Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam (Trang 86 - 91)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cá nộ công

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Quá trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế một mặt, đã tạo điều kiện, cơ hội, và thúc đẩy phụ nữ tham gia ngày càng nhiều những công việc ngồi xã hội; mặt khác, cũng cịn có nhiều rào cản đối với sự phát triển tiến bộ của phụ nữ, họ luôn phải gánh chịu những thiệt thòi như: bất bình đẳng giới trong giáo dục, cơ hội việc làm, thu nhập thực tế rất hạn chế do ít được đào tạo, gánh nặng trong công việc nội trợ, bất bình đẳng trong cơng việc và thu nhập, trong đề bạt thăng tiến, trong chính sách của nhà nước về tuổi hưu,... Mặc dù các cấp cơng đồn đều tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nữ CBCĐ và đã có những giải pháp, tổ chức những hoạt động nhằm phát huy vai trò cán bộ nữ, tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì chất lượng đội ngũ nữ CBCĐ cịn có hạn chế sau:

- Hạn chế về năng lực của nữ cán bộ và điều kiện thăng tiến, điều đó thể hiện ở: Mức độ đáp ứng công việc, sự nỗ lực, phấn đấu, các điều kiện thăng tiến, các nguyên tắc áp dụng khi tuyển dụng, bố trí, đề bạt, thu nhập và thời gian làm việc, sự khác biệt về giới trong trình độ học vấn, khác biệt giới về khả năng ra quyết định và tổ chức cuộc sống trong gia đình, khác biệt về chức nghiệp và sự thay đổi trong công việc của nam và nữ.

- Một số khó khăn mà nữ cán bộ hay gặp phải trong cuộc sống: Áp lực trong cơng việc, khó khăn về kinh tế, thiếu thời gian, cơng việc gia đình, hạn chế ngoại ngữ, hạn chế trong tiếp cận công nghệ thông tin, vấn đề về sức khỏe, bị quấy rối nơi làm việc,…

Đa số chị em cho rằng, khó khăn từ cơng việc, hay gia đình do khách quan đưa đến khơng thể tránh khỏi, nên cần phải được sự quan tâm giúp đỡ của những người xung quanh, của lãnh đạo đơn vị, cơ quan nhà nước trong cải tiến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ chính sách để hỗ trợ họ. Đặc biệt cần có sự giúp đỡ hỗ trợ, chia sẻ cơng việc gia đình, chăm sóc con cái của người

thân, nhất là người chồng để chị em có điều kiện và thời gian tham gia học tập nâng cao trình độ, tập trung hồn thành tốt cơng việc chun môn được giao.

- Hạn chế trong công tác quy hoạch: Việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của các cấp cơng đồn về công tác cán bộ nữ chưa được quan tâm đúng mức để phát huy năng lực đội ngũ nữ CBCĐ, thể hiện trong công tác cán bộ như quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách bổ nhiệm sử dụng chưa hoàn thiện, đồng bộ:

Một số đơn vị không thực hiện đúng quy định tỷ lệ nữ trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ. Việc bố trí sử dụng cán bộ cịn bị chi phối do ý chí chủ quan của cá nhân nên phần nào chưa tạo động lực cho cán bộ cơng đồn, cán bộ nữ nâng cao trình độ, chất lượng cơng tác.

- Hạn chế trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức nữ: Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơng đồn của các đơn vị chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung tập huấn chuyên đề chưa sát với thực tiễn công tác tại các đơn vị; việc bồi dưỡng kỹ năng khơng chun sâu, chưa mang tính thời sự.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, định kiến giới vẫn còn tồn tại ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, trong gia đình và xã hội. Nhận thức về giới và bình đẳng giới của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan chưa sâu sắc. Nhiều cấp uỷ và chính quyền các cấp, các ngành nhận thức chưa đầy đủ quan điểm công tác cán bộ nữ là một bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, là yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới. Còn biểu hiện hẹp hòi, thiếu tin tưởng vào khả năng của cán bộ nữ, ngại tuyển dụng phụ nữ, đánh giá cán bộ nữ thiếu khách quan, chưa cơng bằng và cịn khắt khe. Định kiến giới còn tồn tại khá phổ biến trong đời sống xã hội. Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận, cán bộ, nhân dân, coi nam giới là trụ cột cịn phụ nữ ln gắn với vai trị nội trợ chăm sóc gia đình, đảm đương cơng việc gia đình, phục vụ hy sinh cho chồng con vô điều kiện, gây ra cách

