CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
2.3.5. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và cấp bằng, chứng chỉ
Đối với nội dung này, Ban giám hiệu các cơ sở ĐTBD trên địa bàn tỉnh, huyện Hạ Hòa đã căn cứ theo quy định của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng để ban hành các văn bản nhằm tổ chức triển khai thực hiện theo quy định, cụ thể nhƣ: Hƣớng dẫn công tác thi, kiểm tra, viết tiểu luận cuối khóa, hƣớng dẫn việc tổ chức cho học viên nghiên cứu thực tế cuối học phần hay sau mỗi khóa học.
Cùng với đó, các cơ sở ĐTBD cũng đã chỉ đạo Phịng Đào tạo thực hiện tốt cơng quản lý, theo dõi việc thực hiện chƣơng trình tại các lớp. Giám sát chặt chẽ công tác thi, kiểm tra, chấm thi, kiểm tra, viết tiểu luận cuối khóa, chấm tiểu luận cuối khóa nhằm đánh giá thực chất chất lƣợng học tập của học viên. Đồng thời, kịp thời tham mƣu xây dựng các quy định, quy chế sửa đổi bổ sung nhằm quản lý có hiệu quả chất lƣợng bồi dƣỡng.
Ngồi ra, các trƣờng cũng đã chủ động phối hối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND huyện Hạ Hịa, các phịng chun mơn của huyện tổ chức đánh giá chất lƣợng sau đào tạo. Qua đó, có cơ sở để xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng cho sát với yêu cầu thực tế, phù hợp với chức danh, vị trí cơng tác của học viên và đáp ứng đƣợc nhiệm vụ chính trị của cấp ủy các địa phƣơng, đơn vị.
Nhìn chung, các cơ sở ĐTBD đã chủ động quản lý chặt chẽ từ khâu tuyển sinh đến việc xét tốt nghiệp, cử giáo viên chủ nhiệm lớp; duy trì thƣờng xun, nghiêm túc cơng tác giao ban chủ nhiệm và đánh giá tiến độ đào tạo qua các phiên giao ban định kỳ, tăng cƣờng công tác phối hợp trong quản lý học viên giữa các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Khơng những thế, nhằm đảm bảo sự phối hợp trong quản lý học viên, các cơ sở ĐTBD đã phối hợp với các địa phƣơng, đơn vị thành lập Ban Chỉ đạo lớp học với mục đích nâng cao chất lƣợng quản lý, cung cấp thông tin kịp thời về tinh thần, thái độ học tập và quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao tại mỗi địa phƣơng của học viên nhằm đánh giá khách quan, tồn diện kết quả bồi dƣỡng của từng khóa học.
Tuy nhiên, qua trao đổi, phỏng vấn với một số cán bộ quản lý lớp học và các CCCX đƣợc cử đi học, khách quan nhìn nhận, cơng tác đánh giá chất lƣợng sau bồi dƣỡng vẫn chƣa đƣợc quan tâm thực hiện thƣờng xuyên, đúng mức. Các hoạt động đánh giá cịn mang tính hình thức, chƣa sát với thực tiễn và đảm bảo sự khách quan. Đây cũng là thực tế tại nhiều cơ sở bồi dƣỡng CBCC trên cả nƣớc nói chung trong điều kiện còn thiếu các văn bản hƣớng dẫn và chỉ tiêu đánh giá, đo lƣờng cụ thể đối với hoạt động bồi dƣỡng CBCC.
2.3.6. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích bồi dưỡng cơng chức cấp xã
Bên cạnh các chính sách của Trung ƣơng, UBND tỉnh Phú Thọ và huyện Hạ Hòa cũng đã ban hành một số chính sách và văn bản hƣớng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ và khuyến khích CCCX tham gia các chƣơng trình bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị, cụ thể là:
Quyết định số 4088 2008 QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành Đề án Đào tạo đội ngũ CBCC có trình độ cao tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
Quyết định số 2639 2009 QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, ngành đào tạo, chế độ và quy chế quản lý đối với CBCC đƣợc cử đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ đến năm 2020, theo đó quy định cụ thể:
+ Đối với trường hợp cử đi bồi dưỡng trong nước:
Đƣợc cơ quan, đơn vị bố trí thời gian, sắp xếp cơng việc và tạo điều kiện thuận lợi để đi học. Trong thời gian cử đi đào tạo, CBCC đƣợc hƣởng chế độ tiền lƣơng và các khoản phụcấp theo lƣơng (nếu có) theo quy định hiện hành của nhà nƣớc. Ngồi ra cịn đƣợc hƣởng các khoản chi phí sau:
- Học phí và các khoản chi phíđào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo; - Chi phí đi lại, tiền làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ...;
(Các khoản chi phí trên khơngvƣợt q 198.000.000đ ngƣời/khóa học đối với đào tạo trình độ tiến sỹ; khơngvƣợt q 52.000.000đ ngƣời/khóa học đối với đào tạo trình độ thạc sỹ).
