Giải pháp nhằm khắc phục hạn chế hiện nay về đánh giá viên chức tại Bệnh

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh lạng sơn (Trang 82)

Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn

3.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác đánh giá của các chủ thể đánh giá tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn

Để nâng cao nhận thức của đội ngũ viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn về công tác đánh giá của viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng viên chức. Đầu tiên là các cán bộ lãnh đạo phải thay đổi tư chính mình trong cách nhìn nhận về đánh giá viên chức. Thứ 2, lãnh đạo và cán bộ quản trị nhân sự của Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn cần tổ chức các hội thảo chuyên đề về đánh giá viên chức theo mơ hình đánh giá mới.

Thơng qua hội thảo, viên chức được cung cấp tầm quan trọng của công tác đánh giá, được xem là khâu mở đầu mang tính quyết định trong cơng tác cán bộ tại Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn. Đánh giá đúng sẽ là cơ sở tốt cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, thực hiện chính sách cán bộ… chính xác, phù hợp, giúp phát huy được điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của người cán bộ. Điều này sẽ tốt cho hoạt động của cả bộ máy tổ chức, trong đó mỗi mắt xích đều phát huy tối đa năng lực của mình nhằm hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Ngồi ra, đánh giá đúng cịn tạo ra cơ chế kích thích sự phấn đấu tiến bộ của cán bộ, tăng cường đoàn kết nội bộ. Ngược lại, đánh giá sai sẽ dẫn đến hàng loạt các khâu khác của công tác cán bộ thiếu chính xác, gây nên những hệ lụy tiêu cực đối với bệnh viện, tập thể; bản thân người viên chức được đánh giá khơng đúng thực chất có thể hoặc sinh ra chủ quan, tự cao, tự đại hoặc trái lại trở nên tự ti, nhụt chí phấn đấu, làm cho tổ chức mất đi những cán bộ tốt.

Chính vì vậy việc phối kết hợp giữa viên chức, đồng nghiệp và quản lý là rất quan trọng để cùng nhau tham gia đánh giá viên chức một cách toàn diện hơn.

Muốn tổ chức thực hiện có hiệu quả việc đánh giá viên chức đòi hỏi cán bộ quản lý nhân sự và lãnh đạo cần quán triệt các văn bản pháp luật về đánh giá viên chức nhằm nâng cao nhận thức cho viên chức theo các văn bản cụ thể như sau:

- Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

73

- Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

- Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

- Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

- Quy chế đánh giá cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 286- QĐ/TW, ngày 8-2-2010 của Bộ Chính trị (khố X).

- Quyết định số 415/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm1993 của Ban Tổ chức Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn ngạch công chức ngành y tế. - Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch viên chức điều dưỡng.

- Quyết định số 28/2005/QĐ-BNV ngày 25/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế cộng đồng.

- Báo cáo về thể chế quản lý viên chức và đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập từ năm 1998 đến nay, Hà Nội.

- Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP về vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế bệnh viện.

- Thông tư số 23/2009/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức kỹ thuật y học.

- Thông tư số 07/2014/TT-BYT quy định về quy tắc ứng xửcủa công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế.

-Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm1998 về ban hành Quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của cơ quan.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc đánh giá viên chức ngoài việc hiểu rõ các quy định của pháp luật trong đánh giá cán bộ quản lý nhân sự và lãnh đạo bệnh viện

74

còn phải tăng cường nâng cao nhận thức cho viên chức để họ hiểu, nắm vững các nội dung của công tác đánh giá:

+ CBQL cần phổ biến tuyên truyền về việc đánh giá viên chức, nâng cao nhận thức của viên chức về các đặc điểm của việc đánh giá viên chức. Đồng thời phải làm rõ các trách nhiệm của từng lực lượng tham gia việc đánh giá viên chức.

+ Trách nhiệm của CBQL trong việc đánh giá viên chức, tổ chức thực hiện việc việc đánh giá viên chức đáp ứng yêu cầu đổi mới của bệnh viện.

+ Trách nhiệm của viên chức trong việc đánh giá, tự đánh giá, viên chức cần phải tự rèn luyện cho mình một thái độ cởi mở trong giao tiếp, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác, ngay cả khi đó là những ý kiến chỉ trích hoặc phê phán. Hơn thế nữa, viên chức cịn cần phải có một nhận thức đúng về sự khiếm khuyết tất yếu phải có của bản thân, cũng như sự khao khát vươn lên phát triển và hoàn thiện khả năng của chính mình trong mọi hồn cảnh.

Như vậy, tầm quan trọng của công tác đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn được thống nhất từ lãnh đạo bệnh viện đến lãnh đạo khoa, phòng và tới từng viên chức, góp phần nhằm khắc phục hạn chế trọng việc đánh giá viên chức tại bệnh viện.

