Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 85 - 93)

- Phương tiện và công nghệ: Năng lực ứng dụng công nghệ hiện đại của

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Đắk Lắk

chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Đắk Lắk

2.4.2.1 Hạn chế trong quản lý chi BHXH tỉnh Đắk Lắk

Trong thời gian qua thực hiện quản lý chi trả chế độ BHXH và giải quyết chính sách cho người lao động tham gia và được hưởng BHXH đã có rất nhiều hiện tượng cá nhân, tổ chức có hành vi, vi phạm gây thất thoát tiền của quỹ BHXH, một phần do cơng tác quản lý tài chính của cơ quan BHXH các cấp còn

78

lỏng lẻo, chưa thường xuyên kiểm tra, một phần do kẽ hở của các văn bản, chính sách về BHXH và cịn từ chính ý thức của cá nhân, đơn vị. Vì vậy cơng tác quản lý chi BHXH tại tỉnh Đăk Lăk còn những bất cập, cần được giải quyết.

Thứ nhất, nguồn kinh phí chi BHXH chưa được quản lý chặt chẽ. Tình

trạng lạm dụng quỹ BHXH để hưởng các chế độ BHXH ở một số địa phương và đơn vị sử dụng lao động vẫn còn phổ biến gây thất thốt nguồn kinh phí chi BHXH. Thậm chí có đơn vị còn khai giảm lao động và quỹ tiền lương hoặc lách luật ký hợp đồng với người lao động dưới 3 tháng. BHXH lại là cơ quan thụ động trông chờ các đơn vị tự giác đăng ký BHXH cho người lao động trong khi nhiều đơn vị không hiểu hoặc ý thức chưa tốt về vấn đề này. Nhất là các doanh nghiệp ngồi quốc doanh đóng trên địa bàn tỉnh, BHXH các huyện chưa nắm bắt hết được tình hình cụ thể về tiềm năng tham gia BHXH của người lao động trong khối này. Một số đơn vị khó khăn cho lao động nghỉ không lương nên người lao động lúc ốm đau, xảy ra tai nạn hoặc những rủi ro khác thì khơng được hưởng các chế độ BHXH. Vì vậy quyền lợi của người lao động không được đảm bảo. Một số doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, dừng hoạt động… để lại số nợ BHXH, đẩy người lao động lâm vào tình thế hết sức khó khăn, muốn thanh toán hoặc giải quyết chế độ BHXH theo nguyện vọng và quyền lợi của mình mà khơng được.

Thứ hai, hiện tượng khai khống hồ sơ còn diễn ra phổ biến. Giải quyết

các chế độ ngắn hạn tại các đơn vị và việc khám chữa bệnh cho người lao động vẫn còn tồn tại tình trạng làm hồ sơ giả ốm đau, khai khống thời gian nghỉ ốm để hưởng các chế độ BHXH. Chi dưỡng sức cho người lao động chưa thực hiện đúng bản chất của chế độ này là để phục hồi sức khoẻ cho người lao động, chủ yếu các đơn vị thanh toán nghỉ dưỡng sức nhưng người lao động vẫn đi làm việc. Một số cơ sở y tế đã không thực hiện nghiêm túc

79

việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc cho người bệnh, chứng nhận khống cho người lao động để làm hồ sơ hưởng chế độ BHXH và hưởng các dịch vụ KCB tại các trung tâm y tế hay bệnh viện mà BHXH quận quản lý. Tại các đơn vị làm ăn không thuận lợi, những ngày nghỉ khơng có việc làm người lao động đồng loạt đi khám xin nghỉ ốm để hưởng chế độ BHXH, một số đơn vị sử dụng lao động dùng hình thức này để lấy tiền của quỹ BHXH làm thu nhập.

