Khái niệm Quản lý chi Bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 34 - 35)

“Quản lý diễn ra trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người khi có nhiều người liên kết, hợp tác với nhau, diễn ra trên nhiều cấp độ khác nhau, được vận dụng khái niệm chung về quản lý” [19]. Đối với cơng tác chi BHXH cũng cần có quản lý, hoạt động đó được định nghĩa như sau: “Quản lý chi BHXH là các hoạt động có tổ chức, theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác chi các chế độ BHXH. Các hoạt động đó được thực hiện bằng hệ thống pháp luật của nhà nước và bằng các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu chi đúng đối tượng, chi đủ số lượng và đảm bảo tiền tới tận tay đối tượng được thụ hưởng đúng thời gian quy định” [20].

Ở đây ta cũng có thể nói thêm về khái niệm quỹ BHXH: Đó là một quỹ tiền tệ tập trung giữ vị trí là khâu tài chính trung gian trong hệ thống tài chính quốc gia. Nó ra đời tồn tại và gắn với mục đích bảo đảm ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập

27

từ lao động, mà không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời. Như vậy, quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập với NSNN, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước

Mục tiêu của quản lý chi BHXH là làm cho quá trình tổ chức chi trả chế độ BHXH thông suốt, chi trả đúng, đủ, kịp thời, phục vụ cho người tham gia và hưởng các chế độ BHXH ngày càng tốt hơn, góp phần ổn định, bảo đảm an toàn xã hội và thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)