Nhận xét chung về công tác đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh lạng sơn (Trang 74)

Stt Tác động của công tác đánh giá Số ngƣời

đồng ý Tỷ lệ (%)

1 Khơng có tác động gì 0 0

2 Giúp viên chức tăng cường nhận thức, chấp hành

pháp luật, đúng nội quy của bệnh viện 53 100

3 Thúc đẩy viên chức hoàn thiện bản thân, hoàn

thành tốt nhiệm vụ 50 93.43

4 Tạo động lực để yêu cầu hoàn thành tốt nhiệm vụ 43 80.25

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Nhìn kết quả ở bảng 2.9 cho thấy, viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn có ý thức tốt đối với việc đánh giá hàng năm: 100% viên chức cho rằng, đánh giá giúp cho viên chức tăng cường nhận thức, chấp hành pháp luật, đúng nội quy của bệnh viện, hoàn thiện bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời đối với bệnh viện có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất luợng nguồn nhân lực của bệnh viện. Thực hiện quá trình đánh giá viên chức chính xác, khách quan là cơ sở để đưa ra kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; Cịn nếu cơng tác đánh giá khơng thực hiện tốt, khơng cơng bằng thì cơng tác này sẽ làm mất động lực, làm mất đoàn kết trong các đơn vị của bệnh viện, thiếu các căn cứ chính xác để quản lý và sử dụng viên chức phù hợp.

2.3. Nhận xét chung về công tác đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn chức năng tỉnh Lạng Sơn

2.3.1. Ưu điểm

Qua phân tích thực trạng đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn, có thể thấy đánh giá viên chức đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, công tác đánh giá viên chức qua từng năm đã nhận được sự quan tâm, sự chỉ đạo sát sao hơn từ các cấp lãnh đạo. Thực hiện việc đánh giá viên chức theo đúng quy định của pháp luật và đúng thẩm quyền, đúng quy trình, bám sát các

65

quy định của Luật Viên chức năm 2010 và Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ về “Đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức”, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Giám đốc Bệnh viện thực hiện đánh giá, phân loại các Trưởng khoa/phòng; Trưởng khoa/phòng đánh giá, phân loại Phó Trưởng khoa/phịng và viên chức trong khoa/phịng mình quản lý. Rõ ràng là, bệnh viện đã xem việc đánh giá viên chức là tiền đề, điều kiện tiên quyết, thâm nhập và tác động vào tất cả các khâu của công tác cán bộ. Ban lãnh đạo của Bệnh viện đưa ra định hướng từ đầu cho hoạt động đánh giá viên chức, Bệnh viện xem việc đánh giá đúng thì tồn bộ quy trình cơng tác quản lý, sử dụng viên chức sẽ chính xác, hiệu quả và ngược lại. Cơng tác đánh giá viên chức tại đây luôn cập nhật và bổ sung nội dung về các mục tiêu, yêu cầu, phân biệt đánh giá để bổ nhiệm, sử dụng, đưa vào quy hoạch, sau một khóa đào tạo, một đợt công tác… tránh được sự lẫn lộn trong các loại đánh giá viên chức.

Thứ hai, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn đã đảm bảo được việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt việc đánh giá viên chức hàng năm đến tồn bộ cơng chức, viên chức và người lao động hợp đồng làm việc trong đơn vị. Toàn thể viên chức đã được phổ biến và nhận thức rõ nội dung, thời gian và trách nhiệm của bản thân trong đánh giá viên chức. Công tác đánh giá viên chức được cụ thể hóa và thực hiện trong cơ quan của mình. Với vai trị của các cán bộ, nhân viên tham gia vào đánh giá viên chức ngày càng được nâng cao và đánh giá cao. Viên chức tại cơ sở Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn có quyền được thơng báo những kết quả nhận xét, đánh giá về mình, được trình bày ý kiến, bảo lưu và báo cáo cấp trên những vấn đề không tán thành về nhận xét, đánh giá đối với bản thân mình, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của Ban lãnh đạo và lấy công tác quản lý từ Phòng Tổ chức hành chính. Như vậy, công tác đánh giá viên chức của viện đã được nâng cao, đảm bảo thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong đánh giá viên chức.

Thứ ba, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn có những đổi mới nhất định về quy trình và phương pháp đánh giá. Ngay từ đầu, ban lãnh đạo đã ra chỉ đạo

66

cho các phòng ban và các khoa quan tâm và xây dựng các quy chế phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị như: quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế khen thưởng, kỷ luật… và làm căn cứ để xét thi đua hàng tháng, năm.

Tại đây, công tác đánh giá viên chức đã được chú trọng tính chất cá biệt hóa, cụ thể hóa đối với từng chức danh, nhiệm vụ của viên chức. Xuất phát trên cơ sở các viên chức luôn được phổ biến, quán triệt nội dung công tác đánh giá viên chức hàng năm một cách cụ thể. Đặc biệt là các ý kiến của bệnh nhân và người nhà đã được xem là một trong những kênh thông tin để đánh giá viên chức và giúp bệnh viện có biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ và điều trị. Việc thực hiện các quy định về giao tiếp, quy tắc ứng xử trong các bệnh viện được chú trọng. Một số khoa đã đề xuất áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng (ISO 9000) trong quản lý bệnh viện nhằm cụ thể hóa quy trình cơng tác và phân định rõ trách nhiệm của viên chức trong thi hành nhiệm vụ.

