- Phương tiện và công nghệ: Năng lực ứng dụng công nghệ hiện đại của
2.2.3. Kiểm tra, giám sát chi BHXH
Công tác kiểm tra được BHXH tỉnh Đắk Lắk xác định là công tác quan trọng. Khi thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát, cán bộ trong ngành phải
73
xác định được nội dung trọng tâm kiểm tra, đánh giá được tồn tại của công tác kiểm tra, giám sát
Hàng năm BHXH Đắk Lắk đều xây dựng kế hoạch kiểm tra. Số cuộc điều tra và số đơn vị điều tra có xu hướng tăng qua các năm, trong khi đó, số tiền phải thu hồi sau khi kiểm tra giảm, phần nào đánh giá được việc chi các chế độ BHXH ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao, giảm được sai phạm trong công tác chi BHXH.
Năm 2020, BHXH tỉnh Đắk Lắk tiến hành thanh tra, kiểm tra 152 đơn vị; phối hợp thanh tra liên ngành 10 đơn vị; qua đó, ban hành quyết định xử phạt và tham mưu UBND tỉnh xử phạt hành chính 4 đơn vị sử dụng lao động có vi phạm. Từ thanh tra, kiểm tra, phát hiện 377 lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số tiền phải truy đóng hơn 3,9 tỉ đồng. Tổng số tiền nợ đóng các đơn vị đã nộp trong và sau thời gian thanh tra, kiểm tra hơn 12 tỉ đồng. BHXH tỉnh Đắk Lắk cũng đã kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm, gian lận, trục lợi quỹ BHXH, BHTN...
Qua kiểm tra, thanh tra đã phát hiện khơng ít trường hợp người lao động, người sử dụng lao động có hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp làm sai lệch, giả mạo hồ sơ để hưởng BHXH, BHYT như: người lao động mượn tên hoặc hồ sơ của người khác để làm việc và đăng ký tham gia BHXH; đề nghị cấp lại sổ để tính lại thời gian đã hưởng trợ cấp BHXH một lần; kê khai, xác nhận khống để bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH, đặc biệt là thời gian trước năm 1995.
Tình trạng làm giả, mua bán giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương trong tỉnh.
Trong lĩnh vực BHYT, việc lập hồ sơ bệnh án khống, làm giả giấy chứng nhận nghỉ ốm, sổ khám bệnh khống được bán cho người lao động để
74
làm giả hồ sơ nhằm rút tiền BHYT với số lượng lớn hay việc viện lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng thuốc, lạm dụng kỹ thuật cao, sử dụng các dịch vụ kỹ thuật quá mức cần thiết so với tình trạng bệnh lý... cũng đang là hiện tượng phổ biến ở nhiều địa phương, gây thất thoát lớn cho quỹ BHYT. Trong nhóm hành vi vi phạm quy định về quyền thụ hưởng BHXH, đặc biệt phải nói đến hành vi làm sai lệch một số nội dung hồ sơ BHXH để trục lợi (chủ yếu là nội dung về thời gian đóng BHXH) xảy ra ở nhiều địa phương trong tỉnh. Bên cạnh đó, việc lập khống số hồ sơ về thời gian tham gia BHXH đã xảy ra ở nhiều địa phương và có xu hướng gia tăng nhanh. Ngồi ra, cịn có tình trạng khai báo mất sổ BHXH để được cấp lại sổ và ghi đề nghị giải quyết hưởng BHXH một lần đồng thời tại các địa phương khác nhau; khai man các yếu tố về nhân thân, thu nhập để hưởng chế độ tử tuất theo hướng có lợi. Tại một nơi tồn tại tình trạng người lao động vẫn đi làm, hưởng lương nhưng lại lập hồ sơ thanh toán các chế độ BHXH ngắn hạn; hiện tượng lập hồ sơ khống làm căn cứ hưởng BHXH vẫn xảy ra với phạm vi ngày càng lớn và tinh vi hơn.
Tất cả những hành vi gian lận trên đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của các quỹ bảo hiểm, ảnh hưởng gián tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Vì vậy, những hành vi này cần được xử lý kịp thời cũng như áp dụng các biện pháp chế tài nghiêm khắc hơn nữa để đủ sức răn đe và phòng ngừa