Sau khi tốt nghiệp thạc sỹ nếu đạt kết quả xuất sắc, CBCC có nguyện vọng học tiếp tiến sỹ và đƣợc cấp có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản thì đƣợc tỉnh cấp tiếp kinh phí đào tạo theo quy định.
Kết thúc mỗi năm học phải báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu với Tỉnh ủy (qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy); với UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ); sau khi hồn thành khóa học chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc chƣơng trình đào tạo phải đến cơ quan báo cáo kết quả học tập và nhận công tác.
+ Đối với trường hợp cử đi bồi dưỡng ở nước ngồi:
Đƣợc cơ quan, đơn vị bố trí thời gian, sắp xếp cơng việc và tạo điều kiện thuận lợi để đi học. Đƣợc hƣởng chế độtiền lƣơng và các khoản phụ cấp theo lƣơng (nếu có) theo quy định hiện hành củanhà nƣớc. Ngồi ra cịn đƣợc hƣởng các khoản chi phí sau:
- Kinh phí để học ngoại ngữ trong thời gian khơng q một năm (nếu chƣa đạt trình độ theo yêu cầu của cơ sở đào tạo), mức độ tối đa không quá 1.000 USD ngƣời;
- Học phí và các khoản chi phíđào tạo theo quy định của các cơ sở đào tạo ở nƣớc ngoài;
- Tiền vé máy bay (một lƣợt đi và về) cho cả khóa học;
Các chi phí trên khơng vƣợt q 30.000 USD ngƣời/khóa học đối với đào tạo trình độ tiến sỹ; khơng vƣợt q 10.000 USD ngƣời/khóa học đối với đào tạo trình độ thạc sỹ).
Sau khi tốt nghiệp thạc sỹ, nếu CBCC có nguyện vọng học tiếp tiến sỹ và đƣợc nƣớc ngồi cấp học bổng tồn phần thì đƣợc tỉnh giải quyết cho học tiếp tiến sỹ, sau khi tốt nghiệp tiến sỹ phải về công tác tại tỉnh theo quy định.
Sau khi tốt nghiệp thạc sỹ ở nƣớc ngồi nếu đạt kết quả xuất sắc, CBCC có nguyện vọng học tiếp tiến sỹ và đƣợc lãnh đạo tỉnh đồng ý bằng văn bản thì đƣợc cấp tiếp kinh phí đào tạo theo quy định.
Nhƣ vậy, nhìn chung, với chính sách của tỉnh Phú Thọ đã phần nào thể hiện rõ sự khuyến khích động viên đối với CBCC nói chung và CCCX nói riêng khi tham gia các chƣơng trình bồi dƣỡng do trung ƣơng và tỉnh tổ chức.
2.3.7. Kết quả bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020
Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ và huyện Hạ Hịa ln xác định bồi dƣỡng CCCX là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ chun mơn, năng lực quản lý điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ CBCC tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hạ Hịa và góp phần quyết định sự thành cơng của cơng cuộc cải cách hành chính nhà ở địa phƣơng.
Kết quả bồi dƣỡng CCCX giai đoạn 2016 - 2020 của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đƣợc thể hiện trong bảng thống kê dƣới đây:
Bảng 2.4. Thống kê kết quả bồi dưỡng về lý luận chính trị, chun mơn và bồi dưỡng theo ngạch cho CCCX huyện Hạ Hòa, giai đoạn 2016 - 2020.
STT Nội dung Đối tƣợng Lý luận chính trị Chun mơn
Bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức Cao cấp tập trung Cao cấp không tập trung Trung cấp Đại học CVCC và tƣơng đƣơng CVC và tƣơng đƣơng CV và tƣơng đƣơng 1 Công chức 89 71 251 Tổng CBCCCX 111 139 434
Bảng 2.5: Thống kê kết quả ĐT bồi dưỡng về chức vụ lãnh đạo, quản lý, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên ngành, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh và
ngoại ngữ, tin học đối với CCCX huyện Hạ Hòa, giai đoạn 2016 - 2020.
