Các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng đội ngũ nữ cán bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam (Trang 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng đội ngũ nữ cán bộ

cán bộ cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở

1.4.1. Các nhân tố thuộc bản thân người nữ cán bộ cơng đồn

1.4.1.1. Nhận thức của người nữ cán bộ cơng đồn

Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm; nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cơ sở, mục đích, tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn xã hội.

Nhận thức của người nữ CBCĐ cũng khơng nằm ngồi những nhận thức chung đó. Trên thực tế, nhận thức của cán bộ tác động đến chất lượng cán bộ, nếu CBCĐ có nhận thức đúng về tư tưởng sẽ dẫn đến hành động đúng trong thực hiện nhiệm vụ và sẽ tự phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, vươn lên trong công tác, trong học tập khiến cho chất lượng cán bộ được nâng lên. Ngược lại nếu CBCĐ có nhận thức, tư tưởng sai trái, lệch lạc sẽ dẫn đến những hành động không đúng làm cho chất lượng cán bộ đi xuống.

1.4.1.2. Tinh thần ham học hỏi, sự nỗ lực phấn đấu

hỏi, ham hiểu biết của cán bộ. Nhất là trong giai đoạn hiện nay trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, hội nhập quốc tế trình độ khoa học kỹ thuật được nâng cao đòi hỏi người CBCĐ phải nâng cao về mọi mặt đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì người nữ CBCĐ phải thực sự là người “u nghề” có sở thích và hăng say hoạt động công đồn, có ý chí nỗ lực vươn lên nhằm chinh phục những đỉnh cao của khoa học, trong đó có khoa học về tổ chức hoạt động cơng đồn. Thực tế kiến thức về chun mơn, về cơng đồn là rất lớn, việc nâng cao chất lượng CBCĐ thông qua trường học, hoặc các đợt tập huấn thì khơng thể đáp ứng được công việc hàng ngày. Xã hội, cuộc sống luôn ln biến đổi khơng ngừng, cho nên dù cịn chịu nhiều thiệt thịi, áp lực trong cơng việc tại cơ quan, đơn vị và phải đảm đương, gánh vác nhiều cơng việc gia đình nhưng đa số cán bộ nữ vẫn ln tự học, tự rèn luyện (trong đó có cả rèn luyện về thể chất), có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập công tác, thể hiện sự nỗ lực của bản thân, coi đó là phương pháp tốt nhất để nâng cao năng lực cho mỗi người.

1.4.2. Các nhân tố thuộc tổ chức cơng đồn

1.4.2.1. Quan điểm, chủ trương của tổ chức cơng đồn về cơng tác cán bộ nữ

TLĐLĐVN có vai trị thiết thực trong việc hoạch định chiến lược phát triển xây dựng đội ngũ CBCĐ; nếu Cơng đồn có quan điểm, chủ trương về công tác cán bộ nữ đúng đắn, đầy đủ, đồng bộ và thực hiện nghiêm quan điểm, chủ trương thì chất lượng cán bộ nữ sẽ được nâng lên và ngược lại. Chính vì vậy, những năm qua TLĐLĐVN đã luôn quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ cơng đồn có năng lực, phẩm chất đáp ứng u cầu của hoạt động công đồn, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho chị em, thực hiện mục tiêu giải phóng phụ nữ của Đảng trong tổ chức cơng đồn. TLĐLĐVN đã chỉ đạo các cấp cơng đồn trong cả nước nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí của cơng tác vận động nữ CNVCLĐ và đãi ngộ nữ CBCĐ; trên cơ sở đó xây dựng chương trình hành động trong từng giai đoạn

với mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể để chỉ đạo phong trào,.. tạo điều kiện xây dựng đội ngũ cán bộ nữ cơng đồn phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; kịp thời phát hiện những gương nữ điển hình tiêu biểu để đưa vào các vị trí lãnh đạo cơng đồn các cấp, quan tâm, chú trọng tới công tác phát triển đảng trong nữ CNVCLĐ.

1.4.2.2. Nguồn lực tài chính của tổ chức cơng đồn

Trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như hội nhập quốc tế sâu rộng. Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới và sự tham gia của Việt Nam vào Hiệp định CPTPP đã đặt ra cho tổ chức cơng đồn nhiều khó khăn cũng như cơ hội và thách thức. Do đó việc xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức cơng đồn trong tình hình mới là vấn đề cấp bách và chiến lược. Nếu cơng đồn có nguồn lực tài chính đủ mạnh thì có điều kiện đầu tư cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ. Mặt khác có nguồn lực tài chính thì cũng sẽ có điều kiện tạo động lực nâng cao trình độ cán bộ nữ cơng đồn, chất lượng CBCĐ được nâng lên. Chính vì vậy, TLĐLĐVN đã ln chú việc xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức cơng đồn trong tình hình mới bằng cách nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo bước chuyển biến tích cực của các cấp cơng đồn trong việc xây dựng nguồn lực tài chính; Nâng cao hiệu quả công tác thu, phân phối, quản lý, sử dụng tài chính cơng đồn theo quy định của pháp luật và quy định; Tài chính cơng đồn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân cơng, phân cấp quản lý, gắn trách nhiệm của cơng đồn các cấp;… để tăng cường, phát huy các nguồn lực đáp ứng nhiệm vụ nâng cao chất lượng hoạt động cơng đồn; phục vụ tốt hơn nhu cầu chính đáng của đồn viên, người lao động; phục vụ nhiệm vụ cấp thiết của tổ chức cơng đồn.