3.2.2. Nâng cao vai trị của các cấp lãnh đạo, các đồn thể, đảng bộ, chi bộ trong công tác đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn công tác đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn

Đảng bộ, chi bộ là nhân tố chính trị lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ cơng tác của đơn vị, nâng cao sức chiến đấu của đảng viên và quần chúng. Các cấp lãnh đạo, đồn thể, đảng bộ, chi bộ giữ vai trị quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc tư dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, chấp hành quy định pháp luật, nêu gương trong thực hiện phê bình và tự phê bình, đánh giá chân thực đầy đủ các mặt trong công tác cũng như ứng xử, năng lực,…

Cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức, trong đó đặt biệt coi trọng cơng tác quản lý viên chức tại bệnh viện. Tiêu

75

chuẩn, điều kiện đánh giá viên chức là sự cụ thể hóa những yêu cầu khách quan của đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng thành những tiêu chí địi hỏi đội ngũ viên chức cần phải đáp ứng được. Đó là yếu tố khách quan, là thước đo tin cậy để đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn hiện nay. Bởi vậy, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, đoàn thể, đảng bộ, chi bộ trong việc đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn.

3.2.3. Hoàn thiện về nội dung và tiêu chuẩn đánh giá tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn chức năng tỉnh Lạng Sơn

3.2.3.1. Hồn thiện bản mơ tả công việc và tiến hành đánh giá theo từng vị trí việc làm tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn

Từ trước đến nay, trong Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn không xây dựng bản mô tả công việc. Bản mô tả công việc như là một tài liệu cung cấp thông tin liên quan đến công việc, nêu ra các nhiệm vụ và trách nhiệm cần thực hiện của vị trí cơng việc cụ thể được đề cập đến. Bản mô tả công việc thường được viết, diễn tả bằng ngôn ngữ đơn giản, ngắn gọn dễ hiểu, tạo ra sự khác biệt với các vị trí cơng việc khác nhằm giúp cho nhân viên, ứng viên dễ dàng tiếp nhận và thực hiện đúng công việc.

Bản mô tả công việc nêu lên được ý nghĩa của mỗi vị trí cơng việc trong bệnh viện giúp cho viên chức hiểu được giá trị của cơng việc đó, đưa ra được các kế hoạch, cơng việc cụ thể rõ ràng cho viên chức, từ đó làm cơ sở để quản lý hiệu quả làm việc của viên chức. Trong bản mô tả công việc sẽ thể hiện chi tiết cụ thể được những công việc cần phải thực hiện, hạn chế sự chồng chéo giữa các vị trí trong bệnh viện, xác định được cơ cấu tổ chức để đưa ra kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực cho tổ chức, thể hiện được các quyền lợi trong công việc cũng như định hướng được sự phát triển cho viên chức. Bản mô tả công việc được mơ tả, liệt kê chính xác, súc tích những điều mà viên chức phải thực hiện. Làm cái gì, làm như thế nào và các điều kiện mà các nhiệm vụ đó được thực thi như thế nào”.

76

Do đặc thù về trình độ, quy mơ, cách thức tổ chức và u cầu, tính chất cơng việc khác nhau nên trên thực tế Lãnh đạo Bệnh viện giao cho trưởng các khoa, phòng làm biểu mẫu cho bản mô tả công việc của đơn vị mình. Căn cứ vào một số tiêu chuẩn nhất định theo công việc trong Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn, để có một bản mơ tả cơng việc hiệu quả thì cần có các yếu tố sau:

Vị trí cơng việc/ Chức vụ định danh: Ở bước đầu tiên này sẽ phải đưa ra thơng tin rõ ràng, chính xác về tên cơng việc, vị trí hồ sơ trong bệnh viện, cấp quản lý trực tiếp,…

Mục đích cơng việc: Đây là tập hợp những định hướng phát triển cho công việc, ai sẽ là người thực hiện cơng việc đó, cách tiến hành ra sao và tại sao phải thực hiện công việc đó, phạm vi và mục đích cụ thể của cơng việc và những thông tin cần thiết để hướng dẫn chi tiết như: quan hệ trong công việc, phương pháp cụ thể, thiết bị kỹ thuật, điều kiện làm việc và những diễn đạt cụ thể được trình bày theo một trình tự logic.

Mơ tả các nhiệm vụ cần phải thực hiện: Đây là một trong những yếu tố quan trọng của bản mô tả công việc, ở nội dung này được xây dựng theo tiêu chí viên chức trình bày được những ưu tiên cũng như các công việc cần phải thực hiện nhằm đáp ứng mục đích đã đặt ra ở yếu tố thứ nhất. Nhiệm vụ được mô tả với các hành động cụ thể để trả lời câu hỏi “Vị trí đó sẽ làm những cơng việc gì?”, “Đo lường kết quả cơng việc thể hiện bằng tiêu chí gì?”

