9. Cấu trúc luận văn
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC TRÊN THẾ GIỚ
GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
Nghiên cứu về dạy học nói chung và nghiên cứu về các phƣơng pháp dạy học để kích thích tính tích cực hoạt động của học sinh, gia tăng sự tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh và môi tƣờng học tập đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam.
1.1.1. Trên thế giới
Từ thời kì Cổ đại, vấn đề tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh đã xuất hiện trong các quan điểm của nhiều nhà tƣ tƣởng lớn. Socrates (469 -399 TCN), nhà triết gia phƣơng Tây nổi tiếng đã khuyến khích GV, HS trao đổi với nhau để dẫn dắt HS trong quá trình dạy học, tự tìm ra kiến thức và câu trả lời của chính bản thân mình. Phƣơng pháp dạy học này đã làm tăng tính tích cực, chủ động của HS thơng qua sự tác động, tƣơng tác của GV và HS [28].
Khổng Tử (551- 479 TCN) đã áp dụng tƣ tƣởng "tƣơng tác" trong quá trình dạy học, nhằm thúc đẩy sự tƣơng tác giữa GV và HS với nhau. Tƣ tƣởng tƣơng tác này đòi hỏi HS phải tìm tịi, suy nghĩ, đào sâu trong quá trình học tập. Theo Khổng Tử, để làm đƣợc điều này trƣớc tiên bản thân HS phải tƣơng tác với nhau [4].
Quan điểm của Socrates và Khổng Tử đã cho thấy, thời kỳ Cổ đại, sự tƣơng tác đƣợc cấu thành chủ yếu bởi GV và HS và mối quan hệ giữa GV và HS.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, tƣ tƣởng dạy học tƣơng tác tiếp tục đƣợc khẳng định và phát triển trong thời kỳ Phục hƣng. J. A. Comenxki (1592-1670) là ông tổ của nền giáo dục cận đại, đã đi sâu phân tích các thành tố của sƣ phạm tƣơng tác là GV (ngƣời dạy), HS (ngƣời học) và mơi trƣờng. Trong mối quan hệ này, HS đóng vai trị
q trình dạy học, đặc biệt với khả năng nhận thức của HS . Ngoài ra, J. A. Comenxki cũng đã đề xuất các nguyên tắc dạy học thông qua quan sát các sự vật, hiện tƣợng trong tự nhiên [20], [28].
L.X.Vygotsky (1896-1934) là nhà tâm lý học ngƣời Nga có ảnh hƣởng lớn tới các trƣờng phái giáo dục hiện đại cho rằng, sự phát triển nhận thức diễn ra tốt nhất nơi HS vƣợt qua “Vùng phát triển gần” thông qua việc hợp tác giữa HS với GV và HS với nhau. Sự kết hợp này không chỉ là sƣ hợp tác giữa học cá nhân và học hợp tác mà còn là sự hợp tác hai chiều (GV định hƣớng, tổ chức và HS tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo). Đây cũng chính là bƣớc khởi đầu của phƣơng pháp dạy học “phát huy tính tích
cực, sáng tạo của HS” ngày nay [20], [28].
Dựa trên quan điểm L.X.Vygotsky, tƣ tƣởng dạy học tƣơng tác lại tiếp tục đƣợc khẳng định bởi J.Dewey (1859-1952) chủ trƣơng giáo dục phải dựa vào kinh nghiệm thực tế của HS. Việc giảng dạy phải kích thích đƣợc hứng thú của HS, GV là ngƣời tổ chức, ngƣời thiết kế, ngƣời cố vấn, HS độc lập tìm tịi. J. Deway khuyến khích loại bỏ lối học cổ điển truyền thống và hƣớng tới giáo dục tƣơng tác, khởi động khả năng phát triển năng khiếu và kiến thức HS [28], [29].
