1.1.4.1 Nguồn chi BHXH
Các hoạt động chi trả các chế độ BHXH thực hiện từ 2 nguồn khác nhau, đó là:
- Nguồn chi từ Ngân sách Nhà nước: Dùng để chi các chế độ dài hạn cho những đối tượng hưởng chế độ BHXH nhận quyết định trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.
- Nguồn chi từ quỹ BHXH: Dùng để chi cho các đối tượng hưởng BHXH nghỉ sau ngày 01 tháng 01 năm 1995.
1.1.4.2 Nội dung chi BHXH
Nội dung chi BHXH là các chế độ BHXH mà người lao động được hưởng khi tham gia BHXH. Chế độ BHXH là sự cụ thể hố chính sách, là hệ thống các quy định cụ thể và chi tiết được pháp luật hóa về đối tượng hưởng, điều kiện hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng BHXH, nghĩa vụ và mức đóng góp của từng trường hợp cụ thể phù hợp với quy luật khách quan của xã hội và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Để góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động trên toàn thế giới và đảm bảo an toàn xã hội, ngày 04 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã ban hành Công ước số 102 về quy phạm tối thiểu an tồn xã hội, trong đó quy định 9 chế độ trợ cấp, đó là:
- Chăm sóc y tế (1); - Trợ cấp ốm đau (2); - Trợ cấp thất nghiệp (3);
- Trợ cấp tuổi già (hưu bổng) (4); - Trợ cấp TNLĐ-BNN (5);
20
- Trợ cấp gia đình (6); - Trợ cấp sinh đẻ (7); - Trợ cấp khi tàn phế (8); - Trợ cấp tiền tuất (9).
Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH. Tùy điều kiện kinh tế - xã hội, mỗi quốc gia tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chế độ, trong đó, ít nhất phải có một trong năm chế độ: (3); (4); (5); (8) và (9).
BHXH Việt Nam và địa phương có nhiệm vụ thực hiện tốt chính sách BHXH nói chung cũng như cơng tác chi trả các chế độ BHXH nói riêng cho người lao động và nhân dân trên phạm vi cả nước. Nội dung chi BHXH bắt buộc nước ta hiện nay bao gồm các chế độ:
- Trợ cấp ốm đau, - Trợ cấp thai sản, - Trợ cấp dưỡng sức, - Trợ cấp một lần, - Trợ cấp TNLĐ-BNN, - Trợ cấp hưu trí, - Trợ cấp tử tuất
Để quản lý chi BHXH, cần phải thực hiện phân loại các khoản trợ cấp chi chế độ BHXH. Căn cứ vào tính chất phát sinh, các chế độ trợ cấp được chia làm ba nhóm:
Trợ cấp ngắn hạn là khoản chi cho người được hưởng các chế độ BHXH trong thời gian ngắn, gồm có: trợ cấp thất nghiệp, ốm đau, thai sản, dưỡng sức. Các chế độ ngắn hạn:
- Lệ phí chi trả và các khoản chi khác (nếu có). - Chế độ ốm đau;
21
- Chế độ thai sản;
- Nghỉ DSPHSK sau khi ốm đau, thai sản; - Trợ cấp thất nghiệp hàng tháng
Trợ cấp ngắn một lần là khoản chi cho người được hưởng chế độ BHXH một lần, tức là khoản chi chi phát sinh một lần và chấm dứt. Khoản chi này gồm có: tiền trợ cấp mai táng phí, người lao động tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu hàng tháng (trừ đối tượng đủ điều kiện hưởng thường xuyên), tai nạn lao động (trừ đối tượng hưởng thường xuyên) và các khoản trợ cấp một lần khác; trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức; trợ cấp một lần, thất nghiệp [16].
Các chế độ BHXH một lần:
- Trợ cấp một lần trong các trường hợp được quy định khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động; người hưởng trợ cấp TNLĐ – BNN hàng tháng đã nghỉ việc, chết.
- Trợ cấp mai táng khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp 91, công nhân cao su, TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc, chết.
- Cấp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị TNLĐ- BNN.
- Trợ cấp một lần cho các đối tượng không thuộc đối tượng hưởng lương hưu mà có nhu cầu thanh tốn một lần tồn bộ thời gian đã tham gia BHXH
- Khen thưởng cho người sử dụng lao động thực hiện tốt cơng tác bảo hộ lao động, phịng ngừa TNLĐ-BNN;
Trợ cấp chi thường xuyên là những khoản chi ra thường xuyên hàng tháng, khoản chi này cho từng đối tượng tương đối ổn định về số lượng (nếu khơng có sự điều chỉnh của Nhà nước). Khoản chi thường xuyên gồm có: chi
22
lương hưu, TNLĐ – BNN, tiền tuất, tàn tật (mất sức lao động). Các chế độ
BHXH hàng tháng:
- Lương hưu (hưu quân đội, hưu công nhân viên chức, hưu cán bộ xã phường. - Trợ cấp mất sức lao động; - Trợ cấp TNLĐ-BNN; - Trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ-BNN; - Trợ cấp tuất (ĐSCB và ĐSND). - Lệ phí chi trả.