- Phương tiện và công nghệ: Năng lực ứng dụng công nghệ hiện đại của
2.3.2. Tổ chức quản lý chi BHXH
2.3.2.1. Quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH
Quản lý đối tượng thụ hưởng BHXH là nhiệm vụ trọng tâm đối với cơ quan BHXH trong quản lý hoạt động chi trả. Quản lý đối tượng phân theo từng loại chế độ được hưởng để theo dõi đối tượng hết hạn hưởng, chết... và cắt giảm kịp thời.
Đối tượng hưởng BHXH rất phức tạp về địa bàn chi trả vì đối tượng cư trú ở vùng sâu, vùng xa, cũng như thời gian chi trả, điều quan trọng nhất trong công tác quản lý chi BHXH cho đối tượng thụ hưởng là quản lý được cụ thể, chính xác từng đối tượng theo từng loại chế độ được hưởng, mức lương được hưởng và thời gian được hưởng.
Quản lý đối tượng thụ hưởng BHXH là công tác thường xuyên liên tục của cơ quan BHXH tỉnh Đắk Lắk, tránh tình trạng đối tượng chi trả khơng cịn tồn tại mà kinh phí chi trả vẫn được cấp gây ra sự tổn thất cho quỹ BHXH, dẫn đến tình trạng trục lợi của các đơn vị và cá nhân.
Những năm qua, việc quản lý đối tượng hưởng BHXH tỉnh Đắk Lắk cũng đạt được những thành tự đáng kể. Đã kịp thời thống kê, theo dõi và cập nhật đầy đủ các đối tượng hưởng chế độ BHXH đảm bảo chi đúng, chi đủ cho tất cả các đối tượng hưởng. Nhờ công nghệ cùng phần mềm máy tính, việc quản lý đối tượng hưởng đã dễ dàng hơn, giảm sai sót, giảm thời gian và sức lực cho cán bộ bảo hiểm, đồng thời cũng dễ xử lý khi có bổ sung hoặc giảm bớt đối tượng hưởng BHXH. Ngoài ra, việc lưu trữ, quản lý hồ sơ đã được sắp xếp khoa học hơn tạo thuận lợi cho việc tra cứu, khai thác và sử dụng.
Tuy vậy, Đắk Lắk là một tỉnh có đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH tương đối đông và cư trú rải rác khắp địa bàn trong tỉnh vì vậy cơng tác quản lý đối tượng thụ hưởng tương đối khó khăn, hơn nữa hàng năm số đối tượng thụ hưởng lại tăng lên đáng kể. Để làm tốt công tác quản lý đối tượng trong điều kiện như vậy, BHXH tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
61
như thực hiện phân cấp quản lý đối tượng cho từng huyện, từng cán bộ và có trách nhiệm báo giảm khi đối tượng hết hạn hưởng, chết hoặc đi khỏi địa phương. Ngoài ra BHXH huyện cịn có hợp đồng quản lý đối tượng với cán bộ xã để khi đối tượng thụ hưởng trên địa bàn có sự thay đổi nơi cư trú, chết, đi khỏi địa phương cán bộ xã sẽ kịp thời báo cho cơ quan BHXH vì vậy số đối tượng giảm do cắt chậm, hưởng sai qua các năm giảm đáng kể, thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Số ngƣời thụ hƣởng BHXH giai đoạn 2017-2020
Đơn vị tính: Người
STT Loại chế độ
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
NSNN Quỹ BHXH NSNN Quỹ BHXH NSNN Quỹ BHXH NSNN Quỹ BHXH 1 Chế độ ốm đau - 8.646 - 7.270 - 7.937 - 6.550 2 Chế độ thai sản - 7.197 - 7.272 - 7.894 - 7.263 3 Chế độ dưỡng sức - 2.373 - 2.357 - 2.369 - 2.982 4 Chế độ TNLĐ-BNN 112 266 110 292 110 823 110 1.253 5 Chế độ hưu trí 5.683 26.127 5.486 27.923 5.260 29.440 5.026 31.090 6 Chế độ trợ cấp CBX - 47 46 47 45 7 Chế độ trợ cấp MSLĐ 3.122 - 3.052 - 2.962 - 2.886 -
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk)
Đối tượng hưởng chế độ BHXH bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp dài hạn và đối tượng hưởng chế độ ngắn hạn. Đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn như chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, trợ cấp TNLĐ-BNN 1 lần, trợ cấp mai táng phí, trợ cấp tuất 1 lần...Việc quản lý đối với đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn thường dễ nắm bắt hơn do đây
62
thường là những đối tượng đang tham gia đóng BHXH tại nơi làm việc. Đối tượng hưởng chế độ BHXH dài hạn như chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp cán bộ xã, trợ cấp tuất định suất cơ bản, trợ cấp TNLĐ- BNN hàng tháng,...Việc quản lý những đối tượng hưởng dài hạn này khó khăn, phức tạp hơn vì ln có sự biến động về số lượng, tăng lên do số người về hưu tăng hoặc giảm đi do đối tượng qua đời hay hết thời hạn hưởng chế độ BHXH.