Yêu cầu về trình độ làm việc: Đây là yếu tố giúp bệnh viện chọn lọc ứng viên tiềm năng sáng giá thông qua những yêu cầu về trình độ, kỹ năng để có thể hồn thành cơng việc và cao hơn là những kinh nghiệm cần phải có của một số vị trí cơng việc cụ thể.

Tuy nhiên, bản mô tả công việc khơng phải là bất biến. Nó cũng cần được bổ sung, cập nhật thường xuyên, có thể là hàng tháng, hằng năm, và có tính linh hoạt cho phép viên chức được làm một số cơng việc khác ngồi nhiệm vụ của mình, ví dụ: giúp viên chức khác trong khoa, phịng hồn thành cơng việc, hay đủ tự tin để ra quyết định hợp lý khi phục vụ bệnh nhân...

77

Việc hồn thiện bản mơ tả công việc cần nhanh chóng triển khai tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn. Trước hết, bản mô tả công việc cần đưa vào sử dụng phục vụ cho công tác đánh giá viên chức. Hoạt động đánh giá viên chức không chỉ chỉ dừng lại ở mức độ là đánh giá theo vị trí chức danh là lãnh đạo, quản lý và nhân viên, mà phải thực hiện đánh giá theo từng vị trí cơng việc như bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ, khối hành chính, khối phục vụ,... Có như thế, việc đánh giá viên chức mới đi vào thực chất, phản ánh đúng về viên chức.

Từ bảng mô tả công việc của từng đơn vị, ban lãnh đạo và quản trị nhân sự bệnh viện sẽ tập hợp thống nhất và chia theo nhóm yêu cầu đơn vị thực hiện.

Để hoạt động đánh giá viên chức được thực hiện có hiệu quả cần thực hiện đánh giá theo vị trí việc làm và việc đánh giá này được thực hiện bằng cách so sánh, đối chiếu với những yêu cầu đặt ra ban đầu về: các nhiệm vụ chính, tỉ trọng thời gian (%), các tiêu chí đánh giá hồn thành cơng việc, các yêu cầu về năng lực đối với cơng việc,… từ đó tiến hành đánh giá viên chức. Như vậy, việc đánh giá viên chức theo vị trí việc làm và dựa trên bản mơ tả cơng việc của từng vị trí việc làm sẽ phản ánh chính xác, khách quan hơn về viên chức.

78

BIÊN BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DƢỠNG VIÊN Nguyễn Thị X – Cử nhân điều dƣỡng

Phòng: Kế hoạch – Điều dƣỡng

- Tổ chức đón tiếp và hướng dẫn người bệnh hồn thành các thủ tục khám,

chữa bệnh. Luôn tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của bệnh viện, qua chế quản lý buồng thủ thuật và buồng bệnh. Bao gồm quy chế chăm sóc bệnh nhân tồn diện.

- Liệt kê những triệu chứng, dấu hiệu bất thường của bệnh nhân đồng thời đưa ra cách xử lý vào phiếu chăm sóc và phiếu theo dõi theo quy định.

- Thực hiện nghiêm chỉnh theo y lệnh của bác sĩ. Bao gồm nhiệm vụ đi thăm bệnh nhân, nhận những yêu cầu của bác sĩ về việc lên kế hoạch điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân để tổ chức thực hiện.

- Lên kế hoạch chăm sóc người bệnh, thực hiện những kĩ thuật truyền dịch, tiêm thuốc, thay băng, đặt thông, uống thuốc, kĩ thuật cấp cứu theo đúng quy định. Đồng thời biết cách vận hành bảo quản những thiết bị y tế của khoa theo sự phân công.

- Kiểm tra thuốc trực thường xuyên và bổ sung thuốc trực theo cơ số quy định của bệnh viện. Thường xuyên theo dõi kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý vật tư, thiết bị y tế theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch yêu cầu về sửa chữa, bao gồm mua dụng cụ bị hỏng.

- Luôn động viên tinh thần cho bệnh nhân an tâm điều trị bệnh. Luôn trau dồi y đức và báo cáo tình hình người bệnh hàng ngày, hàng tháng theo quy định.

- Cập nhật sổ đăng ký người bệnh vào viện với trường hợp có chuyển khoa hay chuyển viện, ra viện và bệnh nhân tử vong. Luôn biết cách bảo quản tài sản, thuốc, dụng cụ y tế; trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật với phạm vi được phân công.

- Với người bệnh nặng nguy kịch thì cơng việc điều dưỡng phải báo cáo kịp thời về diễn biến bất thường, đồng thời thực hiện cơng tác chăm sóc theo y lệnh đối với bác sĩ điều trị xử lí kịp thời.

79

3.2.3.2. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn

Hiện nay, các tiêu chí đánh giá viên chức nói chung, viên chức ngành y tế

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh lạng sơn (Trang 82)