Thứ tư, công tác đánh giá viên chức tại Bệnh viện đã phần nào đánh giá được các tiêu chí và kết quả cơng việc. Có thể nói, mục đích của việc đánh giá viên chức đã được đảm bảo đúng quy định.

Thứ năm, các khoa, phịng ln cố gắng sử dụng kết quả đánh giá hằng năm này vào trong công tác sử dụng và tuyển dụng viên chức tại đơn vị. Kết quả đánh giá viên chức hàng năm được lưu trong hồ sơ viên chức và hệ thống phần mềm nhân sự. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong công tác quản lý viên chức. Sau mỗi đợt thực hiện đánh giá viên chức, Ban Lãnh đạo và phịng Tổ chức Hành chính cũng như Trưởng, Phó các khoa, phịng ln sử dụng các kết quả đánh giá để xem xét cân nhắc nhân sự và thực hiện công tác thi đua khen thưởng tạo động lực để viên chức ln nỗ lực phấn đấu hồn thành cơng tác. Đây là điều rất đáng ghi nhận, thể hiện được sự khác biệt và cách nhìn tốt hơn về cơng tác đánh giá viên chức nói chung tại các đơn vị nhà nước khác trên địa bàn tỉnh.

67

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục để giúp Bệnh viện phát triển hơn trong thời gian tới, cụ thể như sau:

Một là, về chủ thể đánh giá: qua đánh giá về thực trạng, công tác đánh giá

viên chức chưa thực sự rõ ràng như mong đợi. Kỹ năng đánh giá của chủ thể đánh giá viên chức còn nhiều hạn chế. Việc đánh giá viên chức phần nhiều dựa trên cơ sở cảm tính, chủ quan. Bên cạnh đó, hoạt động đánh giá viên chức chưa thật sự chú trọng đến các yếu tố đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức y tế như kết quả, tiến độ, số lượng và chất lượng hồn thành cơng việc. Rõ ràng là, đặc thù cơng việc và tính hiệu quả trong cơng việc của viên chức y tế còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố và nội dung khác. Điều này có nguy cơ dẫn đến việc có đánh giá viên chức nhưng khơng phân biệt được chính xác người làm việc tốt, có hiệu quả với người làm việc ít hoặc làm việc chưa tốt, thiếu hiệu quả.

Hai là, về nội dung và các tiêu chí đánh giá viên chức, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn hiện nay vẫn cịn quy định chung chung, dàn trải. Tiêu chí

đánh giá viên chức chưa chú trọng đến hiệu quả và kết quả, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của viên chức. Trong đó, mỗi nội dung đánh giá chưa được chấm theo thang điểm cụ thể, cũng như chưa áp dụng tính tổng điểm theo từng nội dung để có căn cứ cơ sở khoa học nhằm xếp loại viên chức. Tỷ trọng nội dung liên quan đến hoàn thành nhiệm vụ được giao chiếm quá ít trong các nội dung đánh giá (1/8), hầu như khơng có các tiêu chuẩn cụ thể, định lượng được trong khi về thực chất đây lại là một trong những phần quan trọng nhất trong bản đánh giá.

Các tiêu chí dàn đều, thước đo để thực hiện nhiệm vụ chun mơn khó khăn. Quy định về trình độ chun mơn nghiệp vụ cịn hạn chế vì đặc thù thời gian của bác sỹ. Việc xác định các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn tiềm năng, chính trị, tư tưởng, đạo đức, quan hệ, thái độ, năng lực,… còn chưa cụ thể, hay như việc khối lượng hoàn thành công việc là thước đo kết quả lao động của viên chức lại đặt ngang bằng với các tiêu chí khác. Một số quy định về tiêu chuẩn ngạch viên chức

68

được ban hành chậm như ngạch điều dưỡng, kỹ thuật y học… nên khơng có căn cứ để đánh giá. Điều này dẫn đến việc hoàn thiện về kiến thức, năng lực để tạo ra một tiêu chí đánh giá chính xác trở nên khó khăn.

Ba là, về quy trình đánh giá vẫn cịn nhiều hạn chế. Quá trình thực hiện

nhiều cán bộ viên chức chưa thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đánh giá viên chức tại Bệnh viện.

Bốn là, về phương pháp đánh giá, nhìn nhận từ góc độ tồn cục, việc đánh

giá viên chức cịn hình thức, cào bằng, mang tính chủ quan của người đánh giá, hầu hết viên chức đều được đánh giá tốt. Bên cạnh đó, tính khách quan, dân chủ trong đánh giá viên chức chưa rõ ràng như trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bổ nhiệm cịn bị ảnh hưởng bởi bệnh dĩ hịa vi q, né tránh, ngại va chạm, góp ý cơng khai. Hạn chế ngay trong quy trình đánh giá. Các bước khơng trao đổi với người đánh giá và người được đánh giá vì thế chưa tạo được kết quả tốt với người đánh giá. Vấn đề về việc chấm điểm theo các nội dung đánh giá và lấy ý kiến tập trung của viên chức trong cơ quan, đơn vị luôn bị ảnh hưởng bởi thiên kiến chủ quan, chưa thể hiện được chính xác và khách quan đối với thực hiện nhiệm vụ của từng viên chức.