1.4.2.3. Công tác cán bộ

Công tác cán bộ bao gồm nhiều khâu, từ tuyển chọn, nhận xét, đánh giá cán bộ đến quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, bổ

nhiệm, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Các khâu của công tác cán bộ là một thể thống nhất, có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau, tác động, thúc đẩy lẫn nhau vì thực hiện tốt khâu này sẽ là tiền đề và cơ sở để thực hiện tốt các khâu khác. Trong các khâu của công tác cán bộ, mỗi khâu có vai trị, vị trí quan trọng khác nhau, nên khơng được tuyệt đối hóa hay coi nhẹ bất cứ khâu nào.

- Công tác xây dựng tiêu chuẩn chức danh nữ cán bộ cơng đồn

Xây dựng tiêu chuẩn chức danh là một nhiệm vụ quan trọng góp phần vào việc nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả hoạt động của cán bộ; là yếu tố quyết định nâng cao năng lực điều hành của cán bộ quản lý và năng lực thực thi nhiệm vụ được giao của cán bộ phù hợp với cơ quan, đơn vị; là đòi hỏi tất yếu, khách quan, và cần thiết, là cơ sở để tuyển dụng, sử dụng cũng như thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Công tác xây dựng chức danh, tiêu chuẩn cán nữ bộ cơng đồn phải xuất phát từ yêu cầu thực tế nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, cơ cấu, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín để tổ chức phong trào cán bộ công chức, viên chức, lao động và hoạt động cơng đồn, nhiệm vụ của tổ chức cơng đồn trong giai đoạn mới. Xây dựng tiêu chuẩn người cán bộ cơng đồn: Phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng; nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp xây dựng tổ chức cơng đồn; có tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có uy tín, có phương pháp hoạt động quần chúng và khả năng đoàn kết tập hợp được đơng đảo đồn viên, CBCCVCLĐ; có tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồn viên, CBCCVCLĐ. Người cán bộ cơng đồn phải có năng lực tham gia xây dựng và cụ thể hóa, tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cơng tác cơng đồn; có kiến thức về quản lý kinh tế, xã hội, pháp luật; có kỹ năng hoạt động và nghiệp vụ cơng tác cơng đồn; có khả năng tham gia quyết định các chủ trương công tác của ban chấp hành cơng đồn; có tinh thần trách nhiệm, hồn thành tốt nhiệm vụ được tập thể và tổ

chức giao; có sức khỏe để hồn thành nhiệm vụ; có đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị; có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng và lãng phí; khơng cục bộ bản vị, cơ hội; khơng lãng phí, tham nhũng và bao che cho tham nhũng.

- Công tác đánh giá cán bộ thực hiện nhiệm vụ

Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức là một hoạt động quản lý, bao gồm nhiều nội dung, mỗi nội dung là một tiêu trí để cán bộ, cơng chức, viên chức có mối liên hệ mật thiết với nhau. Mục đích của việc đánh giá cán bộ để làm rõ ưu điểm, khuyết điểm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, hiệu quả công tác; làm căn cứ để tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, cũng như giúp họ phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực và hiệu quả công tác. Đánh giá cán bộ có vai trị đặc biệt quan trọng trong cơng tác cán bộ, đánh giá đúng sẽ phát huy được khả năng của từng cán bộ và đội ngũ cán bộ; ngược lại, đánh giá không đúng sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ sai, ảnh hưởng không tốt cho cơ quan, đơn vị. Việc thực hiện đánh giá CBCĐ là nội dung hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơng đồn cơ sở.

- Công tác quy hoạch, lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ

Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu trong công tác cán bộ của Đảng ta, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Bố trí, sử dụng cán bộ có hiệu quả là nội dung quan trọng, là yếu tố cơ bản để xem xét, đánh giá kết quả việc tổ chức, thực hiện công tác cán bộ của các cơ quan đơn vị. Việc bố trí và sử dụng cán bộ hợp lý, hiệu quả không chỉ cần có ngun tắc mà cịn phải có sự linh hoạt, khéo léo. Trong tuyển chọn, sử dụng cán bộ phải dùng đúng người,

đúng việc, tùy theo tài năng, bố trí, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đúng sở trường, đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao đúng việc.

