Bảng tổng hợp phát thải nguồn giao thông

Một phần của tài liệu bchientrangmt2021 (Trang 39 - 42)

phát thải, dệt may và thực phẩm là các ngành đóng góp đáng kể nhất vào khí thải cơng nghiệp. Nhóm ngành dệt may có tỉ lệ % phát thải với TSP chiếm 37% và PM2.5 chiếm 41% tổng phát thải, cao nhất trong tất cả các ngành được khảo sát. Ngành dệt may có tải lượng phát thải lớn do số lượng các doanh nghiệp sản xuất thuộc nhóm ngành này nhiều nhất trong tất cả các ngành, dẫn đến việc đốt một lượng lớn các loại nhiên liệu phục vụ cho sản xuất như khí hóa lỏng (LPG), các loại dầu FO, DO, củi, củi trấu và phát thải từ nguyên liệu là bụi vải, bụi sợi, vv. Hiện nay trong công nghiệp dệt nhuộm người ta vẫn dùng rất nhiều dung môi trong rất nhiều cơng đoạn khác nhau của q trình dệt nhuộm, ví dụ các cơng đoạn sinh NMVOC như hồ sợi, rũ hồ, nấu, nhuộm, tẩy, hoàn tất dệt. Kết quả cũng cho thấy có xu thế chung về sự đóng góp của nguồn TSP và PM2.5 từ các ngành cơng nghiệp nhỏ lẻ, trong đó sự đóng góp nhiều nhất là nguồn dệt may, thực phẩm, sản xuất giấy và cơ khí là những nguồn đóng góp chính.

2.3 Sức ép hoạt động giao thơng vận tải

Nhìn chung, giao thơng chiếm lượng phát thải lớn nhất cho tất cả các chất gây ơ nhiễm khơng khí, lần lượt đóng góp 99, 97, 93, 78, 23, 64 và 45% tổng lượng phát thải CO, NMVOC, NOx, SO2, TSP, CH4, và PM2.5 của toàn thành phố. Tổng tải lượng phát thải khí từ các hoạt động giao thông được thống kê tại Bảng dưới.

Bảng 4. Bảng tổng hợp phát thải nguồn giao thông Nguồn Nguồn

Chất ô nhiễm (tấn/năm)

NOx CO SO2 NMVOC PM2.5

GT đường bộ 41.607 3.497.211 8.014 585.075 931,6 Bến xe 56,3 16,7 1,1 3,9 2,7 Hàng không 1.254 1.374 75.5 165.6 11,98 Cảng sông/biển 4.121 749,5 2.006 260 293,6 Tàu hỏa 9,7 2,8 18,1 0,74 0,17 Tổng cộng 47.048 3.499.354 10.115 585.506 1.803

Phát thải từ hoạt động giao thông đường bộ (đặc biệt là xe máy) là nguồn phát thải giao thông chủ yếu của TP HCM, chiếm khoảng 90% cho tất cả các chất

gây ô nhiễm. Nguồn phát thải PM2.5 cao nhất với 75% trên tổng số là nguồn giao thông đường bộ, lượng phát thải PM2.5 của nguồn này cao hơn rất nhiều so với các nguồn còn lại. Lượng phát thải PM2.5 cao thứ hai là cảng sông/biển, chiếm 24%. Nguồn hàng không chỉ chiểm 1% và lượng phát thải của hai nguồn còn lại là bến xe và tàu hỏa hầu như không đáng kể.

Theo Kết quả đo đạc các chỉ tiêu về chất lượng khơng khí năm 2019 tại 19 vị trí quan trắc khơng khí do hoạt động giao thơng so với đầu kỳ năm 2016, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép ngọai trừ bụi lơ lửng.

Diễn biến chất lượng khơng khí năm 2020 như sau:

- Nồng độ trung bình giờ của CO quan trắc được trong khoảng 3.625 μg/m3 - 15.008 μg/m3, 100% số liệu quan trắc đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ CO trung bình 1 giờ: 30.000 μg/m3).

- Nồng độ trung bình giờ của NOx quan trắc dao động từ 18,0 - 68,5 μg/m3, 100% số liệu quan trắc đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ NO2 trung bình 1 giờ: 200 μg/m3).

- Nồng độ trung bình giờ SO2 dao động từ 32,8 - 54,1 μg/m3, 100% số liệu đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ SO2 trung bình 1 giờ: 350 μg/m3).

