Nângcao nhận thức cộng đồng và vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ mô

Một phần của tài liệu bchientrangmt2021 (Trang 142 - 145)

CHƯƠNG 10 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

10.7 Nângcao nhận thức cộng đồng và vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ mô

trong lành;

+ Dòng chảy trên tuyến Vàm Thuật được khơi thông, góp phần hình thành mạng lưới sông, kênh, rạch xanh, sạch đẹp cho Thành phố; giúp thay đổi bộ mặt đô thị từng ngày; chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, mang lại môi trường sống tốt, tạo mỹ quan đô thị.

10.7 Nâng cao nhận thức cộng đồng và vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường môi trường

Trong những năm gần đây, với mục tiêu xây dựng Thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, công tác truyền thông về bảo vệ môi trường được thành phố đặc biệt quan tâm và có kế hoạch triển khai với các chỉ tiêu cụ thể: Chỉ thị 19-CT/TU về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”, Nghị quyết 03 của Hội đồng nhân dân về bảo vệ môi trường đô thị và khu dân cư, Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020- 2025… Nhiều giải pháp truyền thông về bảo vệ môi trường đã được triển khai đồng loạt trên toàn thành phố với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các sở ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội.

- Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên thường xuyên hàng năm để cập nhật thông tin và trau dồi các kỹ năng truyền thông về môi trường; Tổ chức biên soạn nội dung, định hướng các chủ đề và phát hành các tài liệu hỗ trợ truyền thông về bảo vệ môi trường cho Sở ngành và địa phương.

- Triển khai công tác truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu qua hệ thống tuyên truyền viên các cấp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên (Hội Liên hiệp phụ nữ, Thành Đoàn,

Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Liên Đoàn lao động, Hội Người Cao tuổi)

và các tổ chức tôn giáo6.

- Lồng ghép nhiệm vụ truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong các kế hoạch phối hợp liên Sở và trong hoạt động của các Sở ngành: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn7. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thành phố Thủ Đức đã lồng ghép các nội dung truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu vào các kế hoạch thường niên và triển khai phù hợp với điều kiện từng địa phương như đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhóm nhỏ, các buổi tuyên truyền cho ban điều hành khu phố tổ dân phố, các hoạt động đoàn hội tại khu phố, bài phát thanh...

- Phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng: thực hiện các chuyên trang, chuyên mục về tài nguyên môi trường trên các báo, đài phát thanh, đài truyền hình8; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ

o 6 Chương trình phối hợp số 12/CTPH-UBMT-TCTV-STNMT ngày 22 tháng 12 năm 2016, Chương trình phối hợp số 28/CTrPH-MTTQ-STN&MT ngày 18 tháng 10 năm 2021

o 7 Kế hoạch liên sở số 9849/KHLS-STNMT-SGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 để triển khai các hoạt động giáo dục và truyền thông môi trường trong trường học giai đoạn 2016 – 2020; Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công thương; Kế hoạch hướng dẫn các cơ quan báo đài Thành phố triển khai tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường, thực hiện các cuộc vận động không xả rác, chống ngập nước, chống rác thải nhựa, ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố...

o 8 Chuyên trang về phân loại chất thải rắn tại nguồn, Chuyên trang thích ứng với BĐKH, Bản tin

của Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, Trang Chuyên đề Báo Pháp luật 45 lần/năm, Trang “Tài nguyên – Môi trường và Cuộc sống” Báo Tài nguyên và Môi trường 1 lần/tuần, Trang “Môi trường” Báo Sài gòn Giải phóng 1 lần/tuần, trang chuyên đề Báo Thanh Niên 3 lần/ tháng; Kênh HTV9: Bản tin 60 giây (18g30 hàng ngày); HTV đầu giờ: sức khỏe cho mọi người (5g05 và 23g30 hàng ngày); Sống xanh: Vì môi trường xanh (21g45 thứ 2); Cuộc sống xanh (8g30 chủ nhật); Cảnh báo an toàn sống (11g00 Chủ nhật). Kênh HTV7: Chào ngày mới

biến, giáo dục pháp luật về môi trường; phát huy mặt tích cực của mạng xã hội trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường; triển khai việc tiếp nhận, xử lý và phản hồi trên Cổng thông tin 1022 lĩnh vực tài nguyên môi trường.

- Tổ chức các mô hình điểm về bảo vệ môi trường và hướng dẫn nhân rộng9; Tổ chức các sự kiện truyền thông môi trường, phong trào bảo vệ môi trường thường niên cấp thành phố10.

- Tổ chức tuyên dương, khen thưởng nhằm khuyến khích và nhân rộng các điển hình BVMT: Khen thưởng theo Chương trình, vinh danh qua Giải môi trường Thành phố Hồ Chí Minh định kỳ và giới thiệu xét tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam.

Các kết quả đạt được đến năm 202011:

- 93,9% hộ gia đình được tiếp cận thông tin về BĐKH kiến thức ứng phó, thích nghi, sống chung với biến đổi khí hậu.

- 92,9% cộng đồng dân cư tại các xã phường thuộc vùng dễ bị tổn thương, thường xuyên bị thiên tai và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu được tiếp cận thông tin cơ bản về biến đổi khí hậu, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

- 98,8% công chức, viên chức Thành phố được tiếp cận thông tin cơ bản về biến đổi khí hậu, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

- 86,1% người dân áp dụng những hành vi bảo về môi trường đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày.

- 85,5% người dân, các tổ chức, cá nhân bán lẻ được tiếp cận thông tin tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng và thải bỏ bừa bãi túi ni-lông khó phân hủy.

- 58,4% người dân áp dụng các giải pháp đơn giản nhằm kiểm soát ô nhiễm do túi ni-lông khó phân hủy trong sinh hoạt hàng ngày.

(6g30 hàng ngày); Kiến thức cuộc sống (14g00 Thứ 2); Cuộc sống quanh ta (10g00 thứ 3 hàng tuần).

o 9 Mô hình bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng theo mô hình tổ nhân dân tự quản, mô hình 3T trong trường học, mô hình Trường học Xanh

o 10 (Kế hoạch tổ chức Ngày hội sống xanh và tháng hành động vì môi trường, Phong trào chống rác thải nhựa, Kế hoạch Thành phố Xanh - Thân thiện môi trường... )

o 11 Theo Báo cáo Khảo sát đánh giá kết quả thực hiện công tác truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2017-2020 do Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM thực hiện.

- 75,3% các tổ chức, cá nhân bán lẻ có kế hoạch hoặc cam kết giảm sử dụng túi ni-lông.

10.8 Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường 10.8.1 Hợp tác với Tổ chức C40

Một phần của tài liệu bchientrangmt2021 (Trang 142 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)