STT Nội dung Đối tƣợng Bồi dƣỡng chức vụ lãnh đạo, quản lý BD kỹ năng, NV chuyên ngành; BD theo vị trí việc làm Bồi dƣỡng QP-AN Ngoại ngữ Tin học 1 Công chức 677 119 54 77 Tổng CBCCCX 6 785 197 98 129
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ)
Qua bảng thống kê trên có thể thấy, trong nhiệm kỳ vừa qua, UBND huyện Hạ Hịa đã có sự quan tâm và chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp tiến hành bồi dƣỡng cho đội ngũ CCCX ở địa phƣơng với nhiều chƣơng trình, nội dung đa dạng theo quy định của Đàng, Nhà nƣớc đối với CBCC cấp cơ sở. Tổng số CBCCCX đƣợc cử đi bồi dƣỡng về trình độ lý luận chính trị trung cấp là 111 ngƣời, trong đó riêng CCCX là 89 ngƣời. Số CBCC cấp xã đƣợc cử đi đào tạo trình độ đại học là 139 ngƣời, trong đó riêng CCCX là 71 ngƣời. Bên cạnh đó, có 434 ngƣời đƣợc cử đi bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch cơng chức ở trình độ chuyên viên, trong đó riêng CCCX là 251 ngƣời.
Có 785 CBCC cấp xã đƣợc bồi dƣỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên ngành và bồi dƣỡng theo vị trí việc làm, trong đó 677 ngƣời là CCCX. Việc bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cũng đƣợc chú trọng với 197 CBCC cấp xã đƣợc bồi dƣỡng, trong đó có 119 ngƣời là CCCX.
Bồi dƣỡng ngoại ngữ và tin học cũng đƣợc quan tâm, với 98 đƣợc cử đi bồi dƣỡng về ngoại ngữ (trong đó CCCX là 54 ngƣời) và 129 ngƣời đƣợc cử đi bồi dƣỡng về tin học (trong đó riêng CCCX là 77 ngƣời) nhằm nâng cao trình độ phục vụ cho công tác trong bối cảnh đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính ở địa phƣơng.
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Những kết quả tích cực
Có thể nhận thấy, nhìn chung cơng tác bồi dƣỡng CCCX trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận. Đội ngũ CCCX sau khi đƣợc bồi dƣỡng có bản lĩnh chính trị vững vàng, vận dụng đúng đắn các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc vào tình hình thực tiễn của địa phƣơng. Đồng thời, phát huy đƣợc trí tuệ, khả năng lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Bên cạnh đó, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ CCCX cũng đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ chun mơn và năng lực thực thi công vụ của đội ngũ CCCX, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, UBND cấp xã; tăng cƣờng quan hệ phối hợp giữa chính quyền, mặt trận tổ quốc, đoàn thể các cấp, từng bƣớc xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phịng an ninh trong tình hình mới.
2.4.2. Những khó khăn, hạn chế và ngun nhân
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt đƣợc kể trên, công tác bồi dƣỡng CCCX trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ cũng còn một hạn chế, bấp cập cần khắc phục, cụ thể:
Thứ nhất, cấp ủy, chính quyền một số địa phƣơng chƣa thực sự quan tâm
đúng mức đến công tác bồi dƣỡng CCCX, chƣa coi đây là một nhiệm vụ thƣờng xuyên và quan trọng để nâng cao chất lƣợng hoạt động của cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở.
Thứ hai, công tác phối hợp giữa các sở, ngành và chính quyền địa phƣơng
trong việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng CCCX nhìn chung vẫn cịn chƣa đồng bộ, hiệu quả. Điều này cũng dẫn đến việc bồi dƣỡng đội ngũ CCCX không đạt kết quả nhƣ mong muốn, gây lãng phí nguồn lực và ngân sách nhà nƣớc. Ở một số địa phƣơng thậm chí có lúc cịn gây áp lực cho chính quyền cơ sở trong việc phân cơng, bố trí CCCX tham gia các khố bồi
Thứ ba, công tác bồi dƣỡng CBCC ở một số địa phƣơng chƣa đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ chuyên môn và chức danh công chức đảm nhận. Ở một số xã còn chƣa làm tốt cơng tác rà sốt đội ngũ để xét cử hoặc chấp thuận cho CCCX tham gia các chƣơng trình đào tạo phù hợp với chun mơn đƣợc giao. Do đó, vẫn cịn tình trạng số CCCX sau khi đƣợc bồi dƣỡng chƣa phát huy đƣợc chuyên mơn. Đây cũng là một trong những ngun nhân chính dẫn đến việc CCCX mặc dù đƣợc chuẩn hố về bằng cấp, nhƣng khơng nâng cao đƣợc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ảnh hƣởng đến việc thực hiện chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về xây dựng nền hành chính hiện đại.
