Chủ thể đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 55)

2.2. Thực trạng đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn

2.2.1. Chủ thể đánh giá

- Cá nhân viên chức tự đánh giá:

Theo quy định của pháp luật, mỗi viên chức đều phải tự đánh giá hàng năm cũng như đánh giá trước khi bổ nhiệm. Như vậy hàng năm viên chức tự đánh giá kết quả rèn luyện, thực hiện nhiệm vụ được giao, nhận xét ưu điểm, khuyết điểm và tự xếp loại theo quy định. Viên chức tự đánh giá là cơ sở đầu tiên để tiến hành quy trình đánh giá viên chức. Việc này khơng những đảm bảo cho đánh giá được dân chủ, cơng bằng mà nó cịn là cơ sở để giải quyết những khiếu nại về kết quả đánh giá. Tâm lý chung thì mọi người tự đánh giá mình là tốt, dù kết quả cơng tác thực tế có như thế nào.

Qua đánh giá viên chức hàng năm cho thấy tất cả viên chức đều tham gia vào quy trình đánh giá bằng cách tự làm bản đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm và tự xếp loại. Thực tế cho thấy gần như 100% viên chức tự đánh giá mình hồn thành nhiệm vụ.

- Tập thể đánh giá: Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn, việc đánh giá viên chức vẫn được quan tâm và được coi là một trong các yếu tố hàng đầu của các bệnh viện. Việc đánh giá sẽ vừa được ghi nhận chủ quan từ việc tự nhận xét, đánh giá của cá nhân, vừa được đánh giá từ các bộ phận khác trong tập thể, nhằm thể hiện được sự khách quan và cái nhìn đa chiều về năng lực của viên chức.

-Thủ trưởng đơn vị đánh giá: Trên cơ sở bản tự đánh giá của viên chức, nhận xét, góp ý của viên chức trong cơ quan, người đứng đầu cơ quan, đơn vị đưa ra đánh giá cuối cùng về viên chức. Điều này cũng được quy định tại Điều 16 của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức quy định: “Người đứng đầu trực tiếp đánh giá, phân loại đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của mình, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại.”.

- Bộ phận nhân sự đánh giá: Theo quy định, sau khi viên chức tự nhận xét, đánh giá (công bố bản tự nhận xét, đánh giá) sau đó các đồng nghiệp nhận xét, cho ý kiến về bản tự nhận xét, đánh giá của viên chức đó. Những ý kiến nhận xét của

45

phịng Tổ chức hành chính sẽ là một nguồn thông tin tham khảo, là cơ sở để người đứng đầu cơ quan tham khảo, xem xét thêm một góc nhìn nhận về tư cách, thái độ, và năng lực công việc của viên chức.

- Công dân, khách hàng, bệnh nhân đánh giá: Viên chức tại bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn là những người thực hiện chuyên môn nghề nghiệp với cơng việc chính là khám chữa bệnh cho bệnh nhân, phục vụ bệnh nhân. Bệnh nhân chính là những người được viên chức trong các bệnh viện phục vụ, do đó sự đánh giá của bệnh nhân sẽ là động lực để viên chức nỗ lực phấn đấu, nâng cao tinh thần và ý thức trách nhiệm trong công tác, phục vụ bệnh nhân. Tuy nhiên không phải mọi viên chức trong cơ quan bệnh nhân đều có thể đánh giá. Bệnh nhân chỉ có thể đánh giá đối với một số viên chức có quan hệ trực tiếp giải quyết cơng việc, vì thế đây là một chủ thể đánh giá khơng thường xun. Theo quy định hiện hành thì việc lấy ý kiến bệnh nhân về viên chức phục vụ không phải là yêu cầu bắt buộc. Thực tế tại bệnh viện cũng đã nhiều lần khảo sát khách hàng bằng phiếu điều tra sự hài lòng của người bệnh khi đến khám và điều trị tại bệnh viện. Kết quả khảo sát cho thấy đa số bệnh nhân và người nhà khi được cho phiếu tích khảo sát về ý kiến hài lịng thì đều tương đối hài lịng và khơng đưa ra thêm phản hồi nào khác.

Lấy ý kiến đánh giá của bệnh nhân là một hình thức rất quan trọng, thơng qua đó để bệnh viện giám sát được hoạt động của viên chức, đảm bảo cho các hoạt động của viên chức đúng quy định của pháp luật. Thêm một kênh đánh giá viên chức nữa đó là thơng qua hịm thư góp ý được đặt tại từng khoa của bệnh viện để thu thập những góp ý quý giá của khách hàng khi có ý kiến. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một kênh để thu thập thông tin chứ không phải làm căn cứ để đánh giá viên chức.

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)