1.1.2 .Vai trò của thiđua, khen thưởng
1.2. Công tác thiđua, khen thưởng ngành giáodục
1.2.2. Đặc điểm của Công tác thiđua, khen thưởng ngành giáodục
Trong ngành, lĩnh vực cụ thể, chủ thể công tác là cơ quan thực hiện chức năng thực hiện các cấp thuộc ngành, lĩnh vực đó. Ví dụ, trong ngành Giáo dục, chủ thểcông tác phong trào thi đua là Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cơng tác TĐKT của tồn ngành; Sở GD&ĐT công tác TĐKT của các cơ sở giáo dục thuộc thành phố, thành phố; Phịng GD&ĐT cơng tác TĐKT của các cơ sở giáo dục thuộc huyện, thị xã.
Mục tiêu của công tác TĐKT như sau:
- Phát huy vai trò, tác dụng của động lực làm việc đối với người lao động.
- Giúp người lao động gắn bó với tổ chức và thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất;
- Góp phần vào phong trào thi đua chung của cả nước, tạo khí thế lao động sản xuất trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Trong ngành Giáo dục, công tác TĐKT là một nội dung quan trọng đối với các cấp.
- Áp dụng, triển khai quy chế, quy định của công tác TĐKT - Tổ chức bộ máy công tác TĐKT
- Huy động và quản lý các nguồn lực để phát huy vai trị của cơng tác TĐKT
- Thanh tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật trong TĐKT.
Như vậy, cơng tác TĐKT gắn với việc áp dụng các chính sách chung về TĐKT, thiết lập đội ngũ giám sát và thực hiện đồng thời việc tạo lập và huy động các nguồn lực cho công tác TĐKT.
Trong ngành giáo dục, có một điều khơng thể phủ nhận rằng, nền giáo dục của các quốc gia trên thế giới có thể khác nhau về trình độ, phương pháp và cách tiếp cận nhưng tất cả đều gặp nhau ở cùng một điểm, đó là sự đề cao vai trị của người giáo viên. Đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường thực hiện công tác giáo dục và đào tạo, truyền thụ kiến thức, bồi dưỡng năng khiếu, phát triển dam mê và giáo dục nhân cách cho học sinh. Trong tình hình mới, khi yêu cầu đổi mới trong giáo dục và đào tạo được đặt ra thì trách nhiệm của người cán bộ và giáo viên lại càng cao. Và hơn bao giờ hết, công tác TĐKT là một đòi hỏi cần thiết bởi những lý do sau đây:
Thứ nhất, đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới, việc bắt kịp những tiến bộ của thời đại, đẩy lùi sự cổ hủ, lạc hậu địi hỏi cần phải có sự đối mới đồng bộ trong mọi mặt của đất nước, trong đó, việc tạo sự động viên, khuyến khích cho mọi tầng lớp nhân dân nói chung và đội ngũ cán bộ giáo viên thông qua công tác TĐKT là một điều cần thiết.
Thứ hai, quá trình hội nhập tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận với văn minh nhân loại dễ dàng hơn.Công tác TĐKT giúp cán bộ giáo viên có động lực tìm kiếm, khai thác những kiến thức mới, những phương pháp giảng
dạy mới, phù hợp để có thể áp dụng vào chính cơng việc của mình, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường.
Thứ ba, công tác TĐKT trong thời gian qua còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Cụ thể: nhận thức của cán bộ giáo viên về TĐKT trong điều kiện hiện nay còn chưa đầy đủ và sâu sắc; Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT còn chưa được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện kịp thời; việc tổ chức các phong trào thi đua còn chưa đồng đều, một số co sở giáo dục cịn mang tính hình thức nên kết quả thực tế chưa phản ánh được chất lượng giáo dục thực sự.
Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện; giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật. [16]
Theo khái niệm về công tác TĐKT của ngành GD&ĐT, Phòng GD&ĐT là một chủ thể quản lý thực hiện công tác TĐKT của ngành GD&ĐT cấp huyện.
