- Phương tiện và công nghệ: Năng lực ứng dụng công nghệ hiện đại của
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý chi bảo hiểm xã hội ở BHXH tỉnh Quảng Nam
Nam
Quảng Nam là một tỉnh ven biển, được tái lập vào năm 1997, là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có 15 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; tính đến hết năm 2020, dân số Quảng Nam là 1.84 triệu người. Như vậy, đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH khá nhiều.
Trong thời gian qua, việc tổ chức quản lý và chi các chế độ ở BHXH tỉnh Quảng Nam về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng. Với mạng lưới hệ thống bưu điện bao phủ đến cấp xã phường, thị trấn, đội ngũ nhân viên bưu điện sẵn có, nhiều kinh nghiệm trong phục vụ khách hàng nên việc chi trả và quản lý đối tượng hưởng BHXH có nhiều thuận lợi, đảm bảo thường xuyên cập nhật, nắm bắt kịp thời, thường xuyên tình hình biến động của đối tượng hưởng trợ cấp BHXH, đảm bảo quản lý thông tin đối tượng hưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng hưởng BHXH. Để việc chi trả đạt hiệu quả cao, hai đơn vị đã phối hợp xây dựng phương án chi tiết, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế địa bàn; mở lớp tập huấn hướng dẫn cách thức, quy trình chi trả, kỹ năng tiếp đón cho nhân viên trực tiếp làm công tác chi trả. Các bàn chi trả đều được bố trí ở địa điểm thuận tiện, rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. Hai đơn vị cũng hỗ trợ cập nhật thông tin chế độ chính sách, điều chỉnh danh sách chi trả khi có thay đổi để bảo đảm trả đúng, trả đủ, đúng hẹn. Hơn nữa, tiền mặt đều được cán bộ bưu điện chọn lọc, phân chia theo từng suất và ghi sẵn tên, số thứ tự, số tiền nên nhanh gọn, tránh tình trạng tiền rách, khơng bảo đảm.
Nhờ sự phối hợp chỉ đạo quản lý từ trung ương đến địa phương, cùng với sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của các cấp Ủy đảng và chính quyền, của các Ban ngành chức năng liên quan, BHXH tỉnh Quảng Nam đã tổ chức thực hiện công tác quản lý chi một cách chặt chẽ từ quy trình, phân cấp đến chi trả đến
42
tay đối tượng hưởng, cụ thể: (1) Quy trình chi trả hợp lý, áp dụng linh hoạt các phương thức chi trả phù hợp với điều kiện hiện tại của tỉnh và của các đối tượng hưởng chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh; (2) Phân cấp chi trả rõ ràng, quy định cụ thể về việc quản lý nguồn kinh phí, quản lý người hưởng; phân cấp rõ ràng trách nhiệm giữa BHXH tỉnh, huyện trong công tác quản lý chi, quy định trách nhiệm rõ ràng trong hợp đồng quản lý đối tượng hưởng và chi trả giữa BHXH tỉnh với Bưu điện tỉnh. (3) Cơ chế phối hợp giữa BHXH và Bưu điện các cấp kịp thời, triển khai xây dựng kế hoạch chi các chế độ BHXH, quy định cụ thể địa điểm chi trợ cấp BHXH cho đối tượng thụ hưởng tại bưu điện xã, phường để đối tượng có thể chủ động nhận lương hưu và trợ cấp BHXH thuận tiện. Trường hợp người già neo đơn không nhận tiền, nhân viên chi trả có thể đến tận nhà, chi tận tay người hưởng; (4) Có sự quan tâm, kiểm tra, kiểm sốt kịp thời của các cấp trong cơng tác chi BHXH; (5) Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý chi BHXH từ Luật cho đến Nghị định, Quyết định, Thông tư của các Bộ, ngành liên quan, các văn bản của BHXH Việt Nam hướng dẫn để thực thi chính sách BHXH nói chung và cơng tác quản lý, tổ chức chi BHXH nói riêng ngày càng được chú trọng và hoàn thiện; (6) Việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm chuyên ngành thay thế cách quản lý thủ công trước đây vào quản lý hồ sơ, quản lý đối tượng một cách hiệu quả giúp cho việc công tác chi BHXH dễ dàng hơn.
Với công tác quản lý chi BHXH như hiện nay, BHXH tỉnh Quảng Nam đã thực hiện được mục tiêu là chi kịp thời, chi đúng, chi đủ đến tận tay đối tượng, đảm bảo chi an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhằm mục đích ổn định đời sống cho NLĐ tham gia BHXH, phát hiện các trường hợp gian lận hưởng trợ cấp BHXH…