Đổi mới công tác xét khen thưởng

Một phần của tài liệu Công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 111 - 117)

1.3.2 .Công tác phân cấp, phối hợp trong hoạt động thiđua, khen thưởng

3.4. Đổi mới công tác thiđua, khen thưởng

3.4.2. Đổi mới công tác xét khen thưởng

Ngay từ đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục cần thực hiện đúng quy trình là có trách nhiệm xây dựng văn bản phát động thi đua. Nội dung phát động thi đua hướng vào nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị, có tên gọi và chủ đề cụ thể, nhữngphong trào thi đua mang đặc thù của ngành. Sau khi phát động thi đua các đơn vị căn cứ vào phong trào triển khai cho tập thể, cá nhân đăng ký danh hiệu thi đua; bình xét khen thưởng vào dịp cuối năm học, cuối cùng là quyết định khen thưởng đối với cấp mình quản lý theo phân cấp và trình khen thưởng đối với cấp trên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo Tại huyện Thanh Trì cần hướng dẫn quy định cụ thể về tiêu chuẩn khen thưởng đảm bảo nguyên tắc khen thưởng được chính xác, cơng bằng. Kết hợp quy định về tiêu chuẩn khen thưởng và quy định về số lượng, tỷ lệ khen thưởng tương xứng với thành tích, kết quả của phong trào thi đua.

Hội đồng thi đua - Khen thưởng các cấp từ cơ sở giáo dục, Hội đồng khoa học ngành giáo dục huyện đến Hội đồng Khoa học ngành giáo dục thành phố phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, xét thi đua, khen thưởng phải công tâm, công bằng và khách quan, đề nghị khen thưởng đúng người, đúng việc, đúng thành tích,… Và điều không kém phần quan trọng là Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thực hiện đúng quy trình họp xét, tránh để đơn thư, kiếu nại tố cáo diễn ra.

Khắc phục việc khen thưởng tràn lan, khen thưởng chủ yếu là cán bộ quản giáo dục, chú trọng khen thưởng những tập thể nhỏ, những nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, trực tiếp giảng dạy và đặc biệt quan tâm khen thưởng đến nhân viên phục vụ, tạo sự công bằng trong thi đua, tránh xét thi đua theo lối cảm tính, nể nang,… Để khắc phục được khen thưởng tràn lan, khen thưởng chủ yếu là cán bộ quản lý giáo dục thì cần xây dựng giải pháp để đảm bảo tỷ lệ khen thưởng người trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy và nhân viên các cơ sở giáo dục. Tỷ lệ khen thưởng cán bộ quản lý giáo dục không quá 20% tỷ lệ cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, từ đó tỷ lệ dành cho người trực tiếp nuôi dạy, giáo viên trực tiếp giảng dạy và nhân viên phục vụ được nâng lên. Bêncạnh đó, cần xây dựng các bộ tiêu chí đối với cán bộ quản lý, đối với giáo viên, đối với nhân viên phục vụ. Ban hành quy chế xét khen thưởng trong đó phải phân định rõ các nhóm đối tượng để xét thi đua nhằm mang lại càng công bằng và khách quan hơn, tránh nể nang, xét thi đua theo cảm tính,…

việc, kịp thời sẽ động viên, giáo dục và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục. Cần kịp thời biểu dương những tấm gương “Người tốt, việc tốt”; khen thưởng bằng vật chất hoặc tinh thần nhằm động viên, khuyến khích phát triển cái tốt để lấn át cái xấu, nhằm xây dựng con người mới [24, tr.2].

Nếu thi đua khen thưởng đúng với mục đích ý nghĩa, thật sự tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trước hết và quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy, nhận thức trong mỗi người. Đặc biệt, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, cần phải công minh trong việc bình xét khen thưởng để chọn đúng người xứng đáng. Người được khen thật sự phải là nhân tố nổi bật, là tấm gương để người khác học hỏi. Bên cạnh đó, bản thân người được đề nghị khen thưởng phải có lịng tự trọng, trung thực, phải tự biết mình thực sự có thành tích được khen thưởng xứng với danh hiệu Đảng và Nhà nước phong tặng. Cần xóa bỏ tư tưởng xem việc khen thưởng, buông lỏng việc khen thưởng, khơng có tinh thần phấn đấu trong lao động, sản xuất và học tập,…

Cần có tiêu chí cụ thể về sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học để Hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học ngành giáo dục có cơ sở căn cứ quy định để nghiệm thu công nhận sáng kiến, những sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa được ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn, làm thước đo quan trọng khi xét danh hiệu thi đua và khen thưởng theoquy định của Luật Thi đua, Khen thưởng. Qua đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Tại huyện Thanh Trì giới thiệu, báo cáo tham luận về những việc làm mới, hiệu quả trong công tác giảng dạy hoặc đăng tải những sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học có hiệu quả thiết thực trên cổng thơng tin điển tử của Sở Giáo dục và Đào tạo Tại huyện Thanh Trì để giáo viên học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm,...