Vai trò của Phòng GD&ĐT thể hiện như sau:
Thứ nhất, là cơ quan triển khai thực hiện các quyết định của Sở GD&ĐT tới các cơ sở giáo dục thuộc huyện, thị xã. Nói cách khác, Phịng GD&ĐT là cơ quan trung gian trong việc tiếp nhận các văn bản, quy định, chính sách về công tác TĐKT của toàn thành phố, thành phố tới các cơ sở giáo dục.
Thứ hai, Phòng GD&ĐT là chủ thể xác lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch, ban hành các chương trình, chính sách, quy định, cơ chế của công tác TĐKT đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện; qua đó tạo ra đuờng huớng chung cho các công tác TĐKT của các cơ sở giáo dục thuộc huyện.
Thứ ba, Phòng GD&ĐT là chủ thể thực hiện công tác phối họp, phân bổ các nguồn lực, hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện công tác TĐKT đạt được kết quả cao nhất.
Thứ tư, Phòng GD&ĐT là cơ quan tiến hành theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả của các cơng tác TĐKT, qua đó đề ra phương án cải tiến, đổi mới, hồn thiện cơng tác cơng tác TĐKT TĐKT theo hướng tạo động lực cho cán bộ giáo viên trong ngành.
Với những vai trò to lớn như vậy, Phòng GD&ĐT cần nghiên cứu các mục tiêu phát triển của ngành, mục tiêu phát triển KTXH của địa phương và của cả nước, rà soát điều kiện nguồn lực trong các cơ sở GD&ĐT thuộc phạm vi Phịng quản lý để có phương pháp, nội dung, cách thức thực hiện công tác TĐKT tốt nhất cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong ngành.
1.2.3. Vị trí, vai trị của cơng tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục
TĐKT là biện pháp tồ chức thực tiễn, một phương pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà cấp trên giao. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”.
TĐKT là động lực thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào trong ngành giáo dục, phát huy sức mạnh tống hợp, động viên, cố vũ cán bộ giáo viên nhân viên thi đua học tập, giảng dạy tốt góp phần to lớn vào cơng cuộc phát triển đổi mới ngành giáo dục và đào tạo.
TĐKT là một công cụ để quản lý cơ quan bởi mọi công việc suy cho cùng đều do cán bộ, giáo viên và các tổ chức cơ sở thực hiện, vậy ai làm tốt, tập thể nào làm tốt phải biết và khen ngợi, phải tuyên dương để học tập. Có như vậy những việc tốt, việc tích cực mới nhiều lên, mới phát triển lấn át và đẩy lùi cái xấu, tiêu cực.
TĐKT là biện pháp cần thiết để xây dựng con người mới, phát triển tồn diện. TĐKT có nhiệm vụ phát huy mọi nguồn lực, góp phần nâng cao năng lực và trình độ khoa học cơng nghệ, gắn với việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước.
Một xã hội văn minh tiến bộ là xã hội hóa sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, đề cao khen thưởng. Ngược lại, xã hội khơng có hoặc khơng đề cao thi đua, khen thưởng tức là xã hội tụt hậu,kém phát triển. Khen thưởng là để nêu gương, giáo dục đạo đức xã hội khen thưởng để hạn chế bớt đi tiêu cực, làm cho xã hội tốt đẹp hơn và nhân văn hơn. Một môi trường xã hội tốt đẹp là một môi trường khen thường nhiều hơn trách và phạt.
* Vai trò của thi đua
Trong “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Bổn phận của nguời Việt Nam, bất kỳ sỹ, nông, công, thương, binh, bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau... Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già trẻ, trai gái, bất kỳ giàu nghèo, lớn nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận, quân sự, kinh tế, chính trị, văn hố” [27]. Mục đích của thi đua ái quốc là nhằm đem lại hạnh phúc cho nhân dân, toàn dân đủ ăn mặc; toàn dân biết đọc, biết viết; tồn bộ đội đầy đủ lương thực, khí giới để diệt giặc ngoại xâm, toàn quốc sẽ thống nhất, độc lập hồn tồn.