Qua bảng trên cho thấy số người hưởng BHXH cũng khá đông và biến động qua các năm, trong khi số người hưởng BHXH do nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo có xu hướng giảm (do đối tượng hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, tử tuất chết hoặc hết hạn hưởng, hoặc chuyển đi khỏi địa phương giảm) thì số đối tượng hưởng BHXH từ quỹ BHXH đảm bảo tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là đối tượng hưởng chế độ hưu trí do hưởng mới, hàng năm riêng số đối tượng hưởng chế độ hưu trí tăng khoảng trên dưới 3.000 người là do thời điểm này Nhà nước ban hành thực hiện các chính sách tinh giản biên chế, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, giảm tuổi nghỉ hưu theo quy định đối với đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế…
2.3.2.2 Quản lý quy trình chi trả các chế độ BHXH
Hiện nay, quy trình chi các chế độ BHXH tại BHXH Đắk Lắk được tiến hành hợp lý, đúng theo quy định của BHXH Việt Nam và áp dụng linh hoạt cho phù hợp với điều kiện hiện tại của tỉnh và của các đối tượng hưởng chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau:
- Chi trả BHXH hàng tháng
Đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng thường là những người có nguồn thu nhập chính từ việc nhận tiền chế độ BHXH, vì vậy việc trả đúng thời gian, đúng số lượng, đúng chế độ không phải chỉ đảm bảo nguyên tắc chi mà cịn là nhiệm vụ chính trị của cơ quan BHXH. Hiện nay, BHXH Đắk Lắk đã phân cấp cho BHXH cấp huyện tổ chức quản lý, phối hợp với bưu điện huyện thực hiện theo quy trình sau:
63
(Nguồn: tổng hợp của tác giá) Sơ đồ 2.2: Quy trình chi chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng
Quy trình chi trả các chế độ BHXH hàng tháng được thực hiện như sau: (1) Hàng tháng, đại diện chi trả lập bảng thanh toán chi trả các chế độ theo mẫu số C74-HD và căn cứ vào số người, số tiền chưa trả để lập mẫu số 7- CBH kèm theo, chuyển cho BHXH các huyện để quyết toán số tiền đã chi trả. BHXH các huyện căn cứ danh sách người chưa nhận chế độ hàng tháng do đại diện chi trả gửi để lập mẫu số 7-CBH và lập các mẫu tăng, giảm điều chỉnh mức hưởng các chế độ (mẫu 9b, 9c, 10-CBH) gửi BHXH tỉnh làm căn cứ lập danh sách chi trả của tháng tiếp theo (các biểu mẫu về chi trả chế độ BHXH được quy định tại Phụ lục trong QĐ 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016).
(2) Phòng Chế độ căn cứ các mẫu: 7-CBH, 9b-CBH, 9c-CBH, 10- CBH của huyện chuyển đến; số người tăng, giảm, điều chỉnh mức hưởng do BHXH tỉnh giải quyết; kết quả giải quyết hưởng chế độ hàng tháng của người hưởng mới hoặc tỉnh khác chuyển đến để lập: Danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng(mẫu số C72a-HD hoặc C72c-HD, C72b-HD); Tổng hợp kinh phí chi trả các chế độ hàng tháng (mẫu số 2-CBH); Báo cáo tăng, giảm hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng (mẫu số 3-CBH); Danh sách báo tăng, điều chỉnh hưởng, giảm các chế độ hàng tháng (mẫu số 11-CBH, 12-CBH, 13-
(01) BHXH Việt Nam BHXH Việt Nam Quỹ BHXH BHXH tỉnh Đăk Lăk BHXH các huyện, thành trực thuộc
Đại diện chi trả Đối tượng hưởng
chế độ BHXH hàng tháng
(02)
64
CBH); Phiếu truy lĩnh số tiền chưa nhận chế độ hàng tháng (mẫu số 17-CBH) chuyển cho BHXH các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, đại diện chi trả để chi trả kịp thời cho người hưởng hoặc chi trả tại BHXH tỉnh theo nhu cầu của người hưởng. Đồng thời, chuyển Phòng Kế hoạch Tài chính mẫu Tổng hợp kinh phí chi trả các chế độ hàng tháng (mẫu số 2-CBH) để Phòng Kế hoạch Tài chính chuyển kinh phí cho đại diện chi trả.
