CHƯƠNG 10 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
10.8 Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
10.8.1 Hợp tác với Tổ chức C40
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 3363/UBND-ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2020 về việc giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hỗ trợ của Tổ chức C40 trong quá trình xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, trong năm 2020 và quý I đầu năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức C40 triển khai các cơng việc:
- Đánh giá rủi ro định tính do biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Kết quả của Đánh giá định tính sẽ đóng góp cho giai đoạn tiếp theo của việc xây dựng Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu thơng qua việc cung cấp các thơng tin về các rủi ro khí hậu hiện tại và dự đốn tác động trong tương lai do biến đổi khí hậu;
- Đánh giá kết quả Kế hoạch hành động 2016 – 2020: Sử dụng phân tích SWOT để phân tích mặt mạnh, yếu, cơ hội và thách thức để cung cấp thêm thông tin làm đầu vào cho việc cập nhật kế hoạch hành động về khí hậu của thành phố Hồ Chí Minh;
- Kiểm kê phát thải khí nhà kính: xây dựng kế hoạch kiểm kê khí nhà kính tn thủ hướng dẫn GPC cho tồn thành phố gần đây và kế hoạch quản lý phát thải khí nhà kính;
- Mục tiêu thích ứng và mục tiêu giảm phát thải: thiết lập các định hướng và nguyên tắc chiến lược để thích ứng dựa trên các chính sách và các nghiên cứu khác trong khn khổ hỗ trợ kỹ thuật của C40;
- Xây dựng mơ hình kịch bản phát thải khí nhà kính đến năm 2050: phát triển các kịch bản phát thải trong tương lai đến năm 2050 và cho các kịch bản sau năm 2050 bằng việc xác định các chiến lược chính để giảm phát thải
- Phát triển kế hoạch hành động thích ứng khí hậu phù hợp với các yêu cầu của Khung kế hoạch hành động khí hậu của Tổ chức C40 bao gồm: tầm nhìn, mục đích, mục tiêu, chỉ tiêu và nhóm hành động thích ứng cho Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xây dựng Kế hoạch giám sát, đánh giá và chế độ báo cáo: xây dựng quy trình giám sát và đánh giá và chế độ báo cáo tiến độ để việc thực hiện Kế hoạch hành động được hiệu quả hơn.
Ngồi ra, với vai trị thành viên của C40, Sở Tài nguyên và Môi trường đại diện Ủy ban nhân dân Thành phố hợp tác với C40 với vai trị tích cực nhằm thu nhận kinh nghiệm, thơng tin ứng phó với biến đổi khí hậu:
(1) Mạng lưới kết nối các Thành phố Châu thổ (mạng lưới CDC): Từ năm 2010 TPHCM là thành viên của tổ chức CDC, tham gia cùng các thành phố khác (khoảng 10 thành viên) học tập, trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ thông tin.
(2) Mạng lưới Tăng trưởng xanh: Từ năm 2012, TPHCM là thành viên. (3) Dự án công khai thông tin về phát thải các-bon (CDP): Từ năm 2011 đến nay, TPHCM tham gia dự án này với vai trị đóng góp thơng tin và các hoạt động của TPHCM vào Tổ chức C40.
10.8.2 Hợp tác song phương với các thành phố Osaka, Nhật Bản thực hiện Chương trình Phát triển thành phố phát thải carbon thấp Chương trình Phát triển thành phố phát thải carbon thấp
Từ năm 2011, Chính phủ Nhật Bản đã đề xuất Cơ chế Tín dụng chung (JCM), một cơ chế mới để hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện mục tiêu giảm phát thải carbon thơng qua chuyển giao các cơng nghệ phát thải ít carbon. Được sự chấp thuận của hai Chính phủ, ngày 02/7/2013, Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản và Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác Nhật Bản- Việt Nam về tăng trưởng ít carbon nhằm thực hiện xây dựng thỏa thuận giữa 2 quốc gia về Cơ chế JCM. Thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác Chương trình Phát triển thành phố phát thải carbon thấp 2015 – 2020 và 2021 – 2025.
Từ đó đến nay, hai thành phố thông qua các hoạt động bao gồm hội thảo chuyên đề, đối thoại chính sách… nhằm tìm kiếm chính sách, cơ hội hỗ trợ doanh nghiệp Thành phồ Hồ Chí Minh tiếp cận với cơng nghệ phát thải các bon thấp và nguồn hỗ trợ tài chính từ các Dự án JCM do Chính phủ Nhật Bản thực hiện. Với sự hỗ trợ của Sở Tài ngun và Mơi trường, nhóm tư vấn TP. Osaka tiến hành khả năng thực hiện các dự án xin hỗ trợ theo cơ chế JCM tại Saigon Hi-Tech Park, Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC), Đại học Quốc gia TP.HCM, Công ty IDEA Technology, Saigon Tower, Sunwah Tower, Trường Nhật Bản tại HCM, tập trung vào các giải pháp:
- Dự án sử dụng năng lượng mặt trời
- Dự án sử dụng bộ máy biến tần nhằm làm giảm tiêu thụ năng lượng. Trong đó, hai dự án tại Saigon Tower và IDEA Technology được chọn để lập Dự án JCM.
Đồng thời, hai thành phố tiếp tục tiến hành khảo sát các doanh nghiệp lớn trên địa bàn Thành phố nhằm tìm kiếm Dự án lắp đặt lò hơi hiệu suất cao tại nhà
máy Bia Sài Gịn, cơng ty CP Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam VIFON, công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam, công ty TNHH Nước Giải Khát Coca- Cola Việt Nam và Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú.
10.8.3 Tổ chức JICA, Nhật Bản
Dự án hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (SPI-NAMA) được thực hiện 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Kết quả của Hợp phần Dự án SPI-NAMA tại TP.HCM trong giai đoạn 2015-2017 như sau:
- Kết quả kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn thành phố cho năm 2013; - Tài liệu hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính cấp thành phố;
- Tài liệu hướng dẫn quy trình Đo đạc- Báo cáo- Thẩm định (MRV) cho các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp thành phố;
- Đề xuất Khung chính sách kiểm kê khí nhà kính và thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện TP.HCM;
Giai đoạn 2: Dự án được Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo tại công văn số 1684/VP-ĐT ngày 09 tháng 02 năm 2018 về phối hợp triển khai hoạt động Dự án Hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (SPI-NAMA) tại Thành phố Hồ Chí Minh, 3 hoạt động chính của Dự án bao gồm:
- Nghiên cứu và đề xuất các hoạt động nhằm tăng cường các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố
- Tăng cường năng lực kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn thành phố và đánh giá xu hướng phát thải khí nhà kính
- Hỗ trợ nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và quy trình Đo đạc- Báo cáo- Thẩm tra (MRV) cho các hành động này tại TP.HCM
CHƯƠNG 11. CÁC THÁCH THỨC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
5 NĂM TỚI