Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ 1 (Trang 40 - 44)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả bồi dƣỡng công chức cấp xã

1.5.2. Yếu tố khách quan

1.5.2.1. Tính khoa học và phù hợp của chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Chƣơng trình bồi dƣỡng có vai trị quan trọng cho việc đảm bảo hiệu quả bồi dƣỡng CBCC nói chung và CCCX nói riêng. Sự phù hợp của chƣơng trình đào tạo địi hỏi nội dung phải gắn với sứ mạng và mục tiêu bồi dƣỡng. Bồi dƣỡng CCCX cũng chính là đào tạo nghề mà cụ thể là làm nghề CBCC do vậy, chƣơng trình bồi dƣỡng phải đƣợc xây dựng trên nền tảng cách tiếp cận khả năng thực thi công vụ cho CCCX với mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ của hoạt động công vụ đã đƣợc quy định rõ ràng cho từng chức danh và ngạch CCCX trong các văn bản có liên quan của Nhà nƣớc. Chƣơng trình phải đạt đƣợc yêu cầu thiết thực, phù hợp với đối tƣợng theo các vùng, miền khác nhau. Đây là điều kiện cơ bản để giúp cho học viên tích cực học tập để nâng cao kiến thức, năng lực công tác và phát huy đƣợc cơng việc hàng ngày. Giáo trình, tài liệu khơng những là tài liệu học tập mà cịn là cẩm nang để CCCX có thể tra cứu khi cần thiết.

Hiện nay, theo quy định, các chƣơng trình, giáo trình, tài liệu bồi dƣỡng kiến thức hành chính và quản lý nhà nƣớc cho CBCC nói chung và CCCX nói riêng do Bộ Nội vụ tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành, do vậy cần phân

biệt chƣơng trình tổng thể với chƣơng trình cụ thể khóa bồi dƣỡng CCCX do cơ sở bồi dƣỡng trực tiếp tổ chức thực hiện. Các cơ sở bồi dƣỡng của các bộ, ngành, địa phƣơng khi tổ chức các khóa bồi dƣỡng dành cho đối tƣợng CCCX cần tuân thủ theo nội dung chƣơng trình đã đƣợc phê duyệt song có sự vận dụng đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ và thực tế công tác quản lý nhà nƣớc của từng bộ phận, ngành địa phƣơng cũng nhƣ sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với đối tƣợng, khả năng của cơ sở bồi dƣỡng. Có nhƣ vậy mới đảm bảo đƣợc hiệu quả bồi dƣỡng đối với CCCX theo yêu cầu đặt ra. Hay nói cách khác, chƣơng trình bồi dƣỡng CCCX cần phải đƣợc thiết kế phù hợp với nhu cầu ngƣời học là CCCX; nội dung phải sát thực đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực làm việc, nhất là chú trọng việc bồi dƣỡng những kỹ năng cụ thể cho mỗi loại đối tƣợng CCCX; thời gian cho mỗi khóa bồi dƣỡng phải hợp lý, khơng q dài gây ảnh hƣởng đến thời gian cho công việc của CCCX.

1.5.2.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng

Để hoạt động bồi dƣỡng đảm bảo hiệu quả, thì cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động này cần phải đƣợc đảm bảo, cụ thể: Diện tích, mặt bằng cơ sở bồi dƣỡng đƣợc quy hoạch phải hợp lý, có đủ hội trƣờng, phịng học thƣ viện, ký túc xá, phòng làm việc và các khu hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy và học đảm bảo việc sử dụng vệ sinh, an tồn, đủ ánh sáng, thơng gió. Hệ thống trang thiết bị cần thiết phục vụ cho giảng dạy cũng cần đƣợc trang bị đầy đủ, phù hợp với phƣơng pháp giảng dạy mới đảm bảo đƣợc chất lƣợng, hiệu quả bồi dƣỡng.

Trong xu thế đổi mới hiện nay, ngày càng có nhiều trang bị và phƣơng tiện giảng dạy hiện đại đƣợc áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả truyền đạt và tiếp thu kiến thức của ngƣời học, nhƣ: các phƣơng tiện nghe nhìn, trang thiết bị phục vụ nhƣ máy chiếu, máy quay video, bảng lật, bàn ghế, các thiết bị âm thanh phục vụ việc thực hành giáo án điện tử cũng nhƣ áp dụng các phƣơng pháp sƣ phạm hành chính khác nhƣ phân nhóm, đóng vai, thuyết trình, thảo luận,… Do đó, để đảm bảo hiệu quả bồi dƣỡng CCCX, việc quan tâm tới các yếu tố này cũng là việc làm cần thiết.

