Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn fukoku việt nam (Trang 62)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

2.2. Thực trạng về công tác an toàn, vệ sinh lao động tại công ty Trách

2.2.9. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại công ty

Trong quá trình hoạt động của công ty từ năm 2011 đến nay chưa phát sinh trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình giám sát an toàn, đã phát hiện được các trường hợp có nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn nếu không kịp thời khắc phục. Các trường hợp này sau khi được phát hiện đều đã được đưa ra các đối sách tạm thời và lâu dài để tránh tình trạng tái phát.

2.2.10. Phư ng tiện bảo vệ cá nhân

Thực hiện theo hướng dẫn, quy định về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH, [5] công ty đã xây dựng quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân cho từng công việc cụ thể. Các phương tiện bảo vệ cá nhân của công ty bao gồm: quần áo, mũ, kính, găng tay, khẩu trang, mặt nạ phòng độc, giày, yếm chống hóa chất, nút bịt tai. Tần suất cấp phát đều được quy định cụ thể cho từng loại tại từng công việc. Khi cấp phát, người lao động sẽ được ký tên vào s cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân.

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc người lao động có gặp một số vấn đề với phương tiện bảo vệ cá nhân như chất lượng bảo hộ lao động đôi khi không đảm bảo; hàng tồn kho ít dẫn đến trường hợp người lao động làm hỏng, mất thì không có phương tiện thay thế ngay.

2.2.11. Thực hiện các yêu cầu của pháp luật, yêu cầu của các bên hữu quan hữu quan

2.2.11.1. Yêu cầu của pháp luật

Các văn bản theo quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động đều được t ng hợp. Định kỳ hàng tuần, cán bộ an toàn sẽ kiểm tra về hiệu lực của văn bản cũng như cập nhật các văn bản mới liên quan trên trang web thuvienphapluat đã được công ty ký hợp đồng mua tài khoản sử dụng. Khi có văn bản mới được ban hành, cán bộ an toàn chịu trách nhiệm đánh giá văn bản luật và đưa ra các đối sách đáp ứng yêu cầu quy định. Ngoài ra, 6 tháng 1 lần, sẽ đánh giá lại mức độ đáp ứng yêu cầu của các quy định.

2.2.11.2. Yêu cầu của tập đoàn

Nhân viên an toàn đáp ứng các chỉ thị và yêu cầu từ Công ty mẹ, chia sẻ thông tin An toàn và Sức khỏe, và tạo sự đóng góp tối ưu vào các hoạt động An toàn và Sức khỏe của Công ty mẹ.

Nhân viên ATVS phối hợp với T ng giám đốc hàng tháng báo cáo các điểm sau:

+ Số vụ tai nạn lao động + Số vụ tai nạn giao thông + Số vụ hỏa hoạn, thiên tai.

2.2.11.3. Yêu cầu của các bên hữu quan khác

Thực hiện gửi báo cáo an toàn hàng tháng cho khách hàng về các thông tin: số vụ tai nạn, số ngày làm việc an toàn, kết quả kiểm tra an toàn hàng tháng.

2.3. Đánh giá ƣu điểm và hạn chế trong công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty sinh lao động tại công ty

2.3.1. Ưu điểm

Việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động của công ty TNHH Fukoku Việt Nam có một số ưu điểm như:

- Cơ bản đã có một hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động với chính sách an toàn và việc phân công khá rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.

- Hạn chế được việc xảy ra các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Đã thực hiện các chế độ chăm sóc sức khỏe cho người lao động cũng như công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo quy định. Môi trường và điều kiện làm việc khá đảm bảo.

- Về quản lý thiết bị, đã phân rõ quy định về thiết bị mới và thiết bị đang sử dụng.

- Chia rõ các loại tai nạn, sự cố, từ đó đưa ra các bước đối ứng phù hợp - Thực hiện cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân theo từng công việc cụ thể.

- Đánh giá, thực hiện tốt yêu cầu của pháp luật và các bên hữu quan.

2.3.2. Hạn chế

Ngoài những ưu điểm trên, hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH Fukoku Việt Nam hiện vẫn còn một số hạn chế như:

- Chính sách an toàn của công ty vẫn chưa đầy đủ

- Về kết quả quan trắc môi trường lao động, vẫn còn một số chỉ tiêu tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu luật.

- Về việc cấp phát sữa vẫn chưa phù hợp, hiện nay công ty đang tiến hành cấp phát theo tháng, điều này sẽ khiến cho việc người lao động không kịp thời được sử dụng hàng ngày.

- Với nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật, còn ít khóa huấn luyện dẫn tới nhiều nhóm đối tượng không kịp thời được đào tạo. Hoạt động đào tạo nội bộ còn gặp vướng mắc về người đào tạo khi chất lượng người đào tạo chưa cao.

- Vẫn còn tồn tại nhiều mối nguy và các yếu tố có hại có thể dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Hoạt động đánh giá rủi ro của công ty còn đơn giản, chưa thực sự có hiệu quả. Để công tác an toàn được thực hiện tốt thì việc đánh giá rủi ro là vô cùng quan trọng. Công ty đang thực hiện hạng mục này còn nhiều hạn chế, sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, rủi ro.

- Chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân đôi khi chưa phù hợp, chưa tính toán tốt số lượng tồn kho.

- Hoạt động an toàn của công ty đang dừng lại ở mức duy trì mà chưa có các hoạt động cải tiến.

Tiểu kết chƣơng 2

Công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty đang được thực hiện nhằm mục đích giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nâng cao môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động. Công ty hiện đã có một bộ máy hoạt động về an toàn vệ sinh lao động với sự phân công chức năng, nhiệm vụ khá rõ ràng.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hệ thống vẫn gặp khá nhiều các điểm hạn chế cần khắc phục. Việc cải tiến, nâng cao chất lượng còn chưa thực sự được quy định, thực hiện rõ.

Theo kết quả quan trắc môi trường lao động của công ty, còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu.

Trong công tác quản lý an toàn còn gặp nhiều vướng mắc chưa được xử lý từ nguyên nhân gốc rễ.

Đặc biệt, công tác đánh giá rủi ro chưa được coi trọng, vẫn còn triển khai một cách “cho có lệ”, điều này dẫn tới công ty còn tồn tại nhiều mối nguy hiểm chưa được đánh giá để đưa ra phương án phòng ngừa, khắc phục.

Vì vậy, công ty cần đưa ra kế hoạch, đối sách để hệ thống về an toàn vệ sinh lao động của công ty được thực hiện tốt hơn.

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001: 2018 VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN FUKOKU VIỆT NAM

3.1. Cơ sở đề xuất áp dụng Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 cho công ty Trách nhiệm hữu hạn động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 cho công ty Trách nhiệm hữu hạn Fukoku Việt Nam

Với xu hướng của xã hội ngày càng coi trọng vấn đề an toàn trong lao động, việc xây dựng và áp dụng một hệ thống về an toàn sức khỏe nghề nghiệp là thật sự cần thiết và phù hợp với bối cảnh.

Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 hiện đang là tiêu chuẩn được đánh giá cao, phù hợp với việc áp dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Ngoài ra, công ty TNHH Fukoku Việt Nam đang nhận được yêu cầu từ công ty mẹ và công ty khách hàng về việc triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001 để nâng cao chất lượng công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty, nâng cao hình ảnh, thương hiệu, uy tín của công ty với khách hàng, cũng như với người lao động và các bên hữu quan khác.

Tiêu chuẩn ISO 45001 hiện nay đang là một trong những tiêu chuẩn phù hợp nhất với các doanh nghiệp để xây dựng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp cũng như cải thiện công tác quản lý an toàn.

Công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động của công ty hiện nay còn khá nhiều bất cập, hạn chế. Để khắc phục những hạn chế đó cũng như nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn thì việc áp dụng ISO 45001 vào hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp là vô cùng cần thiết.

3.2. Qui trình xây dựng và áp dụng Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018

Ban an toàn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sơ bộ về thời gian, nhân lực, kinh phí khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý OH&S theo ISO 45001 và đệ trình lên ban lãnh đạo.

Lãnh đạo xem xét tính khả thi, t ng giám đốc sẽ là người ra quyết định cuối cùng việc áp dụng ISO 45001 vào hệ thống quản lý OH&S.

Bước 2: Khảo sát và phân tích hoạt động

Tại bước này có thể thuê đơn vị tư vấn có đầy đủ chức năng và chuyên môn để khảo sát các hoạt động trong công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty. Từ đó phân tích ưu nhược điểm, các hoạt động gì đã đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn, hoạt động gì còn chưa phù hợp và còn thiếu hoạt động gì.

Bước 3: Đào tạo tiêu chuẩn ISO 45001

Các phòng ban cử người phụ trách tham gia đào tạo nội dung tiêu chuẩn ISO 45001.

Bước 4: Nhận biết các quy định pháp luật cho công ty

Rà soát và đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành mà công ty đang thuộc đối tượng áp dụng. Đánh giá mức độ áp dụng

Bước 5: Xác định phạm vi của hệ thống quản lý

Bước 6: Xác định mối nguy và đánh giá rủi ro về OH&S Bước 7: Thiết lập chính sách, mục tiêu OH&S

Bước 8: Soạn thảo các quy trình và thực hiện quy trình Bước 9: Vận hành hệ thống và lưu giữ hồ sơ

Bước 10: Tổ chức đánh giá thử Bước 11: Đánh giá chứng nhận

Bước 12: Khắc phục các điểm khuyến nghị, điểm không phù hợp và gửi báo cáo đánh giá

3.3. Xây dựng một số quy trình Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018

3.3.1. Bối cảnh của công ty

3.3.1.1. Hiểu về bối cảnh của tổ chức

“T chức phải xác định các vấn đề bên ngoài và nội bộ có liên quan đến

mục đích của t chức và có khả năng đạt được các kết quả dự kiến của hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

Để thành công, công ty phải xác định và đánh giá tốt các khía cạnh của mình, những lợi thế và khó khăn mà công ty gặp phải đối với các vấn đề nội bộ và bên ngoài.