Thứ ba, quy định thủ tục thụ hưởng BHXH còn rườm rà, phức tạp. Một

vài quy định về chi trả của ngành cịn mang tính máy móc khơng thực tế gây khó khăn cho đối tượng hưởng như trong một gia đình có nhiều người cùng được hưởng chế độ BHXH nhưng theo quy định muốn nhận thay, nhận hộ phải có giấy uỷ quyền và xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú và có thời hạn là 6 tháng điều này đã gây phiền hà cho đối tượng hơn nữa việc xin xác nhận giấy uỷ quyền tại địa phương cũng rất khó khăn.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra trong chi trả các chế độ BHXH còn hạn chế. Mặc dù BHXH tỉnh đã có Phịng Kiểm tra, thực hiện chức năng

thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động BHXH trên địa bàn tỉnh, nhưng công tác kiểm tra, thanh tra mới chỉ tập trung giải quyết các vụ việc nổi cộm, vụ việc có đơn thư khiếu nại tố cáo về hưởng sai chế độ, chưa chủ động tập trung thời gian và chương trình cụ thể đi sâu xuống các cơ sở, địa điểm chi trả, các đơn vị sử dụng lao động để nắm bắt tình hình của đối tượng.

Thứ năm, chi hành chính BHXH thấp, cán bộ chi trả cịn kiêm nhiệm, không chuyên. BHXH là đơn vị sự nghiệp nhưng lại hưởng định mức chi hành

chính, nên chi phí hỗ trợ cho cơng tác chi trả cho đối tượng thụ hưởng được bố trí rất ít, nên rất khó khăn cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ này. Khơng có kinh phí để chi cho cơng tác phối hợp vận động tuyên truyền, công tác

80

thanh tra, kiểm tra, khảo sát doanh nghiệp mới thành lập, đối tượng lao động thuộc diện phải tham gia BHXH rất khó khăn, vất vả nhưng khơng có sự động viên bằng lợi ích vật chất.

Thứ sáu, còn sử dụng tiền mặt nhiều trong chi trả. Chưa hướng dẫn khuyến khích đối tượng hưởng lương qua tài khoản thẻ rút tiền tự động, phần lớn đối tượng đang hưởng bằng tiền mặt. Số lượng tiền chi trả các chế độ BHXH ngày càng lớn do vậy nguy cơ mất an tồn tiền mặt ln tiềm ẩn trong quá trình chi trả từ khâu vận chuyển, bảo quản đến giao nhận. Hơn nữa Đăk Lăk là một tỉnh Tây Nguyên địa hình tương đối phức tạp, việc chi trả cho đối tượng cư trú tại những vùng sâu vùng xa vẫn còn hiều bất cập, đối tượng hưởng ít khơng tập trung phân tán, đi lại khó khăn nhưng đến nay đối tượng nhận lương hưu và trợ cấp qua tài khoản thẻ rút tiền tự động mới triển khai chủ yếu ở Thành phố Buôn Ma Thuột với số người hưởng chưa nhiều.

2.4.2.2 Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý chi bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk

Nguyên nhân khách quan

- Luật BHXH 2014 chưa thực sự phù hợp với thực tế cuộc sống, chưa lường hết được những hành vi có thể diễn ra trong thực tế, cụ thể: Chính sách BHXH hiện hành chưa hướng đến bao phủ toàn dân; Quy định về điều kiện hưởng lương hưu và nhận BHXH một lần còn bất cập; Hệ thống BHXH về cơ bản còn thiết kế đơn tầng, sự kết nối giữa chính sách BHXH với các chính sách xã hội khác chưa đồng bộ, chặt chẽ để thực sự đóng vai trị là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội nên diện bao phủ còn thấp, nhất là khu vực nơng nghiệp, nơng thơn và khu vực khơng có quan hệ lao động; Quỹ hưu trí và tử tuất khó đảm bảo cân đối trong dài hạn do: i) tương quan giữa số người đóng và số người hưởng có xu hướng ngày càng giảm. Năm 1996, cứ