Nhờ có thi đua, các mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội của các ngành, các cấp, của đất nước đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đối với ngành Giáo dục, mà cụ thể là trong các trường học, thi đua trong nhà trường là phong trào để mọi thành viên nhà trường đem hết khả năng của mình cùng thúc đẩy lẫn nhau để dạy tốt và học tốt. Các phong trào thi đua như “Dạy tốt - Học tốt”, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” hay cuộc vận động
“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”... đã giúp cho ngành Giáo dục ngày càng củng cố được chất lượng giáo dục, qua đó đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước.
Thi đua trong giáo dục giúp đội ngũ cán bộ nhà giáo nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong hoạt động chăm sóc, giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ - nhân lực tương lai của đất nước. Từ đó, đội ngũ cán bộ, nhà giáo sẽ nỗ lực, tích cực trong cơng tác nghiên cứu, biên soạn, cập nhật kiến thức, kỹ năng và phương pháp giáo dục mới trong bài giảng.
Đối với học sinh, việc nhà trường tổ chức các phong trào thi đua giúp các em có thêm sự nỗ lực, hăng say trong học tập, lao động. Có sự hiểu biết hơn về các hoạt động xã hội, qua đó rèn luyện cho các em tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, thái độ hăng hái trong việc thực hiện các mục tiêu học tập và rèn luyện bản thân.
* Vai trò của khen thưởng
Trong giai đoạn hiện nay cùng với thi đua, khen thưởng giữ một vị trí, vai trịquan trọng trong đời sống xã hội, khen thưởng là sự động viên, biểu dương, ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân, đồng thời xây dựng, củng cố quốc phòng - an ninh tổ quốc.
Hiện nay, công tác khen thưởng đã được các ngành, các cấp quan tâm hơn và luôn gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Khen thưởng thực sự đã trở thành động lực quan trọng trong việc thúc đẩy mọi người, mọi thành phần trong xã hội thi đua lao động sản xuất, học tập, sáng tạo, sẵn sàng chiến đấu ... Qua khen thưởng đã xuất hiện bao tấm gương tập thể, cá nhân anh hùng, dũng sĩ, chiến sĩ thi đua trong 2 cuộc kháng chiến và bao tấm gương điển hình, tiên tiến “Người tốt, việc tốt” ... Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, khen thưởng cịn góp phần quan trọng trong việc xây dựng cuộc sống mới, nền văn hố mới, con người mới hồn chỉnh và tốt hơn.
Khen thưởng là hình thức ghi nhận kết quả, thành tích của cá nhân, của tập thể. Do vậy, cá nhân, tập thể được khen thưởng sẽ thấy vinh dự, tự hào và cảm thấy được tơn trọng, thấy cơng sức mình đóng góp được ghi nhận, đền đáp. Qua đó, họ thấy u cơng việc của mình hơn, tin tưởng với tổ chức và muốn gắn bó lâu dài với tổ chức.
Khen thưởng bằng hình thức là giấy khen, bằng khen, giấy chứng nhận... góp phần gia tăng “giá trị” cho cá nhân, tập thể. Đối với cá nhân, đó là các thành tích, là bằng chứng ghi nhận hiệu quả lao động sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với tập thể, tổ chức, các thành tích được ghi nhận từ khen thưởng sẽ giúp cho cộng đồng đánh giá cao hơn về tập thể, tổ chức đó. Nhờ vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh hay các hoạt động khác của tổ chức sẽ được thực hiện thuận lợi hơn.
