Mơ hình hệ thống quản lý cho tiêu chuẩn ISO 45001

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn fukoku việt nam (Trang 30 - 49)

Mơ hình PDCA (Plan – Do – Check – Act) là một quá trình lặp đi lặp lại được các t chức sử dụng để đạt được cải tiến liên tục. Nó có thể được áp dụng cho một hệ thống quản lý và cho mỗi yếu tố riêng của hệ thống như sau:

- Plan (Hoạch định): xác định và đánh giá rủi ro liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH & S), các cơ hội OH & S, các rủi ro và các cơ hội khác, thiết lập các mục tieu OH & S, các quá trình cần thiết để mang lại kết quả phù hợp với chính sách OH & S của t chức.

- Do (Thực hiện): tiến hành thực hiện các quá trình theo hoạch định - Check (Kiểm tra): theo dõi và đo lường các hoạt động, quá trình liên quan đến chính sách và mục tiêu OH & S

- Act (Hành động): có hành động để cải tiến liên tục kết quả hoạt động OH & S để đạt được kết quả dự kiến.

Cách tiếp cận hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001 đó là tn theo chu trình PDCA và tư duy giảm thiểu rủi ro. Tức là, thực thi mọi cơng việc một cách có hệ thống và tư duy chúng theo cách tiếp cận rủi ro để xem xét một hoạt động dưới góc nhìn rủi ro để từ đó đưa ra các biện pháp kiểm sốt, giảm thiểu rủi ro.

1.3.2. Mục đích và phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn ISO 45001 có thể áp dụng cho bất kỳ t chức nào mong muốn xây dựng hệ thống quản lý nhằm giảm ngăn ngừa thương tích và bệnh tật liên quan đến công việc cho người lao động và cung cấp một nơi làm việc an toàn và lành mạnh. Đồng thời, doanh nghiệp đảm bảo sự phù hợp với các chính sách an tồn và sức khỏe nghề nghiệp tự cơng bố.

Tất cả những yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 45001 này nhằm để hợp nhất mọi hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Phạm vi áp dụng phụ thuộc vào các yếu tố như chính sách an tồn và sức khỏe nghề nghiệp của t chức, bản chất của các hoạt động và các rủi ro cũng như sự phức tạp của các hoat động.

Tiêu chuẩn này hướng đến an tồn và sức khỏe nghề nghiệp mà khơng phải các khía cạnh an tồn và sức khỏe khác như các chương trình rèn luyện sức khỏe, an tồn của sản phẩm, quản lý sự thiệt hại về tài sản hay khía cạnh mơi trường.”

1.3.3. Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001

“Khi các t chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý

an tồn sức khỏe nghề nghiệp, sẽ góp phần đạt được một số các lợi ích như: - Giúp các t chức kiểm soát được những mối nguy liên quan đến OH & S và đưa ra các hoạt động cải tiến liên tục.

- Hạn chế được các tai nạn, bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp cũng như hạn chế được các hậu quả về sức khỏe do tai nạn, bệnh nghề nghiệp gây ra.

- Khuyến khích, thu hút người lao động tham gia các hoạt động chung của t chức về các vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

- Nâng cao nhận thức về an tồn trong cơng ty

- Nâng cao hiệu quả các hoạt động an toàn, vệ sinh lao động

- Thể hiện trách nhiệm của t chức với người lao động. Từ đó nâng cao hình ảnh cơng ty đối với khách hang, người lao động, các cơ quan quản lý nhà nước.

- Giảm thiểu các chi phí phát sinh khi vi phạm các quy định của pháp luật

- Giảm thiểu việc dừng sản xuất, mất giờ làm do tai nạn gây ra, từ đó giúp tăng năng suất lao động.”

1.3.4. So sánh điểm khác biệt giữa OHSAS 18001 và ISO 45001

Bảng 1.1: So sánh OHSAS 18001 với ISO 45001

STT Nội dung OHSAS 18001 ISO 45001

1 Bối cảnh

của t

chức

Tiêu chuẩn này không đề cập chi tiết đến nội dung này

-Hiểu về bối cảnh của t chức - Hiểu về nhu cầu và mong đợi của người lao động và các

STT Nội dung OHSAS 18001 ISO 45001

bên quan tâm khác

- Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH & S - Hệ thống quản lý OH & S 2 Sự lãnh đạo và sự tham gia của người lao động -Chính sách OH & S - Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm, trách nhiệm giải trình và quyền hạn

- Sự tham gia và tham khảo ý kiến

- Sự lãnh đạo và cam kết -Chính sách OH & S

- Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của t chức

- Sự tham gia và tham vấn của người lao động

3 Hoạch

định

-Xác định mối nguy, đánh giá rủi ro, xác lập sự kiểm soát

- Yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu khác

- Mục tiêu và các chương trình

- Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội

+ Khái quát

+ Nhận biết mối nguy, đánh giá rủi ro và cơ hội

+ Xác định các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác

+ Hoạch định và thực hiện hành động

-Mục tiêu OH & S và hoạch định đạt mục tiêu 4 Hỗ trợ/ thực hiện và tác nghiệp - Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm, trách nhiệm giải trình và quyền hạn