81

có 217 người đang đóng BHXH thì chỉ có 1 người đang hưởng chế độ hưu trí; 10 năm sau, năm 2006 tỷ lệ này là 12,6/1; đến năm 2017 là 8,2/1 và đến năm 2020 là 7,7/1. Tỷ lệ số chi trên số thu vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian qua đang có xu hướng tăng lên; ii) Tỷ lệ hưởng lương hưu trên số năm đóng góp của Việt Nam hiện nay là khá cao, mức tối đa là 75% cho 35 năm đóng góp đối với nam và 30 năm đóng góp đối với nữ , tương ứng với tỷ lệ tích lũy là 2,14% cho mỗi năm đóng góp đối với nam và 2,5% cho mỗi năm đóng góp đối với nữ. Tỷ lệ này vẫn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới và chính sách hưu trí của Việt Nam được các chuyên gia của Tổ chức Lao động quốc tế đánh giá là thuộc loại hào phóng nhất thế giới

- Ngoài ra nhận thức về BHXH của một số đơn vị sử dụng lao động, của người lao động và người dân còn hạn chế, còn hay nhầm lẫn với các loại hình bảo hiểm kinh doanh khác. Công tác tuyên truyền, phổ biến giải thích về chính sách BHXH cịn chưa được quan tâm đúng mức.

- Mức tiền lương thay đổi nhiều lần cũng gây khơng ít khó khăn cho cơ quan BHXH tỉnh vì phải điều chỉnh sổ sách, đối chiếu, xác nhận sổ BHXH nhiều hơn, điều chỉnh hồ sơ cho đối tượng hưởng chế độ BHXH nhiều lần, quản lý phức tạp hơn. Quy chế quản lý tài chính đối với BHXH thường xuyên thay đổi do vậy việc áp dụng vào quản lý chi BHXH là rất khó khăn.

- Việc chi trả một số chế độ còn phức tạp và chưa đồng bộ, giải quyết hồ sơ

chính sách cho đối tượng hưởng BHXH cịn đi quá nhiều khâu như phải đưa hồ sơ lên cấp trên để thẩm định, xét duyệt, kiểm tra, hoặc gửi hồ sơ cùng giới thiệu đối tượng đi giám định mất khả năng lao động ở mức độ nào để tiến hành giải quyết trợ cấp làm mất rất nhiều thời gian, thường xuyên dẫn đến tình trạng thất hẹn với đối tượng khi đến kỳ chi trả mà chế độ không giải quyết kịp thời, gây tâm không thoải mái cho đối tượng.

82

Nguyên nhân chủ quan

- Cán bộ BHXH, UBND các xã cũng như các đơn vị sử dụng lao động chưa nâng cao được trách nhiệm của mình với nhiệm vụ phát triển chung cịn đồng tình với đối tượng để lạm dụng quỹ BHXH gây thất thốt nguồn kinh phí chi BHXH. Do vậy nhiều đối tượng hưởng BHXH đã chết cả năm mà vẫn còn tên trong danh sách nhận tiền, hơn nữa nhiều cán bộ xã còn bao che cho đối tượng xác nhận giấy chứng tử vào thời gian sau này để đối tượng nhận tiền mặc dù đã từ trần làm thất thoát nguồn chi quỹ BHXH.

- Cơ quan BHXH chưa xây dựng được cơ chế cụ thể về phối hợp với chính quyền địa phương, biện pháp xử lý chưa kiên quyết, thiếu kiểm tra để sớm phát hiện chấn chỉnh, phân công nhiệm vụ chưa rõ ràng và đầy đủ tính pháp lý, nghĩa vụ chưa đi đơi với quyền lợi, chưa có sự ràng buộc trách nhiệm vật chất khi để xảy ra cắt chậm.

- Chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH phải gắn liền với việc quản lý hồ sơ hưởng BHXH. Đắk Lắk là một trong những tỉnh có số đối tượng hưởng BHXH tương đối nhiều và đủ loại chế độ có những chế độ hầu như các tỉnh khơng có mà chỉ có Đắk Lắk có như cơng nhân cao su phần lớn hồ sơ được thiết lập từ những năm 1970 đến nay phần nào đã bị mối mọt gây khó khăn trong cơng tác lưu trữ. Hơn nữa, theo quy định của ngành việc chi trả lương hưu và trợ cấp cho đối tượng được thực hiện tại nơi đối tượng có hộ khẩu thường trú vì vậy khi thực hiện đăng ký quản lý đối tượng nhất thiết phải kiểm tra hộ khẩu thường trú, mà người hưởng thường là người già tuổi đã cao giấy tờ tuỳ thân thất lạc nhiều, có nhiều người cịn khơng có hộ khẩu thường trú, hoặc hồ sơ và hộ khẩu có sự sai lệch nhau vì vậy việc quản lý đối tượng chi trả là rất khó khăn dẫn đến tình trạng có người đã chết lâu rồi nhưng cơ quan BHXH không phát hiện kịp thời để dừng chi trả.

83

- Đối với các đơn vị sử dụng lao động khi giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động cho người lao động đang đóng BHXH cịn lạm dụng quỹ BHXH bằng cách khai tăng số ngày nghỉ ốm hoặc bị tai nạn do say rượu nhưng vẫn xác nhận là tai nạn lao động để thanh toán chế độ.

- Đối với chi trả các chế độ thuộc nguồn NSNN đảm bảo còn bị động, BHXH tỉnh không chủ động được trong vấn đề kinh phí bởi nguồn chi này do cấp trên chuyển về còn chậm, ở những huyện vùng núi, vùng sâu, vùng xa do địa bàn rộng, đối tượng hưởng BHXH ở phân tán, phương tiện đi lại không thuận tiện nên việc chi trả chậm hoặc kéo dài, thông tin không kịp thời nên đối tượng chậm nhận còn lớn. Hơn nữa tỷ lệ lệ phí chi trả cho cán bộ làm cơng tác chi trả cịn nhiều bất cập chưa hợp lý nên chưa khuyến khích được cán bộ chi trả hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Thực hiện quản lý và chi trả các chế độ BHXH trong điều kiện đối tượng thụ hưởng ngày càng gia tăng số tiền để chi trả ngày càng lớn, nhiều biến động di chuyển từ huyện này sang huyện khác, di chuyển từ tình này sang tỉnh khác, yêu cầu phục vụ ngày càng cao, phân bố số chi, đối tượng hưởng giữa các huyện, thành phố, thị xã có sự chênh lệch lớn, từ đó làm cho khối lượng cơng việc tăng lên nhanh chóng, việc quản lý tài chính ngày càng khó khăn, trong khi đó cán bộ làm cơng tác chi trả, cán bộ kế toán tại huyện do thiếu biên chế nên cịn kiêm nhiệm khơng chuyên. Mặt khác, trong cơng tác lập kế hoạch chi trả cịn những hạn chế, khi lập danh sách đối tượng thụ hưởng và số tiền chi trả cịn phó mặc cho cán bộ huyện thậm chí cán bộ huyện còn giao lại cho đại lý chi trả lập kế hoạch, do vậy số liệu chưa chuẩn xác dẫn đến nguồn kinh phí cấp để chi trả khơng đủ. Trong cơng tác lập báo cáo quyết tốn số tiền chi BHXH còn chậm, do cán bộ huyện cịn kiêm nhiệm nhiều cơng tác khác nên tổng hợp số liệu chậm, thậm chí cịn sai lệch.

84

Tiểu kết chƣơng 2

Thông qua các bảng số liệu phản ánh hoạt động chi bảo hiểm xã hội trong hệ thống của cơ quan Bảo hiểm xã hội từ trung ương đến địa phương. Việc nghiên cứu các số liệu cũng như quá trình phân tích thực trạng chi BHXH thơng qua các con số thống kê cụ thể giai đoạn 2017 - 2020 với phương pháp vừa phân tích vừa so sánh, luận văn đã làm rõ thực trạng chi BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đồng thời luận văn cũng đã chỉ ra được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý chi BHXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đây là những cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm khơng ngừng hồn thiện, mở rộng hệ thống chi BHXH tại tỉnh.

85

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)