1.5.2.3. Kinh phí hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng

Kinh phí cho cơng tác bồi dƣỡng CBCC nói chung và CCCX nói riêng do Nhà nƣớc cấp, đƣợc phân bổ từ ngân sách nhà nƣớc cho các cấp chính quyền, các bộ, ngành, địa phƣơng và tiếp tục đƣợc phân bổ đến các cơ quan, đơn vị trong hệ thống hành chính nhà nƣớc. CCCX đƣợc cử đi bồi dƣỡng đƣợc hƣởng nguyên lƣơng. Nhƣ vậy, Nhà nƣớc bao cấp tồn bộ kinh phí cho cơng tác bồi dƣỡng CBCC nói chung và CCCX nói riêng. Đây là sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nƣớc đối với công tác bồi dƣỡng, xây dựng đội ngũ CBCC.

Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều CCCX vẫn ngại khi đƣợc cử đi bồi dƣỡng, nhất là với những ngƣời đƣợc cử đi bồi dƣỡng tập trung, xa cơ quan, gia đình. Rõ ràng trong những tình huống nhƣ vậy, cơng việc bị xáo trộn, tổ chức cuộc sống gia đình cũng phải có những điều chỉnh nhất định, gây nên tâm lý ngại ngần đối với ngƣời đƣợc cử đi bồi dƣỡng.

Hơn nữa, việc học tập xa nhà cũng phát sinh thêm những chi phí nhất định cho việc học tập, đi lại. Vì vậy, để động viên CBCC tích cực tham gia và tồn tâm, toàn ý vào nhiệm vụ bồi dƣỡng, bên cạnh chế độ, chính sách chung của Nhà nƣớc, mỗi địa phƣơng, cơ quan, đơn vị căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và trong khn khổ cho phép có các hình thức hỗ trợ tài chính cho CCCX đi bồi dƣỡng nhằm khuyến khích, động viên CCCX trong bồi dƣỡng, góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác bồi dƣỡng đối với CBCC cấp cơ sở.

1.5.2.4. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:

Điều kiện phát triển kinh tế của địa phƣơng, cơ cấu, sự phân bố và đặc điểm của dân số, tính đặc thù của vùng miền, trình độ dân trí và văn hóa ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển về nhận thức của đội ngũ CCCX. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng phát triển cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi tác động tích cực đến việc hoạch định cơ chế, chính sách, huy động cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dƣỡng đối với đội ngũ CCCX.

Tiểu kết chƣơng 1

CCCX là lực lƣợng trực tiếp triển khai việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đối với nhân dân. Với một địa phƣơng, lĩnh vực kinh tế, xã hội có phát triển hay khơng, đời sống của ngƣời dân có đƣợc đảm bảo, đƣợc nâng lên hay khơng, một phần phụ thuộc vào đội ngũ CCCX. Do đó, hơn bao giờ hết, cần xây dựng đội ngũ CCCX có phẩm chất đạo đức, trình độ nhận thức và năng lực quản lý điều hành các hoạt động của địa phƣơng. Trong số các biện pháp để xây dựng đƣợc đội ngũ nhƣ vậy, hoạt động bồi dƣỡng CCCX là việc làm hết sức cần thiết trong mọi giai đoạn phát triển.

Để có cơ sở đánh giá đúng thực trạng của hoạt động bồi dƣỡng CCCX trên địa bàn huyện Hạ Hịa, tỉnh Phú Thọ để tìm hiểu về thực trạng của hoạt động bồi dƣỡng này trên thực tế, tại chƣơng 1 của Luận văn tác giả đã hệ thống hóa lại các vấn đề lý luận chung về chính quyền cấp xã, đội ngũ CCCX và hoạt động bồi dƣỡng CCCCX với nhiều nội dung có liên quan. Đặc biệt, tác giả cũng đã trình bày về các yếu tố tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động bồi dƣỡng đối với CCCX để có căn cứ xem xét, đánh giá về thực trạng hoạt động bồi dƣỡng CCCX trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đƣợc trình bày tại chƣơng 2 của đề tài Luận văn.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ 1 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)