8. Dự kiến cấu trúc của đề tài
1.1 Tổng quan về hoạt động liên kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp.
1.1.1 Ở nước ngoài
Mối quan hệ giữa Nhà trường với Doanh nghiệp trong liên kết đào tạo từ lâu đã được nhiều nước quan tâm nghiên cứu và ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho người lao động.
Đối với giáo dục phổ thông, C. Mác đã chỉ ra các nhiệm vụ cơ bản: "Một là, giáo dục trí tuệ; Hai là, giáo dục thể chất; ba là, dạy kỹ thuật nhằm giúp học sinh nắm được những nguyên lý cơ bản của tất cả các quy trình sản xuất, đồng thời biết sử dụng công cụ sản xuất đơn giản nhất". [26]
Từ năm 1969, lần đầu tiên trong lịch sử, trường đại học Cambridge với 700 năm lịch sử đã bước vào con đường "Công ty đại học"... Ngày nay, xu thế các trường đại học liên kết với các xí nghiệp ngày càng nhiều ở Mỹ và một số nước Châu âu, Công ty đại học đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu, tạo thời cơ phát triển cho trường đại học và xí nghiệp. Các cơng ty đại học này có một số đặc điểm sau: [10, Tr 8]
1. Dùng phương thức thị trường để thu hút sinh viên, mời các học giả nổi tiếng đến giảng dạy.
2. Việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học trực tiếp hướng về sản xuất, về quản lý kinh doanh, có thể làm gia tăng thu nhập tài chính và nhân đó khơng ngừng cải thiện điều kiện xây dựng trường, nâng cao địa vị của trường.
3. Mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp ngày càng mật thiết, trường học và xí nghiệp tương hỗ, tương lợi, bình đẳng về lợi ích trên phương tiện dịch vụ kỹ thuật, do vậy mà tăng cường hợp tác giữa các bên.
Do những ưu điểm như vậy mà các "Công ty đại học" mọc lên như nấm, từ nước Mỹ đến Châu âu, rồi đến tồn thế giới. "Cơng ty đại học" với những hình thức
khác nhau và sự ra đời của xí nghiệp hóa trường học, báo trước sự phát triển quan trọng của sự phát triển giáo dục. [10, Tr 11]
Jacques Delors, Chủ tịch ủy ban Quốc tế độc lập về giáo dục cho thế kỷ XXI của UNESCO khi phân tích "những trụ cột của giáo dục" đã viết: "Học tri thức, học làm việc, học cách chung sống và học cách khẳng định mình". Theo ông, vấn đề học tập của học sinh là không thể thiếu được trong những trụ cột của giáo dục, đồng thời đã tổ chức các hội thảo, nghiên cứu về vấn đề "gắn đào tạo với sử dụng" trong đào tạo. [20] Ở Nhật và Mỹ, nhiều trường được thành lập ngay trong các công ty tư nhân để đào tạo nhân lực cho chính cơng ty đó và có thể đào tạo cho cơng ty khác theo hợp đồng. Mơ hình này có ưu điểm là chất lượng đào tạo cao, người học có năng lực thực hành tốt và có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường thương mại tự do ASEAN năm 2003, APEC năm 2020, hệ thống đào tạo việc làm ở Inđônêxia từ năm 1993 đã được nghiên cứu và phát triển mạnh. Trong đó, kết hợp đào tạo giữa nhà trường với DN được quan tâm đặc biệt. [23]
Hoạt động liên kết đào tạo giữa các trường và doanh nghiệp đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời hiệu quả của hoạt động liên kết đào tạo đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho cả phía trường và doanh nghiệp. Các nước phát triển luôn đề cao công tác đào tạo nên việc nghiên cứu, áp dụng đào tại trường và doanh nghiệp được tiến hành khá phổ biến.