J. Bruner (1915) nhấn mạnh quá trình học tập khám phá của HS đƣợc thực hiện thông qua tƣơng tác với môi trƣờng. Nhƣ vậy, J. Dewey nhấn mạnh quá trình tƣơng tác giữa GV, HS với mơi trƣờng học tập, cịn J. Bruner thì nhấn mạnh sự tƣơng tác với môi trƣờng học tập, với tài liệu, kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm.
Tsunesaburo Makiguchi (1871-1944), nhà giáo dục ngƣời Nhật đã viết “Nhà
giáo dục trước hết không phải là người truyền thụ kiến thức mà là người hướng dẫn cho học sinh học tập tích cực, họ phải nhường quyền cung cấp tri thức cho sách vỡ, tài liệu và cuộc sống, thay vào đó, người dạy khơng chỉ là người cố vấn, trọng tài mà còn là nhà khoa học”. Nhƣ vậy, theo quan điểm này, dạy học hƣớng đến học sinh, HS là
Theo Raja Roy Singh (1994), quá trình dạy học là quá trình ngƣời dạy điều khiển các hoạt động của ngƣời học một cách gián tiếp, GV là ngƣời hƣớng dẫn, tổ chức tác động đến HS nhằm giúp HS tích cực, chủ động trong q trình lĩnh hội kiến thức và nhận ra năng lực tiềm ẩn của bản thân, nên cho dù ở bất kỳ hồn cảnh nào thì ngƣời dạy và ngƣời học ln có sự tƣơng tác lẫn nhau [24].
Jean - Marc Denommé và Madeleine Roy đã xây dựng một phƣơng pháp sƣ phạm tƣơng tác dạy học dựa trên ba nhân tố là GV - HS – môi trƣờng. Trong các tác phẩm của mình, hai tác giả đã tiến hành thử nghiệm, kiểm tra các nguyên tắc sƣ phạm thơng qua 5 khóa học nâng cao về đào tạo sƣ phạm. Kết quả thực nghiệm cho thấy, thái độ của giáo viên đối với học sinh đƣợc cải thiện rõ nét bằng việc giúp đỡ, khuyến khích học sinh trong hoạt động học tập của mình; học sinh nhận thức rõ đƣợc trách nhiệm của mình trong quá trình học tập khi nhận đƣợc sự quan tâm động viên từ giáo viên [10], [11].
Tóm lại, nghiên cứu về sƣ phạm tƣơng tác trong dạy học, tập trung chủ yếu vào việc xác định các thành tố chính trong q trình dạy học, để xây dựng cơ sở lí luận về sự tƣơng tác trong dạy học.
1.1.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, quan điểm sƣ phạm tƣơng tác đƣợc phổ biến từ những năm 90 của thế kỉ XX.
Theo Nguyễn Nghĩa Dân (1994), trong hoạt động sƣ phạm tƣơng tác, “GV trở thành ngƣời trọng tài, đạo diễn, thiết kế, tổ chức việc làm, giúp học sinh biết cách làm, biết cách học” [5, tr12]. Nhận định của ông cho thấy, các tƣơng tác trong dạy học cần thỏa mãn các yêu cầu về kích thích, điều chỉnh, làm tăng tính tích cực, chủ động sáng tạo, nhằm cho giúp HS đạt đƣợc mục tiêu lĩnh hội kiến thức mới cho bản thân mình.
Nghiên cứu về sƣ phạm tƣơng tác, Thái Duy Tuyên đã xác định các dạng bài học trong sƣ phạm tƣơng tác và chỉ ra cụ thể các dạng tƣơng tác trong dạy học là: tƣơng tác
GV – HS, tƣơng tác môi trƣờng – HS, tƣơng tác môi trƣờng – GV– HS và mỗi dạng tƣơng này điều có đặc điểm riêng của nó trong q trình dạy học [31].