Trước nhiệm vụ đổi mới và phát triển đất nước, hơn bao giờ hết, công tác tổ chức cán bộ đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng về mọi mặt, cần phải xây dựng và củng cố đội ngũ CBCĐ đồng bộ cả về số lượng và chất lượng. Công tác nhân sự cần được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc và công bằng, tạo cơ sở cho việc bố trí và sử dụng cán bộ đúng đắn, dựa trên các nguyên tắc: thực hiện bình đẳng như nhau đối với cả nam và nữ; coi trọng tính phù hợp với nhu cầu công việc là chủ yếu; nếu xét thấy năng lực như nhau giữa nam và nữ thì ưu tiên đối với nữ giới.

Đội ngũ nữ CBCĐ cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc CĐVCVN đã luôn được cấp ủy tạo điều kiện tham gia các hoạt động xã hội, phát huy tốt vai trò tham gia quản lý nhà nước, bảo đảm có tỷ lệ nữ thích đáng trong đơn vị. Lãnh đạo các đơn vị đã đưa vào quy hoạch những đồng chí có triển vọng, bảo đảm cơ cấu 3 độ tuổi; tỷ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch không dưới 15% trong quy hoạch cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và ban lãnh đạo chính quyền các cấp. ….

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCĐ tác động rất lớn đến đến chất lượng của đội ngũ CBCĐ. Bởi vì, năng lực tư duy, năng lực chun mơn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp hoạt động của CBCĐ về cơ bản được hình thành trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Thơng qua đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ cơng đồn được trang bị một lượng kiến thức cần thiết, có tính hệ thống, trình độ chun mơn nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, đó là cơ sở quan trọng để hình thành năng lực. Để CBCĐ có năng lực thực sự thì phải nhận thức đúng về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cơng đồn, từ đó cần có sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ để họ được đào tạo cơ bản, có chun mơn nghiệp vụ sâu, bản lĩnh vững vàng.

Việc đào tạo cho cán bộ nữ có thể tập trung đào tạo theo hai nội dung: Tăng cường tập huấn, đào tạo về kỹ năng (giao tiếp, lắng nghe, truyền thông) và đào tạo kiến thức: Tạo điều kiện cho CBCĐ tham gia các lớp nâng cao trình độ ngoại ngữ, mở rộng cơ hội chia sẻ kinh nghiệm quốc tế; Trang bị kiến thức về luật pháp nói chung, pháp luật liên quan đến lao động nữ nói riêng; vai trị của phụ nữ và nam giới làm cơng tác cơng đồn để thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Chế độ, chính sách đối với đội ngũ nữ cán bộ cơng đồn

Chế độ chính sách cho cán bộ là các quy định pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị mà họ được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định.

Cơ chế tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, chính sách đãi ngộ cán bộ là nhân tố quan trọng, quyết định hiệu quả phát huy vai trò của cán bộ nữ. Nếu cơ chế tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ nữ của tổ chức cơng đồn thực hiện tốt thì sẽ tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm được người có năng lực, phẩm chất, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cơng tác tạo động lực khuyến khích cán bộ nỗ lực vươn lên trong công tác, học tập, tạo thuận lợi phát huy tốt vai trò của cán bộ nữ và ngược lại. Việc tạo động lực cho đội ngũ cán bộ nữ là việc làm rất cần thiết nhằm tạo sự gắn bó, ràng buộc lợi ích giữa đội ngũ CBCĐ với tổ chức.

Chế độ khuyến khích đội ngũ CBCĐ bao gồm khuyến khích về vật chất và tinh thần. Khuyến khích vật chất là hoạt động dùng lợi ích vật chất để kích thích người cán bộ thơng qua tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp… Khuyến khích tinh thần là những hoạt động dùng lợi ích tinh thần để kích thích người cũng như đánh giá và đối xử một cách công bằng đối với người cán bộ, tạo ra các cơ hội được đào tạo, thăng tiến, khen thưởng và xử phạt nghiêm minh, công bằng.

Ngồi ra, chế độ chăm sóc sức khoẻ là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho CBCĐ, được thể hiện thông qua

và là kết quả của các hoạt động y tế, dinh dưỡng, thể dục - thể thao, rèn luyện thân thể... Chế độ chăm sóc sức khoẻ được thể hiện thơng qua khả năng đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cả về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu bữa ăn; chất lượng dịch vụ y tế; tổ chức tập luyện thể dục, thể thao...

1.4.3. Các nhân tố thuộc mơi trường bên ngồi

1.4.3.1. Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ nữ cơng đồn

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơng tác cán bộ nói chung, nữ cán bộ nói riêng là chủ trương xuyên suốt của Đảng, ngay từ khi mới thành lập, Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi trọng mục tiêu giải phóng phụ nữ, thực hiện nam, nữ bình đẳng, đặt sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)