Vào giữa thế kỷ XIX (1894) do sự phát triển của công nghiệp, ở Pháp xuất hiện nhiều cuốn sách viết về sự phát triển đa dạng của nghề nghiệp. Người ta đã ý thức được rằng hệ thống nghề trong xã hội rất đa dạng và phức tạp, sự chun mơn hóa được chú trọng. Do vậy, nội dung các cuốn sách khẳng định tính cấp thiết phải hướng nghiệp, trang bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất, có nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình và phù hợp với yêu cầu của xã hội.[19]
Ở Cộng hoà liên bang Đức, hệ thống đào tạo là sự kết hợp giữa việc học trong một mơi trường có sự gắn liền với thực tế sản xuất của công ty và một số cơ sở có năng lực chuyên mơn về sư phạm và nghiệp vụ, theo đó các cơng ty tập trung vào việc cung cấp các kiến thức và kỹ năng phù hợp với công nghệ sản xuất của công ty, còn các nhà trường cung cấp khối kiến thức lý thuyết về cơ bản nhiều hơn. Do phát triển trên hai nền tảng kết hợp như vậy, nên hệ thống đào tạo này còn gọi là hệ thống đào tạo kép.[15]
Ở Na Uy, hệ thống giáo dục đang sử dụng mơ hình 2+2, tức là 2 năm học ở trường và 2 năm học thực tế tại doanh nghiệp. Tuy nhiên theo hướng linh hoạt hơn, việc thực tập không nhất thiết phải là 2 năm cuối mà do Doanh nghiệp và Nhà trường lập kế hoạch đan xen trong quá trình 4 năm học. Ngồi ra, dựa trên mơ hình chung này, các tổ chức đào tạo ở Na Uy đã thiết lập và xây dựng thêm nhiều mơ hình biến thể linh hoạt và uyển chuyển như “Mơ hình 1+3” (1 năm học trại trường và 3 năm học nghề), “mơ hình 0 + 4” (cả 4 năm đều học nghề); qua đó mang lại hiệu quả cao trong công tác đào tạo tại quốc gia này.[38]
Tại trường Đại học Khoa học Ứng dụng Saxion Hà Lan, chương trình đào tạo tập trung cao về các kỹ năng thực hành và nghiên cứu ứng dụng. Vì vậy, trong quá trình học, sinh viên sẽ được tham gia vào các hình thức học tập và thường sẽ làm việc theo nhóm nhỏ trong các dự án thực tế. Sinh viên được thực tập tại 1 công ty trong hoặc bên ngoài của Hà Lan, sinh viên sẽ làm đề tài tốt nghiệp tại cơng ty mình thực tập. Đây là sự chuẩn bị tuyệt vời cho tương lai, cho dù sinh viên có ý định tốt nghiệp và đi làm ngay hoặc tiếp tục học lên cao học.[17]
Trong xu thế toàn cầu và hội nhập hiện nay, việc tổng kết kinh nghiệm liên kết đào tạo của các nước trên thế giới nhằm vận dụng vào thực tiễn đào tạo ở Việt Nam là thực sự cần thiết và cấp bách nhằm đào tạo nguồn nhân lực đủ sức đương đầu với cạnh tranh và hợp tác.
1.1.2 Trong nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Thực tiễn khơng có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận sng".
Tư tưởng này đã được cụ thể hóa trong nguyên lý giáo dục ở Việt Nam trong suốt lịch sử giáo dục của nước nhà. Tại Đại hội Văn hóa tồn quốc tháng 7 năm 1948, Tổng bí thư Trường Chinh đã khẳng định: "Biết và làm đi đôi; lý luận và hành động phối hợp" [14]
Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm tạo điều kiện để cho nhà trường hợp tác với DN trong đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhất là trong những năm gần đây đã ban hành cơ chế chính sách thơng thống giúp cho sự hợp tác này được thuận lợi.
Tác giả Nguyễn Đình Luận (2015) trong bài báo “Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Thực trạng và khuyến nghị” đăng trên Tạp chí phát triển và hội nhập Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra được những lợi ích cơ bản và những bất cập của hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm củng cố liên kết này như: đổi mới và tăng cường công tác quản lý của nhà nước trong việc xây dựng mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp; nhà trường cần phải tự mình nâng cao năng lực đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra cho người học cần có sự tham khảo nhu cầu thị trường và doanh nghiệp; Kiểm tra chặt chẽ, sâu sát chất lượng của sinh viên, thực hiện phương pháp đánh giá từ bên ngoài (người sử dụng lao động) kết hợp với đánh giá bên trong (nhà trường); doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể và lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp bằng cách gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nhà trường trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực: doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình đào tạo, hỗ trợ về tài chính và cơ sở vật chất cho nhà trường, cử cán bộ quản lý doanh nghiệp tham gia giảng dạy tại nhà trường và hướng dẫn thực hành tại doanh nghiệp [12, tr.82-87].
Tác giả Trần Khắc Hoàn (2006) với nghiên cứu về Phương thức kết hợp đào tạo tại trường và danh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề hiện nay, đăng trong kỷ yếu hội thảo khoa học: Đào tạo giảng viên kỹ thuật yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực, TpHCM. Nghiên cứu về thực trạng việc liên kết đào tạo
nghề giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân từ đó đề xuất phương thức kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội. [9]
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Xuân với đề tài “Giải pháp liên kết đào tạo hiệu quả giữa trường Đại học Trà Vinh với doanh nghiệp” [24] đã xác định được các cơ sở lý luận về liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, phân tích ưu nhược điểm các mơ hình kết hợp trên thế giới, những nội dung và những lợi ích trong việc tham gia liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp và đề xuất một số các giải pháp liên kết đào tạo giữa trường và doanh nghiệp.