- Năng lực, đào tạo và nhận thức

- Nguồn lực - Năng lực - Nhận thức

- Trao đ i thông tin - Thông tin dạng văn bản

STT Nội dung OHSAS 18001 ISO 45001

- Trao đ i thông tin, tham gia và tham vấn

- Hệ thống tài liệu - Kiểm soát tài liệu - Kiểm soát thao tác

- Chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp 5 Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện

- Kiểm soát thao tác

- Chuẩn bị và ứng phó tình trạng khẩn cấp

-Khái quát

- Loại bỏ mối nguy và giảm thiểu rủi ro OH & S

- Quản lý sự thay đ i - Mua sắm - Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp 6 Đánh giá kết quả hoạt động

-Đo lường và theo dõi việc thực hiện

- Đánh giá sự tuân thủ - Đánh giá nội bộ - Xem xét lãnh đạo

- Theo dõi, đo lường, phân tích, đánh giá

- Đánh giá nội bộ - Xem xét của lãnh đạo

7 Cải tiến - Điều tra sự cố, sự không

phù hợp, hành động khắc phục, hành động phòng ngừa - Khái quát - Sự cố, sự không phù hợp, và hành động khắc phục

- Cải tiến thường xuyên

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

1.3.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước

Tiêu chuẩn ISO 45001: 2018 là một tiêu chuẩn mới, do đó việc nghiên cứu liên quan đến tiêu chuẩn đang được đẩy mạnh và áp dụng rộng rãi. Các nghiên cứu chủ yếu từ các tác giả thuộc các viện nghiên cứu như: Viện nghiên

cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động -T ng Liên Đoàn Lao động Việt Nam và một số trung tâm kiểm định độc lập về ATVSLĐ như Cục kiểm định ATVSLĐ…Nhưng tất cả mới dừng lại ở hướng dẫn, đối chiếu so sánh với các tiêu chuẩn cũ OHSAS: 2007.

1.4. Tình hình nghiên cứu tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tại Việt Nam

“Hiện nay, cơng tác an tồn vệ sinh lao động tại Việt Nam ngày càng

được nâng cao. Doanh nghiệp đang dần chú trọng hơn vào việc đảm bảo sự an toàn, nâng cao sức khỏe, điều kiện làm việc cho người lao động. Người lao động Việt Nam hiện nay cũng đã dần biết tự bảo vệ mình, nhận thức được quyền lợi của mình về an toàn, vệ sinh lao động nhiều hơn. Vì vậy việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đang là giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.”

Đã có nhiều cơng ty tại Việt Nam triển khai áp dụng tiêu chuẩn này như: Công ty TNHH Denso Việt Nam, cơng ty C phần xuất nhập khẩu hóa chất và thiết bị Kim Ngưu, Cơng ty kính n i Viglacera [1]… Tuy nhiên hiện nay các công ty đã triển khai áp dụng được tiêu chuẩn này vào hệ thống quản lý OH & S đa số là các cơng ty có quy mơ vừa đến lớn.

Những thuận lợi khi triển khai áp dụng là các doanh nghiệp có được sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp sau khi cam kết tham gia dự án đều nhận thức rõ tầm quan trọng của an toàn sức khỏe nghề nghiệp, rất quyết tâm và tạo điều kiện thuận lợi trong q trình thực hiện hệ thống, hồn thiện bộ phận An toàn/Ban An toàn đã thực hiện các chức năng theo quy định của pháp luật, xác định trách nhiệm và quyền hạn có liên quan, bố trí sắp xếp cán bộ nhân viên chuyên trách hoặc chịu trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động, cung cấp các trang thiết bị cần thiết phục vụ cơng tác an tồn vệ sinh lao động, các văn bản pháp luật về ATVSLĐ cơ bản được doanh nghiệp tuân thủ… Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã có nền tảng quản lý các hoạt động thông qua các tiêu chuẩn như ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001, 5S,

KY…và lực lượng chuyên gia đào tạo, hướng dẫn có kiến thức và kinh nghiệm về hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và áp dụng các doanh nghiệp cũng gặp một số khó khăn như: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng hệ thống; Phân công nhân sự chưa đảm bảo về số lượng và năng lực theo yêu cầu; Nhận thức của người lao động về an toàn vệ sinh lao động chưa đầy đủ và đồng bộ; Nhân viên chuyên trách an tồn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp cịn kiêm nhiệm nhiều việc khác; Chi phí đầu tư để cải tiến tốt hơn cơng tác an tồn vệ sinh lao động còn hạn chế; Việc tự kiểm tra định kỳ về an toàn vệ sinh lao động chưa được thực hiện đầy đủ; Cập nhật và duy trì kiến thức về văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động chưa được thường xuyên; Tiêu chuẩn mới ban hành nên việc hiểu và thực hiện các u cầu cịn gặp nhiều khó khăn…

