Hoàn thiện hệ thống các văn bản về công tác thiđua, khen thưởng

Một phần của tài liệu Công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 94 - 101)

1.3.2 .Công tác phân cấp, phối hợp trong hoạt động thiđua, khen thưởng

3.2. Hoàn thiện hệ thống các văn bản về công tác thiđua, khen thưởng

đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CC, VC, NLĐ trong việc đánh giá cơng chức, viên chức cuối năm học, đó cũng là cơ sở căn cứ để đánh CC, VC, NLĐ nhằm với mục đích thúc đẩy mọi người hăng hái tham gia tích cực phong trào thi đua, nâng cao năng suất và hiệu quả trong cơng việc, từ đó mọi tập thể, cá nhân tích cực đăng ký danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

3.2. Hồn thiện hệ thống các văn bản về công tác thi đua, khen thưởng thưởng

Văn bản pháp luật là hành lang pháp lý, là cơ sở quan trọng nhất để nhà nước quản lý xã hội nói chung và Cơng tác thi đua, khen thưởng nói riêng. Trong thời gian qua, từ khi ban hành Luật Thi đua, Khen thưởng đã có nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng, qua đó cơng tác thi đua, khen thưởng đã có bước chuyển biến tích cực, ngày càng đi vào cuộc sống, thấy được vị trí, vai trị và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng,…

phương về công tác thi đua, khen thưởng đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước trong tình hình hiện nay.

Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn về thi đua, khen thưởng từ trung ương đến địa phương còn bộc lộ những bất cập như chồng chéo về đối tượng, mâu thuẫn giữa các Nghị định, Thơng tư, về tiêu chí chưa được cụ thể, rõ ràng, cũng như quy trình, thủ tục, thẩm quyền khen thưởng và phong tặng các danh hiệu thi đua.

Để thực hiện tốt mục tiêu, trước hết cần thống nhất và nhất quán đảm bảo các nguyên tắc:

Một là, phải phù hợp với Hiến pháp của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược". Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước; phù hợp với đặc điểm tình hình của ngành Giáo dục và Đào tạo tại địa phương cũng như các cơ sở giáo dục [40, tr.1].

Hai là, về nhận thức, phải khẳng định tính tất yếu của thi đua yêu nước trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức đối với công tác thi đua, khen thưởng và Công tác thi đua, khen thưởng trong đội ngũ CC, VC, NLĐ toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Tại huyện Thanh Trì về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng; thực sự coi công tác thi đua, khen thưởng là động lực cách mạng để thực hiện nhiệm vụ chính trị và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thơng qua đó, phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết

của tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường, thực hiện thành công sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Ba là, sửa đổi, bổ sung đổi mới tiêu chuẩn khen thưởng để khen thưởng chặt chẽ, khen thưởng đúng người, đúng việc, tiêu chí cần cụ thể hóa, cần có nhiều định lượng, giảm định tính trong việc thực hiện nhằm khắc phục những bất cập công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian qua. Cần khắc phục mâu thuẫn, chồng chéo giữa trung ương và địa phương, thống nhất hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với UBND huyện Thanh Trì để cơng tác Cơng tác thi đua, khen thưởng được triển khai và thực hiện có hiệu quả, tránh chồng chéo, mâu thuẫn,… từ đó, việc triển khai thực hiện của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các đơn vị, cơ sở giáo dục được thực hiện đồng nhất, hiệu quả.

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đồng thời để tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng, cần hợp nhất nội dung các Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP của Chính phủ và đưa các nội dung của Thông tư số 07/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ và một số vấn đề thực tiễn vào quy định tại dự thảo Nghị định thành một Nghị định chung quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng nhằm đưa pháp luật về thi đua, khen thưởng vào cuộc sống.

Cần bổ sung quy định một số nguyên tắc chung đối với công tác thi đua, khen thưởng; sửa đổi, bổ sung hình thức, nội dung, trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua; danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; sửa đổi đối tượng, tiêu chuẩn của các hình thức khen thưởng; sửa đổi, bổ sung thẩmquyền quyết định trao tặng; thủ tục, hồ sơ, xét đề nghị danh hiệu thi đua và khen thưởng; quy định việc thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp; Công tác thi đua, khen thưởng; sửa đổi, bổ sung quỹ thi đua, khen thưởng và

sửa đổi, bổ sung quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tập thể; hành vi vi phạm, xử lý vi phạm. Thu hồi và phục hồi danh hiệu theo quy định.

