Phương thức chi trả bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 30 - 34)

Việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng hưởng hiện nay tuỳ thuộc vào điều kiện, khả năng cụ thể của từng huyện mà bảo hiểm xã hội tỉnh cho áp dụng phương thức chi trả thích hợp.

Hiện nay BHXH Việt Nam đang thực hiện theo 3 phương thức chi trả sau:

1.1.5.1 Phương thức chi trả trực tiếp

Là hình thức chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội không qua khâu trung gian. Hàng tháng cán bộ của cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp chi trả cho đối tượng; cán bộ làm công tác chi trả có trách nhiệm chuẩn bị mọi công việc có liên quan đến cơng tác chi trả từ khi nhận danh sách, tạm ứng tiền và thanh quyết toán.

Thực hiện phương thức chi trả này có những ưu điểm và nhược điểm chính như sau:

- Ưu điểm:

+ Giữa đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội và cơ quan bảo hiểm xã hội có mối quan hệ trực tiếp. Do đó cơ quan bảo hiểm xã hội thường xuyên nắm được tâm tư, nguyện vọng của đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội,

23

đồng thời truyền đạt và giải đáp những thắc mắc kịp thời và chính xác cho đối tượng.

+ Bảo đảm được an tồn tiền mặt vì số tiền chưa chi hết cho đối tượng phải hoàn ứng trong ngày.

+ Vì các cán bộ thực hiện chi trả là người trong ngành nên có ý thức hơn trong việc chấp hành chế độ kế toán, nguyên tắc tài chính: Hạn chế được trường hợp ký thay nhận hộ, chấp hành chế độ báo cáo kịp thời và đầy đủ.

+ Thời gian chi trả nhanh hơn. Đây là ưu điểm nổi bật được các đối tượng hoan nghênh, khắc phục được tình trạng đối tượng phải mất nhiều thời gian đi lại.

+ Do yêu cầu của cơ quan BHXH là trả trực tiếp đến từng đối tượng, do đó hầu hết các đối tượng đều đến nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ. Vì vậy các chứng từ thanh tốn đều thực hiện đúng quy định (các đối tượng đều có mặt để ký vào phiếu lĩnh tiền và danh sách chi trả lương hưu), tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH trong công tác kiểm tra và thanh quyết tốn, bảo đảm kịp thời, chính xác, đầy đủ.

- Nhược điểm

+ Muốn thực hiện tốt cơng tác chi trả trực tiếp thì yếu tố quyết định đó là phải chủ động được lượng tiền mặt để có lịch chi trả ấn định ở từng địa phương, đơn vị. Đây là vấn đề mà đơn phương cơ quan BHXH không thể thực hiện được nếu khơng có sự hỗ trợ giúp đỡ của hệ thống kho bạc. Chính bởi vậy nếu khơng có sự phối hợp tốt giữa cơ quan BHXH với hệ thống kho bạc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc chi trả BHXH cho đối tượng thụ hưởng.

+ Cần phải có sự phối hợp giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc bố trí nơi chi trả, các điều kiện để đảm bảo an tồn trong q trình chi trả. Nếu khơng làm tốt việc này thì cũng khơng thực hiện tốt được.

24

+ Công tác vận chuyển bảo quản tiền mặt tuy tốt hơn nhưng vẫn không đảm bảo được an toàn tuyệt đối nếu thiếu các phương tiện chuyên dụng, mà hiện tại cơ quan BHXH chưa được trang bị phương tiện chuyên chở và bảo quản tiền mặt.

+ Điều kiện địa hình khó khăn và thời tiết khắc nghiệt khơng cho phép chi trả ở diện rộng.

+ Do không thể tiến hành đồng thời ở các xã, phường trong huyện được vì biên chế của bảo hiểm xã hội các huyện hiện nay thường chỉ từ 4 đến 8 người, mỗi điểm chi trả phải cần ít nhất 2 người nên khơng đủ thời gian chi trực tiếp cho tất cả các địa bàn với yêu cầu kịp thời, nhanh gọn.

