CHƯƠNG 10 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
10.5 Triển khaicác công cụ trong quản lý môi trường
10.5.1 Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cấp quốc gia, cấp địa phương. môi trường (ĐTM) cấp quốc gia, cấp địa phương.
- Thủ tục thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động mơi trường
• Tổng số hồ sơ yêu cầu giải quyết TTHC năm 2021 là 99 hồ sơ trong đó: Số hồ sơ mới tiếp nhận: 70 hồ sơ; Số hồ sơ từ kỳ báo cáo trước chuyển sang: 29 hồ sơ.
• Kết quả giải quyết TTHC: Số hồ sơ đã giải quyết: 55 hồ sơ, số hồ sơ đang giải quyết: 44 hồ sơ.
- Thủ tục xác nhận việc thực hiện các cơng trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án
• Tổng số hồ sơ yêu cầu giải quyết TTHC năm 2021 là 12 hồ sơ trong đó: Số hồ sơ mới tiếp nhận: 15 hồ sơ; Số hồ sơ từ kỳ báo cáo trước chuyển sang: 02 hồ sơ.
• Kết quả giải quyết TTHC: Số hồ sơ đã giải quyết 12 hồ sơ, số hồ sơ đang giải quyết: 05 hồ sơ.
- Xác nhận Kế hoạch Bảo vệ mơi trường
• Tổng số hồ sơ yêu cầu giải quyết TTHC năm 2021 là 106 hồ sơ trong đó: Số hồ sơ mới tiếp nhận: 77 hồ sơ; Số hồ sơ từ kỳ báo cáo trước chuyển sang: 29 hồ sơ.
• Kết quả giải quyết TTHC: Số hồ sơ đã giải quyết 65 hồ sơ, số hồ sơ đang giải quyết: 41 hồ sơ
10.5.2 Cấp phép đối với lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản, biển và hải đảo đảo
Công tác giải quyết các loại hồ sơ trong hoạt động tài nguyên nước: (số liệu 06 tháng đầu năm 2021)
Thăm dò nước dưới đất: 07 giấy phép/08 hồ sơ tiếp nhận
Xả nước thải vào nguồn nước: 171 giấy phép/279 hồ sơ tiếp nhận Gia hạn xả thải: 43 giấy phép/78 hồ sơ tiếp nhận
Khai thác nước dưới đất: 29 giấy phép/42 hồ sơ tiếp nhận
Gia hạn khai thác nước dưới đất: 34 giấy phép/44 hồ sơ tiếp nhận
10.5.3 Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về Bảo vệ môi trường cấp quốc gia, cấp địa phương. môi trường cấp quốc gia, cấp địa phương.
10.5.3.1 Sở Tài nguyên và Môi trường
Về công tác kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Ngày 25 tháng 3 năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 251/QĐ-STNMT-TTr về phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra môi trường năm 2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường với số lượng đơn vị kiểm tra là 842 doanh nghiệp (Thanh tra Sở kiểm tra 203 doanh nghiệp; Phịng Tài ngun nước, Khống sản và Biển đảo kiểm tra đối với 125 doanh nghiệp; Phòng Quản lý chất thải rắn kiểm tra đối với 136 doanh nghiệp; Chi cục Bảo vệ môi trường kiểm tra đối với 378 doanh nghiệp).
Tuy nhiên, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã tạm ngưng hoạt động thanh tra, kiểm tra trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
Tính đến thời điểm hiện nay, Thanh tra Sở triển khai 02 đoàn kiểm tra đột xuất (đầu quý I năm 2021) nhằm giải quyết phản ánh môi trường theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố với tổng số đơn vị được kiểm tra là 05 doanh nghiệp.
Về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Năm 2021, tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường của Chánh Thanh tra Sở và Ủy ban nhân dân Thành phố (do Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu) đã ban hành là 21 quyết định với tổng số tiền phạt là 3.682.669.787 đồng, cụ thể:
- Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành 15/21 quyết định xử phạt với tổng số tiền phạt là 901.000.000 đồng, trong đó việc chấp hành quyết định như sau:
+ Đã chấp hành nộp phạt 12/15 quyết định; + Đã nộp phạt 01 phần 01/15 quyết định; + Chưa nộp phạt 02/15 quyết định.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành 06/21 quyết định xử phạt với tổng số tiền phạt 1.824.169.787 đồng, trong đó:
+ Đã chấp hành nộp phạt: 05/06 quyết định; + Chưa nộp phạt 01/06 quyết định.
10.5.3.2 Ban Quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp
Trong 5 tháng đầu năm 2021, Ban Quản lý đã tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại 97/250 doanh nghiệp theo kế hoạch, đã lập biên bản và chuyển hồ sơ đến Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành 04 Quyết định xử lý vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 290.000.000 đồng. Từ đầu tháng 6 năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid nên Ban Quản lý tạm ngưng việc kiểm tra môi trường định kỳ các doanh nghiệp trong KCX, KCN.
10.5.3.3 Công an Thành phố
Trong năm 2021, qua cơng tác chun mơn, nắm tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường, Lực lượng Cảnh sát môi trường Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra 225 vụ vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đề xuất các cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 200 vụ với tổng số tiền phạt là
16.672.000.000 đồng. Thu nộp ngân sách khoảng 12 tỷ đồng (tỷ lệ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đạt khoảng 70%).