Năm là, về sử dụng kết quả đánh giá: sau khi có kết quả đánh giá, việc sử

dụng kết quả của đánh giá viên chức chưa được quan tâm và chưa đạt hiệu quả. Chưa có quy định cụ thể sử dụng kết quả đánh giá, người làm tốt chưa được khen thưởng thăng tiến, người làm kém chưa bị xem xét sắp xếp lại, làm cho đánh giá viên chức hàng năm việc mang tính thủ tục, kém hiệu quả. Đây không phải là lỗi hiếm gặp trong đánh giá viên chức khi mà kết quả đánh giá vẫn chưa thật sự chính xác. Ví dụ như tình trạng những viên chức có chức vụ cao hơn thường được đánh giá tốt, trong khi viên chức cấp thấp hơn thường bị đánh giá thấp hơn so với năng lực thực sự.

Tóm lại, hoạt động đánh giá viên chức thực sự đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn; đồng thời, đây lại là một cơng việc khó, địi hỏi sự đầu tư nghiên cứu và xem xét một cách bài bản, nghiêm túc và khoa học, nhằm hạn chế những lỗ hổng và sai sót, đem lại hiệu quả

69

thực chất đóng góp vào thành cơng chung của cả bộ máy. Một hệ thống đánh giá viên chức hiệu quả sẽ giúp cơ quan, đơn vị tận dụng tối đa tài sản quý giá nhất của họ, đó là nguồn nhân lực, đem lại thành công lâu dài và bền vững, tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong nội bộ.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Cơ sở pháp lý quy trách nhiệm cho chủ thể đánh giá chưa rõ ràng. Tính trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong trường hợp đánh giá sai chưa có.

- Các thơng tin về công chức, viên chức bị hạn chế, chưa đảm bảo tính dân chủ.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Chưa xây dựng được hệ thống vị trí việc làm cụ thể cho một viên chức. - Xuất phát từ văn hóa Việt Nam mà đặc thù là là vùng có nhiều người dân tộc thiểu số nên cịn x xoa, ngại và trọng tình cảm dẫn đến làm sai lệch kết quả nhận xét. Chi phối bởi động cơ cá nhân.

- Phương pháp đánh giá trực tiếp nhận xét, bình bầu có phần hạn chế. Các phương pháp này mang tính hình thức, khơng gắn với tính hiệu quả cơng việc. Thực tế việc đánh giá cịn x xoa nếu khơng có vi phạm, kỷ luật gì thì đều được đánh giá là hồn thành nhiệm vụ. Vì vậy, viên chức làm việc sẽ khơng nhiệt tình, khơng tạo động lực làm việc cho những người có cố gắng trong cơng việc. Tính sử dụng việc đánh giá viên chức chưa cao, không tạo được động lực trong công việc.

- Thủ trưởng đơn vị ít gặp gỡ, giao lưu với nhân viên.

- Trong thời điểm dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp, ngành y tế đi đầu cả nước trong phòng, chống đại dịch, tuy nhiên điều này lại chưa được cập nhật đưa vào phần đánh giá để đưa ra cách thức động viên tuyên dương kịp thời cho viên chức.

- Bệnh viện chưa thực sử dụng kết quả đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân và người nhà chăm sóc bệnh nhân. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của viên chức tại bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn. Tiêu chí trách nhiệm đối với cơng việc rất khó đo lường.

70

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trên cơ sở lý luận về đánh giá viên chức, tác giả luận văn tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng cơng tác đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn.

Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn bước đầu đã quan tâm và xây dựng các tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị; qua đó làm căn cứ để xét thi đua hàng năm. Ý kiến của bệnh nhân đã được xem là một trong những kênh thông tin để đánh giá viên chức và giúp bệnh viện có biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ và điều trị. Trong đánh giá, hoạt động đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn ngày càng được hoàn thiện về thể chế và tổ chức thực hiện, dần đi vào nề nếp và phát huy được những hiệu quả nhất định. Nhìn chung, việc hướng dẫn đánh giá viên chức được thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng quy trình, quy định. Trong đánh giá đã thấy rõ trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân. Các nội dung, tiêu chí, giúp việc đánh giá được khách quan, chính xác hơn. Kết quả đánh giá, xếp loại đội ngũ viên chức cơ bản bảo đảm theo nội dung, tiêu chí và tiến độ đã đề ra sát, đúng với kết quả rèn luyện phẩm chất, tư cách, ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Từ việc khảo sát thực tế, luận văn chỉ ra những nguyên nhân, những thuận lợi, khó khăn của đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn, làm cơ sở đưa ra những định hướng, giải pháp để hồn thiện cơng tác này trong chương tiếp theo.

71

Chƣơng 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TẠI BỆNH VIỆN

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh lạng sơn (Trang 74)