(3) Đại diện chi trả thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng cho người hưởng trong vịng 10 ngày đầu tháng. Sau đó thực hiện quyết toán theo quan hệ (1).
- Chi trả chế độ BHXH ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe)
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Sơ đồ 2.3: Quy trình chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn
Đối với chế độ BHXH ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe) thì quy trình chi trả được miêu tả theo sơ đồ 2.3. Theo đó đơn vị sử dụng lao động lập danh sách đề nghị thanh toán gửi cho BHXH huyện, thị, thành phố trực thuộc. Bộ phận Chế độ cùng với bộ phận Kế toán của BHXH huyện, thị, thành phố chuyển số tiền xét duyệt cho đơn vị sử dụng lao động, sau đó đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả các chế độ theo quy định cho người lao động.
- Chi trả chế độ BHXH 1 lần (02) BHXH các huyện, thị, thành phố trực thuộc Đơn vị sử dụng LĐ và người lao động Người lao động (01) (02) (01) (03)
65
Chế độ BHXH 1 lần gồm có BHXH 1 lần, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp TNLĐ-BNN (trừ đối tượng đủ điều kiện hưởng thường xuyên), trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ-BNN, phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và các chế độ một lần khác.
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
Sơ đồ 2.4: Quy trình chi trả chế độ BHXH 1 lần
Đối với chế độ BHXH 1 lần, BHXH tỉnh phân cấp cho BHXH huyện để trực tiếp chi trả cho đối tượng thụ hưởng. Hàng tháng, bộ phận Kế toán của BHXH huyện lập Báo cáo nguồn để BHXH tỉnh cấp kinh phí chi BHXH trong tháng. Phịng Chế độ BHXH lập Danh sách hưởng chế độ một lần (mẫu số 21A-HSB, 21B-HSB) theo nội dung chi được phân cấp, người hưởng chế độ hưu trí hàng tháng từ tỉnh khác chuyển đến; nhận các quyết định hỗ trợ kinh phí từ Sở Thương binh & Xã hội về chuyển đổi nghề nghiệp cho người TNLĐ-BNN khi đi làm lại, khám bệnh nghề nghiệp, chữa bệnh nghề nghiệp,… đối chiếu về điều kiện hỗ trợ, mức hỗ trợ sau đó chuyển cho BHXH huyện thực hiện chi trả cho người hưởng.
BHXH huyện tiếp nhận dữ liệu các mẫu 21A-HSB, 21B-HSB và các quyết định hưởng chế độ một lần, phiếu điều chỉnh hưởng trợ cấp khu vực một lần từ BHXH tỉnh, thực hiện chi trả trực tiếp bằng tiền mặt ngay trong ngày khi người hưởng đến nhận tiền hoặc chuyển khoản ngay vào tài khoản cá nhân của người hưởng ngay khi nhận được danh sách từ BHXH tỉnh.
2.3.2.3 Quản lý thực hiện chi trả các chế độ BHXH
Tổ chức chi trả các chế độ BHXH cho người thụ hưởng là việc rất quan trọng vì liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người thụ hưởng. Tùy thuộc vào điều kiện hoạt động của ngành và tình hình tại địa phương mà cơ quan BHXH
Đại diện chi trả
Đối tượng hưởng BHXH tỉnh
66
địa phương lựa chọn cách thức tổ chức chi trả phù hợp trên từng địa bàn cụ thể sao cho chi phí tiết kiệm nhất nhưng vẫn đảm bảo được chi trả kịp thời, đúng kỳ, đủ số và an toàn đến tay đối tượng hưởng các chế độ BHXH.
Đối với BHXH tỉnh: vào ngày 25 hàng tháng căn cứ vào quyết định hưởng chế độ BHXH hàng tháng và một lần do Phòng Chế độ BHXH xét duyệt và tiếp nhận hồ sơ chuyển đến, danh sách đối tượng giảm do BHXH các huyện, thành phố, thị xã chuyển lên Phòng Chế độ BHXH tổng hợp lập danh sách chi trả lương hưu của tháng tới chuyển cho Phòng Kế hoạch tài chính trước ngày 28 hàng tháng để kiểm tra số liệu và cấp kinh phí cho BHXH các huyện.
BHXH tỉnh trực tiếp chi trả cho các đối tượng là người lao động đang làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh quản lý.