10.5.4 Kiểm sốt ơ nhiễm và xử lý các nguồn gây ô nhiễm cấp quốc gia, cấp địa phương. địa phương.
a) Đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg
Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, Thành phố Hồ Chí Minh có 37 cơ sở. Đến nay, có 37/37 cơ sở đã hồn tất việc xử lý ô nhiễm triệt để hoặc đã di dời, ngưng hoạt động (đạt 100%). Cụ thể, có 21 cơ sở đã ngưng hoạt động sản xuất và di dời và 16 cơ sở đã hoàn tất việc xử lý ô nhiễm.
b) Đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có tên trong Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013
Theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020, đến nay có 03/03 (đạt 100%) cơ sở đã hoàn thành biện pháp xử lý.
c) Các cơ sở gây ô nhiễm môi tường trên địa bàn khu phố 4, khu phố 5, phường Đơng Hưng Thuận, quận 12
Nhằm kiểm sốt và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, chuyển vào khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định 6781/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2015 về ban hành kế hoạch xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố đã ban hành Quyết định số 2033/QĐ-UBND ngày 25/04/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thí điểm xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn khu phố 4, khu phố 5, phường Đông Hưng Thuận, quận 12 (là điểm nóng ơ nhiễm mơi trường). Nội dung chủ yếu là thực hiện di dời 21 cơ sở gây ô nhiễm môi trường tại khu phố 4, khu phố 5, phường Đông Hưng Thuận, quận 12 vào khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 hoặc chấm dứt hoạt động, chuyển đổi ngành nghề không gây ô nhiễm hoặc trước ngày 31 tháng 12 năm 2016. Đến nay, 21 cơ sở đã ngưng hoạt động và hoàn thành việc di dời (gồm 03 cơ sở tự di dời, 02 cơ sở chuyển đổi ngành nghề khác, 16 cơ sở đã ngưng hoạt động hoàn toàn và đang di dời vào khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3).
10.5.5 Quan trắc và thông tin môi trường cấp quốc gia, cấp địa phương.
Mạng lưới quan trắc các thành phần môi trường đến năm 2025 tại Tp.HCM như sau:
Mạng lưới quan trắc chất lượng khơng khí.
Tổng số vị trí quan trắc: 45 vị trí; trong đó: + 25 vị trí quan trắc thủ cơng gián đoạn. + 20 trạm quan trắc tự động liên tục.
Mạng lưới quan trắc phóng xạ trong khơng khí.
Tổng số vị trí quan trắc: 02 vị trí quan trắc thủ công gián đoạn.
Mạng lưới quan trắc chất lượng nước sơng Sài Gịn – Đồng Nai.
Tổng số vị trí quan trắc: 27 vị trí; trong đó: + 22 vị trí quan trắc thủ cơng gián đoạn. + 05 trạm quan trắc tự động liên tục.
Mạng lưới quan trắc chất lượng nước kênh rạch (nội thành, ngoại thành, liên tỉnh).
Tổng số vị trí quan trắc: 89 vị trí; trong đó: + 80 vị trí quan trắc thủ công gián đoạn. + 09 trạm quan trắc tự động liên tục.
Mạng lưới quan trắc chất lượng nước dưới đất.
Tổng số vị trí quan trắc: 31 vị trí quan trắc thủ cơng gián đoạn.
Mạng lưới quan trắc chất lượng nước biển ven bờ.
Tổng số vị trí quan trắc: 09 vị trí quan trắc thủ cơng gián đoạn.
Mạng lưới quan trắc chất lượng đất
Tổng số vị trí quan trắc: 21 vị trí quan trắc thủ cơng gián đoạn.
Mạng lưới quan trắc thủy văn
Tổng số vị trí quan trắc: 16 vị trí quan trắc thủ cơng gián đoạn.
Mạng lưới quan trắc sụt lún mặt đất.
Tổng số vị trí quan trắc: 11 vị trí quan trắc thủ cơng gián đoạn.
Mạng lưới quan trắc chất lượng nước mưa.
Tổng số vị trí quan trắc: 04 vị trí quan trắc thủ cơng gián đoạn.
Mạng lưới quan trắc thủy sinh (sông, kênh rạch, nước biển ven bờ).
Tổng số vị trí quan trắc:
+ 10 vị trí quan trắc thủy sinh sơng Sài Gịn – Đồng Nai. + 08 vị trí quan trắc thủy sinh nước kênh.
+ 03 vị trí quan trắc thủy sinh nước biển ven bờ huyện Cần Giờ.
Mạng lưới quan trắc các bãi chôn lấp và khu liên hợp xử lý chất thải rắn.
Tổng số vị trí quan trắc: 81 vị trí quan trắc thủ cơng gián đoạn.
10.5.6 Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường cấp quốc gia, cấp địa phương.
Sở Tài ngun và Mơi trường đã chủ trì xây dựng Đề án điều chỉnh mức thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp (làm cơ sở điều chỉnh Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 16 tháng 3 năm 2018 của Hội đồng nhân dân Thành phố trên cơ sở tham khảo các quy định tại Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ); Tham mưu văn bản gửi các Sở, Ban, Ngành liên quan lấy ý kiến góp ý Đề án gồm: công văn số 4921/STNMT-CCBVMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 gửi Sở Tài chính, Sở Tư pháp; công văn số 5095/STNMT-CCBVMT ngày 05 tháng 7 năm 2021 gửi 29 cơ quan, đơn vị liên quan; công văn số 5986/STNMT-CCBVMT ngày 09 tháng 9 năm 2021 gửi cơ quan, đơn vị liên quan (nhắc góp ý lần 2); Tham mưu văn bản gửi Sở Tư pháp thẩm định Dự thảo Tờ trình của Ủy ban nhân dân Thành phố; Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về điều chỉnh mức
thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Tham mưu văn bản gửi Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét thơng qua Đề án và trình Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành Nghị quyết điều chỉnh mức thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Kết quả đạt được: Tính đến ngày 30/11/2021, số lượng cơ sở đang thực hiện nộp phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp là 3.035 cơ sở. Số tiền phí nộp vào kho bạc thành phố là 28.589.202.498 đồng