Nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động làm công tác th

Một phần của tài liệu Công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 101 - 105)

1.3.2 .Công tác phân cấp, phối hợp trong hoạt động thiđua, khen thưởng

3.3. Nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động làm công tác th

Đổi mới, sắp xếp cơ quan Công tác thi đua, khen thưởng các cấp theo hướng tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương, bảo đảm đáp ứng yêu cầu QLNN theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; có kế hoạch tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây được xem là nội dung quan trọng trong Kết luận số 83-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng từ trung ương đến địa phương, qua đó cơng tác thi đua, khen thưởng ngày càng đi vào nề nếp, công tác tham mưu thực hiện phong trào thi đua của từng đơn vị được phát huy và đi vào chiều sâu thực sự, đáp ứng được yêu cầu của mục đích thi đua là làm địn bẩy thúc đẩy phong tràothi đua, nâng cao năng suất và hiệu quả trong lao động, sản xuất cũng như trong giảng dạy và học tập,…

Một là, xây dựng đội ngũ CC, VC, NLĐ làm công tác thi đua, khen thưởng tạo sự thống nhất từ Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo đến các cơ sở giáo dục đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng; đảm bảo mỗi cơ sở giáo dục có 01 CC, VC, NLĐ làm cơng tác thi đua, khen thưởng. CC, VC, NLĐ làm cơng tác thi đua, khen thưởng phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức, có trình độ chun môn nghiệp vụ, kiến thức về cơng tác thi đua, khen thưởng; có khả năng tham mưu, nghiên cứu, đề xuất với thủ trưởng đơn vị và cụ thể hóa được chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; có khả năng tổ chức, vận động, lôi cuốn tập thể và cá nhân của Hội đồng sư phạm nhà trường tham gia tích cực các phong trào thi đua cũng như hăng hái đăng ký danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác thi đua,

khen thưởng, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo trong tình hình mới. Phịng GD&ĐT cần tăng cường đào tạo và đào tạo lại kiến thức quản lý công tác thi đua, khen thưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ sở, để hiểu và nhận thức đúng yêu cầu quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong nganh GD&ĐT, đồng thời tự tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm để có đủ khả năng thực thi công vụ. Phịng GD&ĐT tiếp tục hồn thiện, củng cố cơ chế đánh giá cán bộ, chuyên viên để bố trí các cơng việc phù họp. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống quản lý qua mạng internet, cần xây dựng lực lượng cán bộ tin học theo hướng chuyên nghiệp, tô chức tôt và yên tâm công tác lâu dài. Bên cạnh công việc đào tạo, cân có quy trình tiếp nhận, chuyến giao cơng nghệ thông tin cả thiết bị và phần mềm một cách chuyên nghiệp, có phưcmg pháp quản lý một cách hệ thống, thường xuyên cập nhật các nội dung mới để phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật.

Hai là, đổi mới nội dung hoạt động và nâng cao trách nhiệm của các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng từ cấp huyện đến các cơ sở giáo dục trong việc đề xuất, tham mưu nội dung các phong trào thi đua, xét công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng. Từ đó Hội đồng Thi đua - Khen thưởng làm việc với tinh thần trách nhiệm cao về xét thi đua, khen thưởng, tạo được sự công bằng, khách quan, tránh xét khen thưởng theo lối cảm tính, nể nang; khen thưởng cần kịp thời, đúng người, đúng việc, nhằm thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước. Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản về thi đua, khen thưởng để hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Chủ động, tích cực trong cơng tác tham mưu, đề xuất với Đảng, chính quyền chỉ đạo, tổ chức triển khai cơng tác thiđua, khen thưởng; tiến hành khảo sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả của các phong trào thi đua; rà soát các phong trào, lồng ghép, gắn kết các phong trào thi đua hợp lý, thiết thực, hiệu quả.

đua, khen thưởng để có giải pháp chỉ đạo thực hiện cơng tác Cơng tác thi đua, khen thưởng; thi đua, khen thưởng trở thành thực chất hơn, hiệu quả hơn, có tác dụng đến thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong dạy và học.