Tác giả Đinh Thị Thùy Dung với đề tài “Giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề số 7 và các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM” [5] cũng đã xác định được cơ sở lý luận về liên kết đào tạo nghề giữa nhà trường với doanh nghiệp, phân tích được ưu nhược điểm các mơ hình liên kết đào tạo nghề trên thế giới, nội dung về lợi ích và rào cản của vấn đề liên kết đào tạo nghề giữa nhà trường với doanh nghiệp và để xuất được một số giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Ngày 15/03/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư số 07/2017/TT-BGDĐT, quy định về liên kết đào tạo trình độ đào tạo, thơng tư đã nêu rõ điều kiện, thủ tục, địa điểm, thẩm quyền, trách nhiệm các bên tham gia. “Liên kết
đào tạo nhằm thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội; huy động tiềm năng của các cơ sở giáo dục đại học và các nguồn lực khác để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương và vùng miền”. [4]
Mặc dù có cơ chế, chính sách thuận lợi như vậy, song ở nước ta, cho đến hiện nay có thể nói, thực trạng mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với Doanh nghiệp trong đào tạo cịn nhiều yếu kém và cũng có rất ít cơng trình nghiên cứu về vấn đề này, một trong đề án nổi bật có thể kể đến thời điểm hiện tại là Dự án phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp – ứng dụng (POHE)
Đề án Đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 ban hành theo Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ cũng nêu rõ mục tiêu trước năm 2020 cần đạt được “70-80% tổng số SV theo học các chương trình nghề nghiệp- ứng dụng”. Theo Quy hoạch Tổng thể hệ thống GDĐH, đại bộ phận SV sẽ theo học tại các trường thuộc tầng thứ hai và thứ ba của hệ thống GDĐH phân tầng, tức là sẽ được đào tạo trong các trường đại học thiên về ứng dụng. Để thực hiện mục tiêu này, các trường sẽ phải gắn kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp để tạo ra những sinh viên với phẩm chất và kỹ năng mà thị trường lao động đòi hỏi. Dự án Phát triển GDĐH theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng (POHE) do Bộ GD-ĐT chủ trì thực hiện với nguồn vốn viện trợ ODA khơng hồn lại của chính phủ Hà Lan, đã được thực hiện ở Việt Nam từ năm 2006 -2009 trong Giai đoạn 1, là một sự đáp ứng kịp thời để thực hiện mục tiêu nói trên. [13, Tr 3]
Trong khuôn khổ Dự án POHE Giai đoạn 1 (2005-2009), đã có 10 chương trình POHE được thực hiện tại 8 trường đại học trong cả nước: [13, Tr 14]
a. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
b. Trường Đại học Nông Lâm Huế thuộc Đại học Huế c. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên d. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
e. Trường Đại học Nông Lâm TPHCM
f. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc Đại học Thái Nguyên g. Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên thuộc Đại học Thái Nguyên h. Trường Đại học Vinh
Ngày 04/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29- NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đây là sự kiện bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng.
Những quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết có nhiều nội dung thể hiện định hướng đổi mới theo tinh thần giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE). [1]
Xuất phát từ nhận định “Hệ thống giáo dục còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động”, Nghị quyết chỉ đạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”, …, “chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội”[1, Tr 8]. Những định hướng chỉ đạo này rất phù hợp với triết lý đào tạo của POHE là đào tạo dựa theo năng lực, giúp người học phát triển toàn diện kiến thức – kỹ năng – thái độ nghề nghiệp và khả năng thích ứng với mơi trường thực tiễn đa dạng ngay sau khi tốt nghiệp. [21]
Về chủ trương phân tầng giáo dục đại học, Nghị quyết chỉ đạo “thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng, thực hành”,…, “đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học”[1, Tr 11]. Có thể thấy trong một tương lai rất gần, 10 chương trình đào tạo POHE hiện nay tại 8 trường đại học tham gia Dự án POHE 2 sẽ trở thành những mơ hình tham khảo hữu ích cho các trường đại học có định hướng trở thành trường đại học ứng dụng.
Trên nền tảng những nguyên lý đào tạo truyền thống “Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn”, “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh”, lần đầu tiên quan điểm “Có cơ chế để tổ chức, cá nhân người sử dụng lao động tham gia xây dựng, điều chỉnh, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá năng lực người học” được thể hiện trong một văn bản chỉ đạo của ngành [1, Tr 4]. Trong các chương trình đào tạo POHE hiện nay,
mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp là một đặc trưng quan