Phó Đức Hịa, Ngơ quang Sơn cho rằng, sƣ phạm tƣơng tác là cách nhìn nhận mới về hoat động dạy và hoạt động học, là sự thiết lập một cấu trúc tƣ duy, sự phối hợp giữa GV, HS và môi trƣờng để ngƣời học đạt đƣợc kiến thức trên nền tảng vững chắc có tính khoa học và mang tính tự nhiên. Ngồi ra, hai tác giả cịn nhấn mạnh sƣ phạm tƣơng tác chính là một cách tiếp cận xoay quanh vai trị GV, HS và mơi trƣờng nhƣ một tƣ duy tích cực nhằm giúp HS lựa chọn phƣơng pháp dạy học thích hợp đối với HS trong sự tác động của môi trƣờng [13].
Bên cạnh việc nghiên cứu và làm rõ các vấn đề về lí luận của quan điểm sƣ phạm tƣơng tác trong bối cảnh giáo dục tại Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu còn nghiên cứu vận dụng sƣ phạm tƣơng tác vào trong thực trạng dạy học.
Dựa cơ sở lí luận của sƣ phạm tƣơng tác, Dƣơng Thị Kim Oanh đã vận dụng quan điểm sƣ phạm tƣơng tác trong dạy học mơn Tâm lí học đại cƣơng tại khoa sƣ phạm kĩ thuật, trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tác giả cũng đã xác định đƣợc bộ ba tác nhân (giáo viên, học sinh và môi trƣờng), và chỉ rõ các tác nhân này không chỉ tƣơng tác với nhau, thậm chí xảy ra sự tƣơng tác của các phần tử bên trong của từng tác nhân đó. Ngồi ra, tác giả cũng phân tích rõ mơi trƣờng là nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm tạo cho ngƣời học sự hứng thú, tích cực chủ động, sáng tạo hơn trong việc lĩnh hội kiến thức mới [23].
Nguyễn Lê Tố Nhƣ (2013) đã vận dụng quan điểm sƣ phạm tƣơng tác trong dạy học môn vào Autocard tại trƣờng cao đẳng Cần Thơ nhằm gây hứng thú, tăng tính tích cực, chủ động, ý thức học tập của học sinh. Các phƣơng pháp dạy học đƣợc tác giả vận dụng thể hiện sự tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh trong dạy học môn Autocard là: phƣơng pháp dạy học thực hành, phƣơng pháp đàm thoại, phƣơng pháp dạy học theo nhóm [21].
Dựa vào hệ thống hóa cơ sở lí luận của quan điểm sƣ phạm tƣơng tác, Đặng Thị Hồng Minh đã đề xuất quy trình dạy học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác trong dạy học mơn Tốn học ở bậc THPT. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vận dụng quan điểm sƣ phạm tƣơng tác trong dạy học mơn Tốn bậc THPT đã tạo đƣợc khơng khí sơi nổi và thu hút tất cả học sinh tham gia vào q trình dạy học của giáo viên. Ngồi ra, tác giả còn khẳng định đƣợc khả năng ứng dụng quan điểm sƣ phạm tƣơng tác vào quá trình dạy học mơn Tốn đạt hiệu quả cao, qua đó đề cao các thành tố GV, HS và mơi trƣờng nhƣng việc vận dụng sƣ phạm tƣơng tác chỉ dừng lại ở mức độ xây dựng các hoạt động dạy học cho các bài dạy về lý thuyết, các hoạt động này chƣa thể hiện sâu sắc về tính tƣơng tác [21].
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc chủ yếu tập trung vào việc làm rõ các vấn đề lí luận cơ bản của sƣ phạm tƣơng tác và vận dụng sƣ phạm tƣơng tác trong dạy học các mơn học nhƣ Tâm lí học, Tốn học, Tin học Autocard... Tuy nhiên, chƣa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập tới việc vận dụng quan điểm sƣ phạm tƣơng tác trong dạy học mơn tiếng Anh lớp 10. Vì vậy, đề tài này tập trung nghiên cứu vấn đề vận dụng một số phƣơng pháp dạy học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác trong dạy học môn tiếng Anh lớp 10 tại các trƣờng THPT Lƣơng Thế Vinh, tỉnh Hậu Giang