Điểm mạnh:

- Tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động - T chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật và đào tạo nội bộ về các chủ đề liên quan đến an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

- T chức quan trắc môi trường lao động định kỳ

- Thực hiện hoạt động đánh giá rủi ro, giám sát an toàn

- Đã có nền tảng áp dụng ISO 9001, ISO 14001, IATF 16949 vào hệ thống quản lý

Điểm yếu:

- Chưa thực sự xây dựng một hệ thống an toàn vệ sinh lao động hoàn chỉnh

- Chưa đ i mới, có những cải tiến về an toàn vệ sinh lao động

- Trong quá trình hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế”

3.3.1.2. Hiểu về nhu cầu và mong đợi của người lao động và các bên quan tâm khác

“Công ty phải xác định:

- Các bên quan tâm khác, ngoài người lao động của t chức có liên quan đến hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

- Các nhu cầu và mong đợi có liên quan (nghĩa là các yêu cầu) của người lao động và các bên quan tâm khác.

- Các nhu cầu và mong đợi nào có thể trở thành yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác.

Bảng 3.1. Những mong đợi và nhu cầu của các bên liên quan STT Các bên STT Các bên STT Các bên

có liên quan Nhu cầu và sự mong đợi

Nội bộ công ty

Ban lãnh đạo Không có sự cố nghiêm trọng về: tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp, sự cố môi trường, hỏa hoạn

Nâng cao sự hài lòng của khách hàng, người lao động

Không vi phạm các quy định của luật pháp dẫn đến bị xử phạt

Người lao động Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc

Chăm sóc sức khỏe cho người lao động Cải tiến công nghệ

Công ty mẹ Áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống

quản lý an toàn vệ sinh lao động Bên ngoài công ty

Chính quyền, cơ quan địa phương

Tuân thủ đúng các yêu cầu, quy định của pháp luật hiện hành

Khách hàng Denso Việt Nam

Định kỳ báo cáo kết quả hoạt động về an toàn 3 tháng 1 lần

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động

Cộng đồng xung quanh

Kiểm soát những nguy cơ có thể gây ra ô nhiễm môi trường, giữ gìn an ninh, đảm bảo an toàn giao thông

3.3.1.3. Xác định phạm vi của hệ thống quản lý

“T chức phải xác định các ranh giới và khả năng áp dụng của hệ thống

quản lý để thiết lập phạm vi của hệ thống đó Khi xác định phạm vi, t chức phải:

- Cân nhắc đến các vấn đề bên ngoài và nội bộ.

- Tính đến các yêu cầu về nhu cầu và mong đợi của người lao động và các bên quan tâm khác.

- Tính đến các hoạt động được hoạch định hay đã thực hiện liên quan đến công việc.

Hệ thống quản lý phải bao gồm các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ trong phạm vi kiểm soát, hoặc ảnh hưởng của t chức có thể tác động đến kết quả hoạt động về an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

Phạm vi phải được duy trì như thông tin dạng văn bản.”.

3.3.2. Lãnh đạo và sự tham gia từ người lao động

3.3.2.1. Lãnh đạo và sự cam kết

“Lãnh đạo cao nhất phải chứng tỏ sự lãnh đạo và cam kết đối với hệ

thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp bằng cách:

- Chịu trách nhiệm chung và trách nhiệm giải trình về việc ngăn ngừa thương tích và bệnh tật trong công việc, cũng như về việc cung cấp nơi làm việc và các hoạt động an toàn và lành mạnh.

- Đảm bảo rằng chính sách an toàn sức khỏe nghề nghiệp và các mục tiêu được thiết lập và tương thích với định hướng chiến lược của t chức.

- Đảm bảo sự tích hợp các yêu cầu của hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp vào các quá trình hoạt động chủ chốt của t chức.

- Đảm bảo tính sẵn có các nguồn lực cần thiết để thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

- Trao đ i thông tin về tầm quan trọng của quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp có hiệu lực và phù hợp với các yêu cầu của hệ thống quản lý.

- Định hướng và hỗ trợ mọi người đóng góp vào tính hiệu lực của hệ thống quản lý.

- Đảm bảo và thúc đẩy cải tiến thường xuyên.

- Hỗ trợ các vai trò quản lý liên quan khác để thể hiện sự lãnh đạo của họ đúng như nó đã được nêu đối với các khu vực thuộc trách nhiệm của họ.

- Xây dựng, chỉ đạo và thúc đẩy văn hóa trong t chức nhằm hỗ trợ cho việc đạt được các kết quả dự kiến.

- Bảo vệ người lao động khỏi bị trả thù khi báo cáo các sự cố, mối nguy, rủi ro và cơ hội.

- Đảm bảo t chức thiết lập và thực hiện quá trình tham vấn và tham gia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn fukoku việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)