Cần sớm ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 22/2014/QĐ- UBND, ngày 19/11/2014 của UBND thành phố về việc ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng, trong đó cần thay đổi tỷ lệ tín nhiệm của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp nên đạt đủ từ 70% trở lên, nhằm nâng cao chất lượng khen thưởng, tránh khen thưởng tràn lan,…

Bốn là, tiếp tục triển khai nội dung Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/20104 của Bộ Chính trị về việc “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến” và Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 22/7/2014 của Ban Thường vụ Thành phố ủy Tại huyện Thanh Trì về việc “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng trong toàn thể CC, VC, NLĐ trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Tại huyện Thanh Trì nhằm đẩy mạnh nhận thức về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [42, tr.1-3].

Năm là, tiếp tục triển khai, thực hiện tốt Luật Thi đua, Khen thưởng và các Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; thực hiện có hiệu quả Quyết định của UBND thành phố quy định về cơng tác thi đua, khen thưởng, căn cứ tình hình thực tế để có văn bản hướng dẫn đến các cơ sở giáo dục thực hiện, đảm bảo nhiệm vụ

chính trị được giao, nâng cao hiệu quả cơng tác thi đua, khen thưởng. Qua đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Tại huyện Thanh Trì xây dựng và hoàn thiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cơng tác thi đua, khen thưởng trong tồn ngành Giáo dục và Đào tạo, theo tinh thần đổi mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; cụ thể hóa các tiêu chí thi đua và tiêu chuẩn đánh giá khen thưởng; hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng theo tính chất cơng việc hoặc theo đối tượng thực hiện, để các cơ sở giáo dục dễ hiểu và dễ triển khai thực hiện có hiệu quả một cách thực chất, đáp ứng được yêu cầu đổi mới cơng tác thi đua, khen thưởng. Qua đó, sẽ có những chuyển biến tích cực trong việc triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục từ đó cũng nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng đối với đơn vị mình nhằm hồn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

Sáu là, hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức phong trào thi đua thiết thực, phát triển đều khắp ở tất cả đơn vị, cơ sở giáo dục trong thành phố tạo khí thế sôi động trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên nhằm thực hiện thành công Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động số 07-CT/TU, ngày 26/7/2016 của Thành phố ủy Tại huyện Thanh Trì về việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) với mục tiêu chung: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ vềchất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo của thành phố, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [43, tr.2].

vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của thị trường. Các nhà hoạch định chính sách ngồi việc tơn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành phần kinh tế tham gia vào phong trào thi đua còn phải tuân theo các quy luật giá trị, quy luật lợi ích, đặc biệt là việc tôn trọng nguyên tắc hiệu quả, thiết thực của thi đua, khen thưởng.

Hồn thiện, đổi mới các cơ chế, chính sách về thi đua, khen thưởng là nền tảng cho hiệu quả việc tổ chức các phong trào thi đua từ xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ, cách thức, biện pháp thi đua đến kiểm tra, đánh giá kết quả thi đua, bình xét và quyết định khen thưởng đảm bảo chặt chẽ, khách quan, công bằng, thiết thực và hiệu quả. Khen thưởng theo công trạng cho những tập thể, cá nhân thực sự điển hình mẫu mực, những người trực tiếp lao động có nhiều phát minh, sáng kiến, làm ra nhiều của cải, vật chất và tinh thần cho xã hội, làm chấn hưng đất nước.

Mọi vấn đề trong hồn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách về cơng tác thi đua, khen thưởng trong ngành GD&ĐT đều phải dựa trên quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, đồng thời phải phù hợp với yêu cầu của thời kỳ đối mới, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập kinh tế quốc tế. Đổi mới nhằm làm cho công tác thi đua, khen thưởng của nhà nước thiết thực và hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Đồng thời Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cần hướng dẫn cụ thể các cơ sở giáo dục về lộ trình thi đua cho tập thể và cá nhân. Xây dựng lộ trình phấn đấu cho từng cá nhân, tập thể từ 5 đến 7 năm trở lên để vừa định hướng đăng kí danh hiệu thi đua đầu năm, vừa tham mưu cho Lãnh đạo và nhất là hướng dẫn, động viên mọi người phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hướng dẫn cặn kẻ cách viết bản thành tích cá nhân, tập thể theo mẫu trong Nghị định 39/2012/NĐ-CP, ngày 27/4/2012 của Chính phủ cũng như cách tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm (nếu đề nghị Chiến

sĩ thi đua cấp thành phố, bộ, Huân chương các loại) đạt yêu cầu hồ sơ thi đua khi trình về Ban thi đua - Khen thưởng thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.3. Nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động làm công tác thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu Công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 94 - 101)