Rào cản trong vấn đề liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp liên kết đào tạo giữa khoa công nghệ thông tin trường đại học nông lâm TP HCM và các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 72 - 76)

8. Dự kiến cấu trúc của đề tài

1.5 Lợi ích và rào cản của vấn đề liên kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh

1.5.4 Rào cản trong vấn đề liên kết đào tạo

a Cơ chế nhà nước:

Cơ chế và cách thức quản lý của nhà nước chưa tạo điều kiện cho nhà trường và doanh nghiệp được tự chủ. Thực tế quyền tự chủ của nhà trường đã được nhà nước quan tâm và ghi nhận từ lâu nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả.

b Nhận thức của Nhà trường và Doanh nghiệp

- Phần lớn doanh nghiệp ở VN, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ đều coi đào tạo là nhiệm vụ của nhà trường, phần lớn chỉ quan tâm đến việc sử dụng nhân lực, chỉ có những doanh nghiệp rất lớn là những người có kinh nghiệm lâu dài tích lũy, có tầm nhìn xa, có tiềm lực kinh tế lớn thì họ mới quan tâm ít nhiều đến đào tạo nhân lực. Theo TS. Bùi Trân Phượng: “Bản thân doanh nghiệp phải thấy rằng

cùng tham gia với nhà trường là đáp ứng lợi ích của chính họ thì họ mới tham gia một cách lâu dài và vững chắc được. Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SV ngoài năng lực thì cần phải hiểu tâm lý doanh nghiệp và hiểu mình cần làm gì để thích nghi và chính doanh nghiệp cũng phải tạo điều kiện cho SV thích nghi. Có thể kiến thức, hiểu biết của SV rộng hơn kỹ năng hẹp mà doanh nghiệp cần nhưng nó sẽ giúp cho chính doanh nghiệp đi xa hơn nếu biết sử dụng phù hợp. Cho nên vấn đề là cần sự hiểu biết, tơn trọng lẫn nhau từ 3 phía: SV – nhà trường – doanh nghiệp…”.[32]

- Doanh nghiệp và nhà trường là 2 thể chế khác biệt, có những mục tiêu khác nhau, cho nên khơng thể nào có sự hài lịng đạt được một cách dễ dàng và đơn giản.

Tóm lại:

Trong vấn đề liên kết đào tạo, yếu tố quyết định thành cơng là các bên phải cùng có lợi ích (Win-Win). Nếu mỗi bên theo đuổi mục tiêu lợi ích riêng của mình mà khơng tính đến lợi ích thoả đáng của bên kia thì rất khó hợp tác được với nhau. Các bên phải nhìn nhận rất rõ là “khách hàng” của nhau thì mới có được các “ứng xử” theo nguyên tắc cùng có lợi.

Vấn đề liên kết đào đạo giữa đại học và doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực đào tạo nói riêng cịn khá mới mẻ ở nước ta. Do đó, sự hiểu biết lẫn nhau để thực hiện nguyên tắc cùng có lợi cịn rất hạn chế. Các doanh nghiệp là tổ chức lợi nhuận nên họ rất quan tâm đến chi phí và lợi ích. Họ khơng thể bỏ thời gian, tiền bạc để hợp tác với đại học nếu thấy khơng đem lại lợi ích thiết thực gì.

Đại học liên kết đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên. Sự liên kết này đã và đang được các đại học và doanh nghiệp ở nhiều nước khai thác triệt để. Ở nước ta, các đại học và doanh nghiệp cũng bắt đầu thấy được lợi ích to lớn nếu gắn kết được với nhau. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn nhiều khó khăn và hạn chế, làm thế nào để gắn kết được với nhau vẫn là câu hỏi lớn, chưa có lời giải đáp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thực tế đã chứng minh mối liên kết giữa Nhà trường và doanh nghiệp là một đề tài không mới nhưng ln cần được quan tâm để có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo, là hướng đi đúng để cung cấp ra thị trường lao động một đội ngũ nhân lực có tay nghề, đáp ứng được yêu cầu nhân lực cho sự phát triển của doanh nghiệp

Qua nội dung cơ sở lý luận, tác giả đã thực hiện được một số vấn đề sau: - Đánh giá được tình hình về hoạt động liên kết đào tạo trong và ngoài nước. - Phân tích được một số mơ hình liên kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trên thế giới và một số phương thức gắn kết trong hoạt động đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhằm định hướng cho tác giả khi phân tích thực trạng hoạt động liên kết đào tạo tại Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM.

- Tác giả đã phân tích các nội dung liên kết đào tạo giữa Nhà trường và doanh nghiệp gồm các liên kết:

 Liên kết thông tin.

 Liên kết trong công tác tuyển sinh.

 Liên kết về hoạt động hướng nghiệp, định hướng chuyên ngành.  Liên kết về xây dựng chương trình đào tạo.

 Liên kết về tổ chức các hoạt động đào tạo.  Liên kết về trang thiết bị đào tạo, cơ sở vật chất.  Liên kết về tài chính cho đào tạo.

 Liên kết về đội ngũ cán bộ, giảng viên.

 Liên kết về nghiên cứu khoa học cho sinh viên và giảng viên  Liên kết về thực hành, thực tập cho sinh viên

Trên đây là nền tảng để tác giả tiến hành phân tích các nội dung liên kết phù hợp với hoạt động đào tạo. Từ đó định hướng thiết kế bảng hỏi để thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và các doanh nghiệp.

Việc liên kết đào tạo giữa Nhà trường và doanh nghiệp là yếu tố cần thiết không thể thiếu trong công tác đào tạo tại các Nhà trường hiện nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tìm được những giải pháp liên kết đào tạo thành công giữa Nhà trường và doanh nghiệp là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Phần cơ sở lý luận của đề tài đã giúp tác giả định hướng trong việc nghiên cứu thực trạng và đánh giá các hoạt động và nhu cầu liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM và các doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM VÀ CÁC DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp liên kết đào tạo giữa khoa công nghệ thông tin trường đại học nông lâm TP HCM và các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 72 - 76)