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp huyện đến các cơ sở giáo dục cần tiếp tục chỉ đạo tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua đã phát động, đặc biệt là phong trào “Mỗi Thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” gắn với việc học tập và làm theo tấm gương, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị; chủ động đề xuất, phát động các phong trào thi đua đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới là “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động gắn với tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [3], [10].

Ba là, mỗi CC, VC, NLĐ làm công tác thi đua, khen thưởng cần phải chủ động nhận thức, tự phải nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tự học hỏi, tự nghiên cứu những văn bản quy định về công tác thi đua, khen thưởng; lập hồ sơ công việc cho bản thân về hồ sơ thi đua, khen thưởng. Qua đó, nhằm đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng trong điều kiện mới, tham mưu kịp thời để chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, cơ sở giáo dục về công tác thi đua, khen thưởng.

CC, VC, NLĐ làm công tác thi đua, khen thưởng cần thực hiện tốt trao đổi thông tin hai chiều giữa công chức làm công tác thi đua, khen thưởng củangành đối với các đơn vị, cơ sở giáo dục, từ đó đảm bảo thơng suốt từ Sở Giáo dục và Đào tạo đến Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục trong quá trình triển khai thực hiện hoặc để giải quyết kịp thời, nhanh chóng những bất cập, khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, cần nghiên cứu xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống biểu bảng theo dõi lộ trình danh hiệu thi đua của các tập thể và cá nhân để

kịp thời hướng dẫn, động viên đăng ký danh hiệu thi đua hay hình thức khen thưởng.

Bốn là, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CC, VC, NLĐ làm công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống tổ chức thi đua, khen thưởng các cơ sở giáo dục; hệ thống hoá và lưu trữ các dữ liệu về thi đua, khen thưởng, thực hiện lộ trình thi đua của từng đơn vị để biết được điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị xét tặng, cũng như kỹ năng bổ trợ cần thiết, chẳng hạn như phần mềm chương trình quản lý hồ sơ, quản lý danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tại Huyện Thanh Trì,…

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Khơng có đội ngũ cán bộ tốt thì đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng cũng khơng trở thành hiện thực” [30, tr.269]. Cho nên có thể nói, mỗi CC, VC, NLĐ làm công tác thi đua, khen thưởng phải là những người am hiểu sâu về chun mơn, nghiệp vụ; có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt huyết, say mê cơng việc; có tâm và có tầm; có khả năng nghiên cứu tổng hợp, có tư duy và quan trọng hơn là tham mưu, đề xuất các phong trào thi đua và xét khen thưởng tại đơn vị một cách cơng bằng, chính xác, đúng người, đúng việc, góp phần đưa nhiệm vụ thi đua, khen thưởng đúng với mục đích của nó.

Để phong trào thi đua thực hiện có hiệu quả thì ngay từ khi phát động, triển khai phong trào thi đua phải gây được ấn tượng, gây được sự chú ý trong tồn ngành giáo dục nói riêng và trong toàn xã hội nói chung. Có thể triển khai trong Hội đồng sư phạm nhà trường, sinh hoạt dưới cờ để toàn thể CC, VC, NLĐ và học sinh, sinh viên tích cực tham gia phong trào. Hình thức tổ

chức phong trào thi đua phải phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của ngành, của các cơ sở giáo dục và khả năng tham gia của từng đối tượng cụ thể.

Hoàn thiện việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống công tác thi đua, khen thưởng, gắn với việc thực hiện theo Nghị quyết số 30c/ NQ-CP ngày 08/11/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2017 - 2022: “Đến năm 2022, đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có số lượng, cơ cấu họp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước”.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và vai trò tham mưu của cơ quan chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng các cấp trong việc tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền tổ chức triển khai phong trào thi đua và thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng. Củng cố, kiện tồn tố chức, bộ máy làm cơng tác thi đua, khen thưởng các cấp theo hướng ổn định, tạo sự thống nhất từ trung ương đến địa phương. Bố trí đủ số lượng cơng chức, viên chức có năng lực, trình độ; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

Một phần của tài liệu Công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)