Tình hình nghiên cứu tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn fukoku việt nam (Trang 35 - 37)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.4. Tình hình nghiên cứu tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tại Việt Nam

“Hiện nay, cơng tác an tồn vệ sinh lao động tại Việt Nam ngày càng

được nâng cao. Doanh nghiệp đang dần chú trọng hơn vào việc đảm bảo sự an toàn, nâng cao sức khỏe, điều kiện làm việc cho người lao động. Người lao động Việt Nam hiện nay cũng đã dần biết tự bảo vệ mình, nhận thức được quyền lợi của mình về an toàn, vệ sinh lao động nhiều hơn. Vì vậy việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đang là giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.”

Đã có nhiều cơng ty tại Việt Nam triển khai áp dụng tiêu chuẩn này như: Công ty TNHH Denso Việt Nam, cơng ty C phần xuất nhập khẩu hóa chất và thiết bị Kim Ngưu, Cơng ty kính n i Viglacera [1]… Tuy nhiên hiện nay các công ty đã triển khai áp dụng được tiêu chuẩn này vào hệ thống quản lý OH & S đa số là các cơng ty có quy mơ vừa đến lớn.

Những thuận lợi khi triển khai áp dụng là các doanh nghiệp có được sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp sau khi cam kết tham gia dự án đều nhận thức rõ tầm quan trọng của an toàn sức khỏe nghề nghiệp, rất quyết tâm và tạo điều kiện thuận lợi trong q trình thực hiện hệ thống, hồn thiện bộ phận An toàn/Ban An toàn đã thực hiện các chức năng theo quy định của pháp luật, xác định trách nhiệm và quyền hạn có liên quan, bố trí sắp xếp cán bộ nhân viên chuyên trách hoặc chịu trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động, cung cấp các trang thiết bị cần thiết phục vụ cơng tác an tồn vệ sinh lao động, các văn bản pháp luật về ATVSLĐ cơ bản được doanh nghiệp tuân thủ… Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã có nền tảng quản lý các hoạt động thông qua các tiêu chuẩn như ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001, 5S,

KY…và lực lượng chuyên gia đào tạo, hướng dẫn có kiến thức và kinh nghiệm về hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và áp dụng các doanh nghiệp cũng gặp một số khó khăn như: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng hệ thống; Phân công nhân sự chưa đảm bảo về số lượng và năng lực theo yêu cầu; Nhận thức của người lao động về an toàn vệ sinh lao động chưa đầy đủ và đồng bộ; Nhân viên chuyên trách an tồn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp cịn kiêm nhiệm nhiều việc khác; Chi phí đầu tư để cải tiến tốt hơn cơng tác an tồn vệ sinh lao động còn hạn chế; Việc tự kiểm tra định kỳ về an toàn vệ sinh lao động chưa được thực hiện đầy đủ; Cập nhật và duy trì kiến thức về văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động chưa được thường xuyên; Tiêu chuẩn mới ban hành nên việc hiểu và thực hiện các u cầu cịn gặp nhiều khó khăn…

Do nhiều lý do khách quan từ thực tế của doanh nghiệp, thời gian triển khai dự án còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp mới bắt đầu áp dụng nên việc áp dụng ISO 45001 ban đầu đã mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp mà trước đây doanh nghiệp chưa có hoặc có nhưng chưa đầy đủ:

- Hiệu quả về khoa học và công nghệ: Doanh nghiệp đã chứng tỏ được khả năng quản lý các rủi ro, cơ hội và cải tiến kết quả thực hiện về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, ngăn ngừa thương tật và đau ốm liên quan tới công việc và cung cấp nơi làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe. Điều quan trọng là loại bỏ mối nguy và giảm thiểu các rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp bằng việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và phịng ngừa có hiệu lực. Doanh nghiệp đảm bảo việc thực hiện và giám sát an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo đúng yêu cầu của luật định, chế định về an toàn vệ sinh lao động, nhất là các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh lao động tương ứng. Thơng qua đó, doanh nghiệp chủ động đáp ứng các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác, phòng tránh các rủi

ro về pháp lý và các khiếu nại về an tồn vệ sinh lao động góp phần phát triển bền vững và yên tâm sản xuất kinh doanh để phát triển và nâng cao hiệu quả.

- Hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường: Doanh nghiệp nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu luật định và các yêu cầu khác về quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp;Yên tâm sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng đối phó về quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp; Giảm thiểu tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các rủi ro, giảm chi phí hành chính, bị xử phạt về an toàn, vệ sinh lao động…; Giảm chi phí t ng thể của sự cố; Giảm thời gian chết và chi phí gián đoạn hoạt động; Giảm chi phí bảo hiểm; Giảm sự vắng mặt và tỉ lệ luân chuyển lao động ...Góp phần vào sự phát triển bền vững, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn fukoku việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)