- Nồng độ trung bình giờ của bụi lơ lửng quan trắc được dao động từ 72,1 - 660,0 μg/m3; 63,3% giá trị quan trắc đạt QCVN 05:2013/BTNMT (nồng độ bụi lơ lửng trung bình 1 giờ: 300 μg/m3).

Hiện nay, ngành Giao thông vận tải đã và đang triển khai các giải pháp đồng bộ gắn liền với với Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông, như xây thêm một số cầu vượt cũng như hầm chui tại các nút giao thông để giải tỏa ùn tắc giao thông giờ cao điểm; xây dựng và mở rộng đường, phân luồng giao thông, thay thế các xe buýt cũ chạy diesel bằng các xe buýt mới chạy CNG. Các giải pháp này đã mang lại kết quả tích cực góp phần làm giảm lượng phát thải các chất ô nhiễm cho thấy hiệu quả trong cơng tác giảm ùn tắc giao thơng, góp phần nâng cao chất lượng khơng khí theo hướng tốt hơn.

2.4 Sức ép hoạt động nông - lâm nghiệp và thủy sản 2.4.1 Lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật 2.4.1 Lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật

a) Tác động của sản xuất trồng trọt đến môi trường

Do phải đảm bảo ổn định năng suất và chất lượng nông sản nên hiện nay người dân vẫn duy trì sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hố học trong sản xuất nơng nghiệp dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường trong sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn tồn tại nhất là đối với các khu vực đầu tư thâm canh cao. Bên cạnh

đó, phụ phẩm của q trình sản xuất trồng trọt nếu khơng được xử lý đúng cách cũng gây ô nhiễm môi trường đất, nước và môi trường khơng khí.

Hàng năm, lượng rác thải trong sản xuất nông nghiệp phát thải ra môi trường tương đối lớn. Đặc biệt là, rác thải nguy hại như vỏ chai, bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp thải ra môi trường chưa được thu gom, xử lý theo đúng quy trình, gây ơ nhiễm không nhỏ đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

b) Quản lý chất thải rắn nguy hại trong sản xuất trồng trọt

Thực hiện Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn tiếp tục duy trì hướng dẫn việc thu gom bao bì vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn Thành phố, trong năm 2021 thực hiện các nội dung sau:

- Hướng dẫn địa phương trong công tác triển khai kế hoạch thu gom và tiêu hủy bao bì vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng ngoài đồng ruộng.

- Hướng dẫn, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật bỏ vào đúng nơi quy định.

- Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông qua hệ thống bảng pano, bảng thông tin tuyên truyền và các chương trình phát thanh định kỳ tình hình sinh vật hại hằng tuần trên đài phát thanh của Thành phố, huyện/xã.

- Tăng cường công tác kiểm tra hướng dẫn sử dụng thuốc ngoài đồng kết hợp với hướng dẫn người dân trong cơng tác thu gom bao bì vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật.

- Tổ chức và lồng ghép nội dung về hướng dẫn thu gom và xử lý bao bì vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật trong các buổi hội thảo, tập huấn cho nông dân hằng năm của đơn vị. Trong năm 2021, Chi cục đã tập huấn lồng ghép được 8 lớp với 221 lượt nông dân tham dự.

- Tổng số lượng bể thu gom bao bì vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật hiện nay là 489 bể thu gom.

2.4.2 Lĩnh vực chăn nuôi

a) Chất thải từ hoạt động chăn nuôi, giết mổ

- Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 89 cơ sở chăn ni đã được cơng nhận an toàn dịch bệnh động vật trên cạn (36 cơ sở chăn nuôi heo, 09 cơ sở chăn nuôi

gia cầm và 44 cơ sở chăn ni bị); có 27 hộ, cơ sở chăn nuôi heo thuộc Hợp tác xã chăn nuôi heo Tiên Phong với tổng đàn 32.693 con thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, các biện pháp an tồn sinh học trong chăn ni, thực hiện xử lý chất thải, nước thải trong chăn nuôi nhằm giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

- Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 13 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Trong đó: 01 cơ sở giết mổ gia cầm, 11 cơ sở giết mổ heo và 01 cơ sở giết mổ heo và trâu, bị.

- Tình hình xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi, giết mổ:

Một phần của tài liệu bchientrangmt2021 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)