Thứ tư, các chính sách khuyến khích về bồi dƣỡng, thu hút sử dụng nguồn
nhân lực chất lƣợng cao trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc nhìn chung cịn tập trung hỗ trợ, khuyến khích chủ yếu đến nhóm đối tƣợng là CBCC cấp tỉnh và cấp huyện, hiếm khi áp dụng chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhóm đối tƣợng là CCCX. Do đó, dẫn đến tình trạng thiếu cơng bằng giữa các đối tƣợng thụ hƣởng chính sách. Hơn nữa, các chính sách khuyến khích động viên cũng chƣa thực sự tạo đƣợc động lực mạnh thúc đẩy sự tự giác tham gia các chƣơng trình bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của bản thân CCCX.
Thứ năm, đội ngũ giáo viên giảng dạy tại Trƣờng chính trị tỉnh và Trung
tâm bồi dƣỡng chính trị huyện nhìn chung đã đáp ứng cơ bản đƣợc yêu cầu, song vẫn còn một bộ phận giảng viên, giáo viên là những cán bộ trẻ, mặc dù đƣợc đào tạo chuyên sâu về chun mơn nhƣng chƣa có kinh nghiệm thực tiễn nên việc truyền đạt kiến thức và giảng dạy tập nhiều khó khăn.
Thứ sáu, cơ sở vật chất mặc dù đã đƣợc đầu tƣ, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng yêu
cầu trong tình hình mới. Hệ thống phịng học và trang thiết bị hỗ trợ việc dạy và học tập, nghiên cứu vẫn còn khá truyền thống, chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu dạy và học trong thời đại cơng nghệ hiện nay. Do đó, phần nào làm ảnh hƣởng tới hiệu quả truyền đạt cũng nhƣ tiếp nhận của học viên. Bên cạnh đó, hệ thống giáo trình chƣa đƣợc đầu tƣ đổi mới, cập nhật và hồn thiện. Chƣơng trình giảng dạy vẫn thiên về những vấn đề thuộc lý luận chung, chƣa đi sâu vào giảng dạy kỹ năng thực hành và nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc cho đội ngũ CBCC ở cơ sở.
Thứ bảy, một số địa phƣơng chƣa có chính sách ƣu tiên đối với cán bộ có năng lực, cán bộ hồn thành xuất sắc nhiệm vụ đi đào tạo trƣớc, các đối tƣợng còn lại đi đào tạo sau. Vẫn còn nhiều xã chƣa chú trọng đúng mức tới công tác đào tạo đội ngũ CBCC kể cận, do vậy chƣa lựa chọn đƣợc những CBCC có đủ đức, đủ tài đƣa vào diện quy hoạch bồi dƣỡng. Qua trao đổi trực tiếp với một số CCCX tại một số địa phƣơng trên địa bàn huyện cho thấy, vẫn có thực trạng CCCX có năng lực, tâm huyết thì đƣợc giao nhiều việc, nên khơng có điều kiện tham gia các chƣơng trình bồi dƣỡng, trong khi một số CCCX khơng hồn thành nhiệm vụ thì đƣợc giao ít việc hơn và lại có điều kiện tham gia các chƣơng trình bồi dƣỡng. Điều này cũng dẫn tới việc khi xem xét, bổ nhiệm các chức danh ở địa phƣơng, CCCX có năng lực lại khơng có đủ bằng cấp, chứng chỉ cần thiết, trong khi đó CCCX khác có năng lực khiêm tốn hơn lại có đủ bằng cấp, chứng chỉ nên đƣợc xem xét, cất nhắc, bổ nhiệm.
Thứ tám, công tác giám sát, đánh giá chất lƣợng đào tạo chƣa đƣợc thực
hiện thƣờng xun và cịn mang tính hình thức nên chƣa thực sự tạo đƣợc động lực phấn đấu cho đội ngũ CCCX và ảnh hƣởng tới chất lƣợng bồi dƣỡng.
Tiểu kết Chƣơng 2
Qua phân tích thực trạng hoạt động bồi dƣỡng CCCX ở huyện Hạ Hòa, tỉnh