Công tác khen thưởng và đề nghị khen thưởng phải đảm bảo đúng quy trình theo Luật Thi đua, Khen thưởng và theo văn bản hướng dẫn, đúng thành tích và đúng đối tượng và tiêu chuẩn quy định. Khi xét khen thưởng không chỉ căn cứ về những điều kiện thời gian, danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đã đạt được trong những năm qua mà cần phải lựa chọn những tập thể và cá nhân thật sự tiêu biểu, xuất sắc nhất trong những số đối tượng đủ tiêu chuẩn khen thưởng; không nên xét khen thưởng cho những đối tượng nào đủ điều kiện là khen thưởng mà phải có sự lựa chọn thật sự tiêu biểu xuất sắc, xứng đáng với danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng mà Đảng và Nhà nước trao tặng.

Để đảm bảo cho việc trình hồ sơ thi đua, khen thưởng lên cấp trên thì Hội đồng các cấp khi xét thi đua và đề nghị cấp trên khen thưởng cần thẩm định báo cáo thành tích của từng tập thể và cá nhân. Báo cáo phải theo mẫu quy định; đúng thể thức và cách trình bày văn bản. Báo cáo thành tích của mỗi tập thể, cá nhân cần nêu được những điểm nổi bật, những giải pháp, sáng kiến, những việc làm mới; khắc phục báo cáo sai thành tích, khơng nêu được thành tích nổi bật, báo cáo chung chung, khơng phân biệt giữa danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.

Cần thực hiện cải cách hành chính về hồ sơ, thủ tục khen thưởng; quy định rõ về quy trình, tuyến trình khen thưởng; hướng dẫn các cơ sở giáo dục cụ thể, rõ ràng về hồ sơ, thời gian quy định. Thực hiện nghiêm túc việc tiếpnhận hồ sơ thi đua, khen thưởng, đảm bảo đúng quy trình, tuyến trình, báo cáo thành tích đúng mẫu quy định, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản,… Nếu CC, VC, NLĐ tiếp nhận hồ sơ từ các đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc phạm

quản lý nếu không đảm bảo theo quy định, báo cáo thành tích khơng theo mẫu, báo cáo không đạt yêu cầu, thì khơng tiếp nhận hồ sơ và hồn trả hồ sơ. Qua đó nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm việc lập hồ sơ thi đua,

cũng như báo cáo thành tích của từng tập thể và cá nhân, từ đó hồ sơ thi đua ngày càng được đi vào nề nếp,…

Cần tổ chức lấy ý kiến về một số hình thức khen thưởng bậc cao trên cổng thông tin điển tử của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục, đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác thi đua, khen thưởng.

Từng bước có ý thức cải tiến thủ tục xét khen thưởng, thực hiện côngkhai, dân chủ, kịp thời khen thưởng. Khi có kết quả bình xét của Hội đồng các cấp cần công khai, minh bạch tại bảng thông tin của đơn vị, càng công khai, càng minh bạch thì việc khen thưởng càng trở nên cơng bằng và chính xác hơn, ngày càng được dân chủ và khách quan hơn. Đồng thời, Hội đồng Thi đua - khen thưởng các cấp có trách nhiệm thơng báo kết quả đối với những trường hợp khơng đủ điều kiện hoặc khơng đạt tỷ lệ bình bầu đến các tập thể và cá nhân được biết. Cần tiếp tục đẩy mạnh khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo quý,...

Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong lưu trữ hồ sơ khen thưởng; lưu hồ sơ khoa học, bổ sung phần mềm quản lý danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của tập thể và cá nhân trong ngành Giáo dục và Đào tạo để việc thẩm định đủ điều kiện xét khen thưởng được dễ dàng và nhanh chóng.Thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra việc xét khen thưởng của hội đồng cơ sở, đề cao tính chính xác, khách quan trong khen thưởng; tránh tình trạng vi phạm ở việc lập hồ sơ không trung thực để đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, trao tặng, huy động kinh phí dưới các hình thức trái quy định; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ép buộc đối tượng khen thưởng tham gia xét tôn vinh danh hiệu và trao thưởng.