Do nhiều lý do khách quan từ thực tế của doanh nghiệp, thời gian triển khai dự án còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp mới bắt đầu áp dụng nên việc áp dụng ISO 45001 ban đầu đã mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp mà trước đây doanh nghiệp chưa có hoặc có nhưng chưa đầy đủ:

- Hiệu quả về khoa học và công nghệ: Doanh nghiệp đã chứng tỏ được khả năng quản lý các rủi ro, cơ hội và cải tiến kết quả thực hiện về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, ngăn ngừa thương tật và đau ốm liên quan tới công việc và cung cấp nơi làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe. Điều quan trọng là loại bỏ mối nguy và giảm thiểu các rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp bằng việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và phịng ngừa có hiệu lực. Doanh nghiệp đảm bảo việc thực hiện và giám sát an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo đúng yêu cầu của luật định, chế định về an toàn vệ sinh lao động, nhất là các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh lao động tương ứng. Thơng qua đó, doanh nghiệp chủ động đáp ứng các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác, phòng tránh các rủi

ro về pháp lý và các khiếu nại về an tồn vệ sinh lao động góp phần phát triển bền vững và yên tâm sản xuất kinh doanh để phát triển và nâng cao hiệu quả.

- Hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường: Doanh nghiệp nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu luật định và các yêu cầu khác về quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp;Yên tâm sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng đối phó về quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp; Giảm thiểu tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các rủi ro, giảm chi phí hành chính, bị xử phạt về an toàn, vệ sinh lao động…; Giảm chi phí t ng thể của sự cố; Giảm thời gian chết và chi phí gián đoạn hoạt động; Giảm chi phí bảo hiểm; Giảm sự vắng mặt và tỉ lệ luân chuyển lao động ...Góp phần vào sự phát triển bền vững, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng của doanh nghiệp.

1.5. Những lợi ích và khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018

1.5.1. Lợi ích

Khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động, t chức sẽ có một số lợi ích sau:

- Giảm thiểu các rủi ro, sự cố, tai nạn, bệnh tật xảy ra tại nơi làm việc. Cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo sự an toàn, nâng cao sức khỏe cho người lao động.

- Đánh giá sớm được các rủi ro tại nơi làm việc, từ đó đưa ra các biện pháp phịng ngừa, kiểm sốt.

- Giúp doanh nghiệp thực hiện đúng theo các quy trình của pháp luật liên quan đến an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Tránh được việc bị xử phạt bởi các cơ quan chức năng.

- Nâng cao ý thức an tồn trong t chức, từ đó nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý an toàn vệ sinh lao động.

- Xây dựng văn hóa an tồn trong cơng ty, nâng cao hình ảnh, sự tín nhiệm cơng ty đối với người lao động, khách hàng, các bên hữu quan khác…

- Đánh giá được công tác quản lý an tồn sức khỏe nghề nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến liên tục.

- Giảm thời gian dừng máy và các chi phí gián đoạn sản xuất do các tai nạn, sự cố xảy ra. Đồng thời góp phần nâng cao năng suất lao động.

- Giảm chi phí bảo hiểm

- Giảm tỷ lệ vắng mặt và các thay đ i nhân sự (do bị tai nạn hay bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp).

1.5.2. Khó khăn

Hiện nay, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 cịn gặp phải một số khó khăn như sau:

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ áp dụng hệ thống. Khi xây dựng và áp dụng hệ thống cần có các nguồn lực nhất định về con người, thời gian, kinh phí, để hài hịa giữa kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và việc triển khai áp dụng hệ thống đang là bài tồn khó của các doanh nghiệp hiện nay.

- Cân đối giữa vấn đề chi phí và hiệu quả khi triển khai áp dụng hệ thống - Việc đào tạo nhận thức cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động cịn gặp nhiều khó khăn do trình độ của người lao động tại một t chức là không đồng đều.

- Số lượng cán bộ an toàn tại doanh nghiệp thường hạn chế và phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác.

- Nhiều doanh nghiệp còn chưa đầu tư đúng mực về mặt chi phí cho việc áp dụng hệ thống.

- Việc cập nhật các quy định về pháp luật về an toàn vệ sinh lao động chưa được kịp thời.

Tiểu kết chƣơng 1

Với nhu cầu tất yếu về việc đảm bảo sự an toàn, cải thiện điều kiện lao động mà hệ thống an toàn vệ sinh lao động đã được quan tâm và xây dựng từ rất lâu ở nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản… hay ở Việt Nam. Dù là hệ thống được xây dựng tại quốc gia nào thì cũng đều đã đạt được những thành tựu nhất định cũng như hướng đến các mục tiêu chung là bảo vệ quyền lợi cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động.

Các tiêu chuẩn quản lý về an toàn vệ sinh lao động ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tiễn, áp dụng được tại nhiều quốc gia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn fukoku việt nam (Trang 30 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)