Đối với BHXH Huyện: Hàng tháng căn cứ vào danh sách chi trả do BHXH tỉnh chuyển xuống để thực hiện chi trả trực tiếp hoặc uỷ quyền cho đại diện chi trả xã, ngân hàng cung ứng dịch vụ chi trả qua tài khoản thẻ ATM chi trả cho đối tượng.
Trường hợp nếu uỷ quyền cho đại diện chi trả xã: Ký hợp đồng trực tiếp với Ủy ban nhân dân (UBND) xã để UBND xã cử người làm đại diện chi trả xã. Trường hợp không ký hợp đồng trực tiếp với UBND xã thì ký hợp đồng với người làm đại diện chi trả xã do UBND xã giới thiệu, có sự chứng kiến của UBND xã cả hai trường hợp trên đều ký hợp đồng .
Uỷ quyền cho đơn vị sử dụng lao động chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản: hàng quý đơn vị sử dụng lao động căn cứ vào hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản của người lao động đang công tác tại đơn vị và lập hồ sơ hưởng chế độ.
Với đối tượng chi trả ngày càng nhiều, lượng tiền chi trả ngày càng lớn, hơn nữa BHXH tỉnh Đắk Lắk luôn thực hiện tốt các bước trong quy trình chi trả từ khâu lập dự toán cho đến khâu lập báo cáo quyết tốn kinh phí và kiểm tra chi trả. Do vậy thời gian qua với lượng tiền chi trả hàng năm tương đối lớn
67
nhưng BHXH tỉnh Đăk Lăk ln đảm bảo chi đúng, chi đủ, an tồn và kịp thời và tới tận tay đối tượng thụ hưởng. Kết quả chi trả các chế độ BHXH được thể hiện qua các bảng số liệu 2.7.
68
Bảng 2.7: Tình hình chi trả các chế độ BHXH giai đoạn 2017-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng TT Loại chế độ 2017 2018 2019 2020 NSNN Quỹ BHXH NSNN Quỹ BHXH NSNN Quỹ BHXH NSNN Quỹ BHXH 1 Chế độ ốm đau - 6.699 - 6.320 - 7.302 - 7.066 2 Chế độ thai sản - 104.288 - 115.499 - 135.648 - 135.743 3 Chế độ dưỡng sức - 5.031 - 5.573 - 6.032 - 7.912 4 Chế độ TNLĐ- BNN 1.179 3.718 1.260 4.231 1.334 4.519 1.372 4.810 5 Chế độ hưu trí 253.747 1.151.639 261.214 1.357.290 268.068 1.566.062 265.308 1.747.310 6 Chế độ trợ cấp CBX - 971 - 1.033 - 1.083 - 1.116 7 Chế độ MSLĐ 82.025 85.314 88.566 89.214 8 BHXH tự nguyện - 11.232 - 16.811 - 21.267 - 25.873 9 Chế độ khác 59.879 288.086 64.936 323.739 70.011 359.392 72.425 256.045 Tổng 396.830 1.283.578 412.724 1.830.496 357.968 1.741.913 428.319 2.185.875 (Nguồn: BHXH tỉnh Đắk Lắk)
69
Từ phân tích ở phần trên cho thấy số người hưởng BHXH từ nguồn NSNN có xu hướng giảm do chết, hết hạn hưởng, chuyển nơi cư trú nhưng số tiền chi BHXH do Ngân sách nhà nước đảm bảo vẫn tăng mạnh qua các năm do sự điều chỉnh tăng mức hưởng qua các năm của nhà nước cũng như điều chỉnh tăng lương tối thiểu hàng năm, điều chỉnh hưởng trợ cấp khu vực một lần…Bên cạnh đó, số chi BHXH do quỹ BHXH đảm bảo cũng luôn tăng qua các năm. Nếu số chi BHXH do quỹ BHXH đảm bảo năm 2017 là 1.283.578 triệu đồng thì con số này năm 2020 là 1.929.830 triệu đồng. Số tiền chi BHXH tăng qua các năm đã góp phần ổn định cuộc sống cho người thụ hưởng, từ đó đảm bảo an sinh xã hội và tạo cơ hội phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Ngoài ra, tỷ trọng chi do nguồn NSNN đảm bảo so với tổng số chi của cả 2 nguồn (NSNN và quỹ BHXH) đang có xu hướng thay đổi: nếu năm 2017 tỷ lệ này là 77,5%, năm 2018 là 79,1%, năm 2019 là 80,3% thì tỷ lệ này đến năm 2020 là 81,6%. Điều đó cho thấy chi BHXH từ quỹ BHXH chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng chi, từ đó mà làm giảm gánh nặng cho NSNN.