, bằng khen,...). Cuối cùng, lợi ích về kinh tế và tinh thần khi đánh giá được thống nhất, bổ sung cho nhau và về cùng một lợi ích cho người viên chức là phát triển nghề nghiệp ở vị trí việc làm.
- Yếu tố pháp luật: Quy định của pháp luật là cơ sở để quản lý viên chức và
giúp cho viên chức thực thi nhiệm vụ một cách đúng đắn. Đối với viên chức y tế, các quy định về chuyên môn, kỹ thuật, phương pháp điều trị, chăm sóc bệnh nhân rất quan trọng và được áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Đây là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức y tế. Bên cạnh đó, cịn có các quy định về tiêu chuẩn ngạch, bậc, quy định về y đức của người nhân viên y tế… Tuy nhiên, nếu xem xét yếu tố khách quan chỉ bao gồm các quy định của pháp luật thì chưa đầy đủ. Cần phải xem xét điều kiện thực tế làm việc của viên chức y tế như trang thiết bị y tế, nơi làm việc…; tiêu chí và phương pháp đánh giá có phù hợp khơng..vv.. Ví dụ: Bác sỹ phải chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tuyến trên để điều trị do thiếu trang thiết bị y tế chẩn đốn thì khơng thể kết luận ngay rằng bác sỹ này kém tay nghề hay thiếu trách nhiệm được. Khi các quy định của pháp luật không theo kịp sự thay đổi của cơ chế quản lý, không phù hợp với đối tượng được điều chỉnh thì nó lại trở thành yếu tố chủ quan gây cản trở cho việc quản lý viên chức nói chung và đánh giá viên chức nói riêng.
Yếu tố văn hóa xã hội: Văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa tại các đơn
vị sự nghiệp cơng lập nói riêng cịn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố nể nang, ngại va chạm. Thông thường người đứng đầu cơ quan, người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sẽ được đánh giá tốt, trong khi những người ở vị trí thấp, là nhân viên sẽ được đánh giá ở mức thấp hơn mặc dù kết quả thực hiện nhiệm vụ của họ rất tốt. Những
31
yếu tố này nếu không được khắc phục, loại bỏ, sửa chữa kịp thời sẽ dẫn đến công tác đánh giá viên chức chỉ mang tính hình thức chung chung, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng viên chức.