* Mối quan hệ mật thiết giữa thi đua và khen thưởng, thi đua khen thưởng
Thi đua và khen thưởng có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau.Thi đua là cơ sở của khen thưởng, tổ chức tốt phong trào thi đua thì kết quả khen thưởng cao.Khen thưởng chính xác, kịp thời, đúng người, đúng việc sẽ có tác dụng động viên cho mùa thi đua sau đạt kết quả cao hơn. Do vậy không coi nhẹ khen thưởng trong thi đua, ngược lại khơng có thi đua thì khơng có căn cứ đánh giá thành tích khen thưởng.
Thi đua và khen thường cũng độc lập với nhau, không phụ thuộc vào nhau; không phải tất cả các hình thức khen thưởng đều xuất phát từ thi đua như: khen đột xuất, khen thưởng người có q trình lâu dài trong co quan, tổ chức đoàn thể... Ngược lại, khi tham gia phong trào thi đua, mục tiêu cuối cùng mà cá nhân, tổ chức hướng tới là kết quả trong thực hiện cơng việc của mình, chứ khơng phải là để được khen thưởng, tôn vinh.
Cơng tác thi đua - khen thưởng có vị trí, ý nghĩa, vai trị quan trọng, là biện pháp để người quản lý thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, chính trị của cơ
quan nhằm khuyến khích, động viên mọi người hăng hái lập thành tích trong thực hiện nhiệm vụ.
Mục đích của việc thi đua - khen thưởng là nhằm động viên, giáo dục, nêu gương, để sau khi được biểu dương, khen thưởng, tập thể, cá nhân được khen phát huy tính tích cực trong cơng việc được giao; người chưa được khen cũng thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, cần phải phấn đấu để được ghi nhận trong thời gian tới và đạt được mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan đề ra.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cồng tác thi đua khen thưởng: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, “cơng việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”, “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”
Tóm lại mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng có thể hiểu:
Một là, khen thưởng là đánh giá kết quả của thi đua và là nhân tốthúc đẩyphong trào thi đua phát triển;
Hai là, khen thưởng phải gắn với thực hành phong trào thi đua yêu nước và nhiệm vụ chính trị của đất nước, từng địa phương, từng đơn vị;
Ba là, khen thưởng đúng kịp thời sẽ thúc đẩy, mở đường cho phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực;
Bốn là, thi đua là động lực thúc đẩy cá nhân, cộng đồng hoàn thành nhiệm vụ và là cơ sở cho việc khen thưởng.
1.2.4. Nội dung của Công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục
1.2.4.1. Áp dụng, triển khai các quy chế, quy định công tác thi đua, khen thưởng
Áp dụng, triển khai quy chế, quy định về công tác TĐKT là việc nghiên cứu, thiết lập các nội dung và ban hành văn bản thực hiển chi tiết cụ thể đối với công tác TĐKT.
Các quy chế, quy định chi tiết được triển khai nhằm giúp người lao động thoả mãn được nhu cầu trong việc, có được động lực làm việc và giúp tổ chức phát triển.
Trước hết, để áp dụng, triển khai các quy chế, quy định thì việc xây dựng các quy chế, quy định công tác TĐKT được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong điều kiện KTXH đất nước đang phát triển mạnh mẽ trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta luôn đến quyền lợi và chế độ đối với người lao động nói chung và đối với những cá nhân, tập thể có thành tích nói riêng. Do vậy, khi xây dựng các quy định, quy chế công tác TĐKT, phải chú trọng đến chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích, động viên những cá nhân, tập thề hăng hái trong phong trào thi đua yêu nước.
Luật Thi đua, khen thuởng, các văn bản quy phạm pháp luật, thông tu hướng dẫn thi hành luật đề cập một cách tồn diện các mặt của cơng tác thi đua, khen thưởng và điều này cho thấy việc thực hiện sâu rộng công tác TĐKT là chủ trưong chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Trong bất cứ ngành nào, việc xây dựng quy chế, quy định về TĐKT cần phải căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Nhà nước về công tác thi đua,