+ Do cán bộ thực hiện chi trả không phải là người địa phương, một cán bộ có thể phụ trách nhiều xã, phường nên đôi lúc chưa nắm bắt được kịp thời các đối tượng chết, không đủ điều kiện hưởng, vi phạm pháp luật.

1.1.5.2 Phương thức chi trả gián tiếp

Phương thức chi trả gián tiếp là hình thức chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng thông qua các đại diện chi trả tại xã, phường, thị trấn.

- Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện ký hợp đồng với các đại diện chi trả có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường (cá nhân tham gia đại diện chi trả phải do Ủy ban nhân dân xã, phường giới thiệu).

- Hàng tháng, đại diện chi trả có trách nhiệm đến bảo hiểm xã hội quận, huyện nhận danh sách đối tượng và số tiền phải chi trả trong tháng để tổ chức chi trả kịp thời, đầy đủ cho đối tượng. Đại diện chi trả cũng có thể nhận tiền tay ba tại ngân hàng khi có sự thoả thuận với bảo hiểm xã hội quận, huyện. Sau mỗi kỳ chi trả, đại diện chi trả có trách nhiệm thanh quyết toán với bảo hiểm xã hội quận, huyện theo quy định.

25

Thực hiện mơ hình chi trả gián tiếp có những ưu điểm và nhược điểm chính như sau:

- Ưu điểm:

+ Trong cùng một thời gian, việc chi trả được tiến hành ở nhiều xã, phường, thị trấn và đơn vị sử dụng lao động.

+ Đại diện chi trả là người ở địa phương, vì vậy họ nắm bắt được kịp thời, thường xuyên tình hình biến động của đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội để phản ánh kịp thời cho cơ quan Bảo hiểm xã hội các đối tượng chết, hết hạn hưởng, bị đi tù hoặc hưởng sai chế độ để cắt giảm, điều chỉnh và quản lý theo quy định.

+ Cơ quan bảo hiểm xã hội tiết kiệm được nhiều biên chế để thực hiện cơng tác chi trả.

+ Vì người tham gia đại diện chi trả cho Uỷ ban nhân dân xã, phường giới thiệu nên cơ quan bảo hiểm xã hội luôn nhận được sự phối hợp, giúp đỡ và tạo điều kiện trong công tác quản lý, chi trả cho đối tượng của Uỷ ban nhân dân xã, phường.

- Nhược điểm:

+ Nhiều đại diện chi trả không chấp hành đúng quy định của bảo hiểm xã hội Việt Nam trong cơng tác quản lý tài chính: Danh sách chi trả còn thiếu chữ ký của đối tượng, còn nhiều trường hợp ký thay, nhận hộ khơng có giấy uỷ quyền, thậm chí có nơi tổ trưởng ký nhận thay cho cả tổ.

+ Có đại diện chi trả cịn thu thêm tiền phí chi trả của đối tượng ngồi số tiền cơ quan bảo hiểm xã hội đã trích từ nguồn lệ phí chi cho đại diện chi trả theo hợp đồng.

+ Cơ quan bảo hiểm xã hội do không trực tiếp tiếp xúc với đối tượng mà phải qua đại diện chi trả hoặc đơn vị sử dụng lao động nên không nắm bắt

26

được đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng cũng như giải đáp các thắc mắc của đối tượng.

+ Việc đảm bảo an tồn trong q trình vận chuyển và tổ chức chi trả còn hạn chế.

1.1.5.3 Phương thức chi trả thông qua tài khoản ATM

Đây là hình thức phối hợp giữa cơ quan BHXH với ngân hàng để cung ứng dịch vụ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản thẻ ATM. Thực chất hình thức chi trả này cũng chính là hình thức chi trả gián tiếp. Tuy nhiên, đây là một hình thức chi trả hồn tồn mới và bắt đầu thực hiện ở các tỉnh, thành phố nên có thể để riêng thành một phương thức chi trả, nhằm tổng kết, đánh giá sau một thời gian thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)