Tổ chức tuyên dương, vinh danh trang trọng, ấn tượng

Một phần của tài liệu Công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 120 - 123)

1.3.2 .Công tác phân cấp, phối hợp trong hoạt động thiđua, khen thưởng

3.4. Đổi mới công tác thiđua, khen thưởng

3.4.4. Tổ chức tuyên dương, vinh danh trang trọng, ấn tượng

Tổ chức mời cá nhân, tập thể có thành tích được khen thưởng về trao tặng, vinh danh trong Hội nghị tổng kết năm học, trong dịp Kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam hoặc trong ngày khai giảng năm học tại phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị, cơ sở giáo dục. Qua đó, cá nhân được nhận thưởng sẽ vinh dự nhận thưởng, đồng thời tuyên truyền, động viên cáccá nhân tích cực phấn đấu tham gia phong trào thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong từng buổi lễ, phần khen thưởng tổ chức trang trọng từ hình thức đến nghi thức trao. Chú trọng chỗ ngồi, người trao, vinh danh tên người nhận và mức khen song song với lúc trao tặng. Chuyển từ hình thức trao đồng loạt sang trao lần lượt từng người. Qua đó, cơng tác vinh danh, tun dương được trang trọng hơn, trao đúng người.

Không nên tặng hoa trong lúc khi trao tặng, đón nhận khen thưởng, mà cần nên tặng hoa sau khi người được khen thưởng rời khỏi lễ đài hoặc sân khấu thì nó sẽ trang trọng đối với những danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Đảng và Nhà nước trao tặng cho những tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc trong thời gian qua.

Trong buổi tổ chức tuyên dương, nên mời tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc báo cáo kết quả đã đạt được trong thời gian qua, nhằm chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm quý báu, đồng thời, ngành Giáo dục và Đào Tại huyện Thanh Trì tạo đưa những thành tích vào kỷ yếu của ngành như tập san Xuân, tập san 20/11,… đây cũng là hình thức tuyên truyền, giới thiệu nêu gương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc của ngành.

3.5. Triển khai, đôn đốc, kiểm tra, sơ tổng kết công tác thi đua, khen thưởng

Nhằm tiếp tục đổi mới, thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần đổi mới tư duy để nhận thức đúng đắn của mỗi CC, VC, NLĐ trong tồn ngành về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng. Tránh tình trạng hiểu thi đua, khen thưởng chỉ nhất thời. Thi đua phải thường triển khai, tuyên truyền phải tồn diện,… cơng tác thi đua, khen thưởng phải được tuyên truyền phổ biến đến toàn thể CC, VC, NLĐ trongtoàn ngành Giáo dục và Đào tạo Tại huyện Thanh Trì phải dấy lên phong trào, nghiêm túc thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng.

Để thực hiện tốt công tác Công tác thi đua, khen thưởng cần thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, tiếp tục triển khai có hiệu quả cơng tác thi đua, khen thưởng, phát động phong trào thi đua đến toàn thể CC, VC, NLĐ trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Tại huyện Thanh Trì; khuyến khích mọi người tích cực tham gia các phong trào thi đua.

Thứ hai, thủ trưởng đơn vị, các cơ sở giáo dục phải xây dựng chương trình, kế hoạch, mục tiêu và phương hướng thi đua, khen thưởng, có nội dung cụ thể, thiết thực cho đơn vị mình để từ đó tập thể và cá nhân thực hiện phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao ở từng thời điểm cụ thể.

Khen đi đôi với thưởng thỏa đáng cũng là một yêu cầu khơng thể thiếu được trong tình hình hiện nay để động viên những cá nhân và tập thể có thành

tích xuất sắc đóng góp cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của ngành, của đơn vị. Khuyến khích vật chất là một động lực, song không nên nhấn mạnh quá vào yếu tố này. Khen thưởng vẫn phải mang ý nghĩa tinh thần, động viên là chủ yếu, cần quan tâm hơn trong việc sử dụng các địn bẩy về chế độ chính sách đối với khen thưởng các phong trào thi đua, khen thưởng đột xuất.

Đảng ta chỉ rõ: “Xây dựng kế hoạch và có biện pháp cụ thể tạo một bước chuyển biến mạnh mẽ về chất trong lĩnh vực công tác thi đua, khen thưởng, dấy lên phong trào thi đua sơi nổi nhằm phát huy cao độ tính tích cực trong mọi ngành, mọi giới, các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, các lực lượng vũ trang, các thành phần kinh tế, rộng khắp trong cả nước, tạo ra động lực tinh thần vật chất mới hăng hái, tham gia lao động sản xuất, xây dựng và bảovệ Tổ quốc, cần kiệm sáng tạo, cống hiến sức lực, trí tuệ, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [7, tr.2].

Thứ ba, các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể cần thực sự lấy công tác thi đua, khen thưởng làm biện pháp, là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới, thúc đẩy lẫn nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đáp ứng theo yêu cầu thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Thứ tư, tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra để đánh giá, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng. Để thực hiện hiệu quả công tác Công tác thi đua, khen thưởng thì một trong những nội dung quan trọng là phải kiểm tra, đánh giá, tổng kết phong trào thi đua phải đánh giá đúng kết quả, tác dụng, những tồn tại, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức phong trào thi đua. Bên cạnh những kết quả đạt được từ phong trào thi đua cần phải mạnh dạn đề cập những vấn đề tồn tại, yếu kém để rút kinh nghiệm

né tránh sự thật sẽ là trở ngại rất lớn trong quá trình tổ chức phong trào thi đua, đây chính là biểu hiện của việc chạy theo thành tích.

3.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu Công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 120 - 123)