nhìn lệch lạc về vai trị mỗi giới dẫn đến thiếu sự sẻ chia trách nhiệm giữa nam giới và phụ nữ trong cơng việc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội; dẫn đến đánh giá thiếu khách quan về phụ nữ và nam giới, từ đó có thể hạn chế cơ hội phát triển của họ. Nhiều người cho rằng lãnh đạo khơng thích hợp với phụ nữ nên thường khắt khe hơn khi đánh giá phụ nữ, cản trở họ hoặc khơng khích lệ họ khi tiếp cận cơ hội đi học, tham gia lãnh đạo, quản lý. nhiều lãnh đạo nam cho rằng “phụ nữ làm chức vụ cao khơng có nhiều thời gian quan tâm đến gia đình, họ giỏi việc nước, nhưng khơng có thời gian lo cho con cái họ”, hậu quả là, cán bộ nữ ít nằm trong quy hoạch đội ngũ lãnh đạo kế cận.

Thứ hai, hệ thống chính sách đối với phụ nữ nói chung và cơng tác cán bộ nữ nói riêng chưa kịp thời, thiếu đồng bộ nên chưa động viên, khuyến khích được phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị, xã hội và nắm giữ các vị trí cao trong xã hội. Cơ cấu đội ngũ cán bộ nữ cơng đồn đưa vào diện quy hoạch cán bộ cịn thấp, tình trạng thiếu hụt cán bộ kế cận ở nhiều cấp công đồn; ở nhiều khu cơng nghiệp, doanh nghiệp lao động nữ chiếm tỷ lệ không nhỏ, nhưng cán bộ lãnh đạo cơng đồn là nữ chiếm tỷ lệ chưa tương xứng. Việc thống kê, đánh giá xếp loại cán bộ, lựa chọn cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực ở cơ sở hàng năm chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả, một số nơi còn nặng về cơ cấu đã phần nào làm hạn chế việc phát huy tính dân chủ để lựa chọn CBCĐ.

Thứ ba, việc phát huy vai trò của nữ CBCĐ còn nhiều hạn chế, chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm.

Thứ tư, thời cơ và thách thức đối với cơng tác cơng đồn trong giai đoạn hội nhập hiện nay địi hỏi đội ngũ nữ cán bộ phải khơng ngừng vươn lên hoàn thiện bản thân, thích ứng với u cầu mới, địi hỏi sự năng động, sáng tạo, đổi mới và thu hút đơng đảo nữ đồn viên, người lao động tham gia cơng tác nữ của tổ chức cơng đồn. Trong khí đó bản thân một bộ phận cán bộ nữ chưa thực sự nỗ lực cố gắng để tự học, tự bồi dưỡng rèn luyện đáp ứng yêu

cầu hội nhập quốc tế; năng lực tham mưu xây dựng chính sách, đề xuất, kiểm tra giám sát, vận động quần chúng, tổ chức hoạt động mới của một số cán bộ nữ còn chưa tốt; năng lực vận động, thuyết phục quần chúng còn hạn chế. Một số cán bộ nữ chưa chủ động trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện cơng việc, thiếu các kỹ năng hoạt động cơng đồn như: kỹ năng vận động, thuyết phục, kỹ năng thương lượng, đàm phán với người sử dụng lao động và giải quyết tranh chấp lao động...

Thứ năm, kinh phí dành cho tổ chức các hoạt động nữ và khen thưởng còn hạn hẹp, tỷ lệ khen thưởng chưa tương xứng với kết quả của các phong trào cơng đồn nói chung cũng như phong trào nữ cơng nhân viên chức lao động nói riêng. Tiêu chí khen thưởng, biểu dương chưa thực sự rõ nét, sát với thực tiễn, khó khăn để tìm được những điển hình tiêu biểu nhất; việc xét chọn ở một số đơn vị cũng chưa thực sự đảm bảo chất lượng do đó khơng thực sự động viên, khích lệ và phát huy được vai trò cán bộ nữ.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, trên cơ sở khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Cơng đồn Viên chức Việt Nam, nêu ra những đặc điểm, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức hoạt động của cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc Cơng đồn Viên chức Việt Nam, Luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ nữ cán bộ cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc CĐVCVN trên các khía cạnh: Cơ cấu, thể lực, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng thực thi công việc được giao, phẩm chất đạo đức, nhân cách; Thực trạng công tác quy hoạch, bầu cử, đánh giá sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ cán bộ để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở. Những đánh giá, phân tích thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc Cơng đồn Viên chức Việt Nam là cơ sở để đề xuất các giải pháp ở Chương 3.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ CƠNG ĐỒN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ

TRỰC THUỘC CƠNG ĐỒN VIÊN CHỨC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)