CHƯƠNG 10 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
11.1 Các thách thức về môi trường
Trong quá trình thực hiện các chương trình, kế hoạch, có những khó khăn, vướng mắc như sau:
Cơng tác phối hợp giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành còn chưa
đồng bộ, còn nhiều vấn đề môi trường tại khu vực giáp ranh chưa được giải quyết triệt để.
Trong công tác phối hợp giữa các sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận -
huyện còn chưa kịp thời, ngun nhân chính là do Chương trình giảm ơ nhiễm có lồng ghép với các chương trình đột phá khác và triển khai cùng lúc nên gặp nhiều khó khăn do nhân sự chuyên trách của quận - huyện, phường xã hạn chế về số lượng và kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ.
Công tác tuyên truyền chưa tiếp cận được đến 100% dân cư trên địa bàn, tỷ
lệ được tác động và thay đổi hành vi, hình thành thói quen BVMT trong đời sống hàng ngày còn hạn chế, chưa đạt theo yêu cầu do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan: (1) việc tiếp cận 100% dân cư trên địa bàn do đặc điểm về dân số trên địa bàn thành phố tăng nhanh và mật độ dân số cao nhất cả nước12, trong đó có lượng lớn dân cư từ các địa phương khác đến sinh sống, học tập, làm việc.., đặc biệt các nội dung về ứng phó biến đổi khí hậu chưa nhận được sự quan tâm của cộng đồng. (2) thay đổi hành vi và thói quen là q trình lâu dài, địi hỏi cơng tác tuyên truyền, vận động cần thường xuyên, liên tục; (3) công tác xử phạt đối với các quy định về vệ sinh môi trường nơi công cộng tại các địa phương còn hạn chế do một số bất cập về quy định xử phạt và lực lượng xử phạt.
Chính sách hỗ trợ khuyến khích việc kinh doanh sử dụng túi thân thiện môi
trường thay thế túi nilong khó phân hủy chưa có, chưa thể thay đổi thói quen sử dụng túi nilơng của người dân.
Trong công tác quản lý chất thải rắn, cịn gặp nhiều khó khăn trong chuyển
đổi phương tiện thu gom, hạ tầng kỹ thuật cho việc thu gom chưa hoàn chỉnh.
o 12 Theo kết quả tổng điều tra dân số 2019, dân số TPHCM 8.993.082 người, mật độ dân số TP HCM 4.363 người/km2, bằng 1,8 lần mật độ dân số Hà Nội và 15 lần mật độ dân số cả nước
Công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn bước đầu được nhiều hộ dân đồng tình thực hiện, tuy nhiên chưa tạo thành thói quyen thường xuyên hàng ngày, cần tiếp tục tuyên truyền và giám sát việc thực hiện.
Các địa phương có tập trung thực hiện để xóa các điểm ơ nhiễm do tồn đọng rác thải nhưng một số nơi vẫn cịn tình trạng tái phát sinh rác thải do chưa có biện pháp quản giữ hiệu quả.
Trong công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính:
- Cơng tác kiểm tra đột xuất đã được triển khai nhưng chưa phát huy được sự chủ động do các doanh nghiệp hoạt động ngoài giờ hành chính, khó khăn trong việc bố trí thời gian phối hợp với đơn vị phân tích mẫu.
- Một số trường hợp xử phạt vi phạm hành chính kéo dài do doanh nghiệp vi phạm cố tình trì hỗn, trốn tránh, khơng hợp tác.
- Cơ sở được cấp giấy phép kinh doanh nhưng không phù hợp quy hoạch, hoạt động xen cài trong khu dân cư dẫn đến người dân phản ánh liên tục mặc dù đã được cơ quan chức năng đã kiểm tra, giải quyết nhiều lần.
- Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt chưa thật sự hữu hiệu khi thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt có biện pháp khắc phục hậu quả hoặc buộc đình chỉ hoạt động.
- Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm ngày càng địi hỏi tính kịp thời, chính xác và chất lượng, trong khí đó nguồn nhân lực thực hiện cơng tác kiểm tra mơi trường cịn thiếu, địa bàn quản lý rộng, dẫn đến chưa đáp ứng hết công việc được giao.
Trong cơng tác quản lý nước thải, vẫn cịn gặp nhiều khó khăn như:
Về thực hiện chỉ tiêu nước thải đô thị: công tác kêu gọi đầu tư cần huy động nguồn vốn lớn để đầu tư các cơng trình nhà máy xử lý nước thải đô thị.
Cơng tác quản lý chủ nguồn thải cịn chưa chặt chẽ, vẫn còn chủ nguồn thải nước thải công nghiệp với quy mô nhỏ chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định.
Về thực hiện chỉ tiêu nước mặt: chất lượng nước mặt các kênh rạch tại Thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc nhiều yếu tố như do ảnh hưởng nguồn thải ra kênh rạch liên tỉnh, không thể thực hiện đạt được chỉ tiêu nước thải đô thị được thu gom xử lý.
Văn bản pháp luật quy định về quy trình thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định xử lý vi phạm về mơi trường chưa có hướng dẫn cụ thể từ Trung ương nên cịn nhiều khó khăn cơng tác xử lý dứt điểm cơ sở nguy cơ ô nhiễm môi trường
dẫn đến các cơ sở tái hoạt động, hoặc thay đổi pháp nhân, đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để tiếp tục hoạt động.
Mặc dù mạng lưới cấp nước được đầu tư phát triển nhanh chóng giúp đáp ứng được yêu cầu truyền tải nước sạch nhưng còn một số tồn tại như hệ thống phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử, việc triển khai các giải pháp mang tính chiến lược cũng như chính sách hỗ trợ cho ngành nước trong việc triển khai thực hiện các giải pháp, hạng mục đầu tư đảm bảo cấp nước an toàn, ứng phó với biến đổi khí hậu, ơ nhiễm nguồn nước (các giải pháp đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn nhưng không thiên về lợi nhuận) nhằm tăng cường năng lực và khả năng kiểm soát, vận hành hệ thống mạng lưới cấp nước còn hạn chế.