Bên cạnh đó, cơng tác xét khen thưởng cần đảm bảo chính xác, kịp thời, cơng khai, minh bạch và cơng bằng.

Từng bước có ý thức cải tiến thủ tục xét khen thưởng, thực hiện cơng tác khen thưởng cần chính xác, kịp thời, cơng khai, minh bạch, cơng bằng và đúng quy định.

Tính chính xác: Chính xác về số liệu của hồ sơ khen thưởng, chính xác giữa hình thức khen, mức độ khen với người được khen và thành tích đạt được của tập thể và cá nhân trong thực tế, chính xác trong việc thực hiện quy trình, thủ tục khen thưởng. Cần cụ thể với những tiêu chí, thành tích và số liệu.

Tính kịp thời: Muốn việc khen thưởng có ý nghĩa và đạt được mục đích khuyến khích, phát huy, động viên cá nhân, tập thể thì khen thưởng phải kịp thời, đúng lúc. Đặc biệt là hình thức khen thưởng cấp cơ sở hoặc khen thưởng đột xuất cần kịp thời.

Tính cơng khai, minh bạch: Trong việc thực hiện quy trình, thủ tục khen thưởng cần đảm bảo sự công khai. Nội dung công khai về phong trào thi đua, danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, công khai về kinh phí khen thưởng, chế độ ưu đãi,... cơng khai được thể hiện dưới hình thức lấy ý kiến thông qua hội, họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc trên cổng thông tin điện tử,… Càng cơng khai, minh bạch thì phong trào thi đua có hiệu quả tích cực,...

Tính cơng bằng: sự cơng bằng trong khen thưởng được thể hiện mối tương quan giữa thành tích đạt được phù hợp với hình thức và mức độ khen thưởng. Thi đua, khen thưởng phải đảm bảo công bằng. Thực hiện nguyên tắc này bảo đảm cho tập thể nhà trường, cá nhân đều có quyền tham gia vào phong trào thi đua, điều kiện tham gia như nhau, xét khen thưởng cũng phải bình đẳng như nhau. Cần phải có các quy định chặt chẽ đảm bảo công bằng và khách quan để xem xét khen thưởng, tiêu chí chấm điểm cần có nhiều định lượng, tránh tiêu chí chung chung, định tính [25, tr.3].

Đưa thông tin cụ thể về thi đua, khen thưởng đến từng giáo viên. Việc cơng khai, minh bạch tiêu chuẩn, quy trình xét chọn qua nhiều hình thức khác nhau đều được các trường thực hiện. Có thể là buổi họp Hội đồng, trưng bày trong phòng giáo viên, gửi tài liệu đến từng giáo viên, nhân viên và cả sinh hoạt chuyên đề công tác viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học, công tác thi đua, khen thưởng. Công tác này giúp cho CC, VC, NLĐ trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Tại huyện Thanh Trì có thể đăng ký đúng lộ trình cho 3 năm để có thể đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp thành phố” hay sau 5 năm đạt “Bằng khen của UBND thành phố”, “Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo” để đăng ký “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”; các cơ sở giáo dục cần có lộ trình thi đua cho tập thể và cá nhân của đơn vị để phấn đấu đạt được những thành tích, phấn đấu hồn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Chú trọng khen thưởng những giáo viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy, nhân viên phục vụ trong các trường học; cần khắc phục việc khen thưởng tràn lan, khen thưởng chủ yếu vào cán bộ quản lý giáo dục. Đồng thời đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác khen thưởng, nhất là trong việc phát hiện điển hình, nhân tố mới để khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng.

Công khai các kết quả về thi đua, khen thưởng đầy đủ: Địa điểm công khai, nội dung công khai, thời điểm cơng khai,… các kết quả từ lúc đăng kí danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, đăng kí tên sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học đến kết quả chấm sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học xét và bình bầu của các đơn vị, cơ sở phải cơng khai tại bảng công khai của nhà trường hoặc công khai kết quả khen thưởng trong họp Hội đồng sư phạm. Đồng thời giải thích, giải trình đầy đủ mọi băn khoăn, thắc mắc của từng CC, VC, NLĐ khi có yêu cầu.

Một phần của tài liệu Công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 111 - 117)