8. Dự kiến cấu trúc của đề tài
2.2.2.3 Thực trạng liên kết về đội ngũ cán bộ kỹ thuật, giảng viên
Bảng 2. 5: Kết quả khảo sát về mức độ của nội dung liên kết về đội ngũ cán bộ kỹ
thuật, giảng viên Rất thường
xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng Ít khi Chưa bao giờ 5.7% 11.3% 26.4% 35.8% 20.8% 0.0% 0.0% 15.4% 15.4% 69.2%
Nội dung liên kết Đánh giá mức độ
Liên kết về đội ngũ cán bộ kỹ thuật, giảng viên
Nhà trường Doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Rất thường xuyên 2 1.9% 0 0.0%
Thường xuyên 12 11.3% 4 7.7%
Thỉnh thoảng 18 17.0% 0 0.0%
Ít khi 30 28.3% 8 15.4%
Chưa bao giờ 44 41.5% 40 76.9%
Biểu đồ 2. 5: Mức độ liên kết về đội ngũ cán bộ kỹ thuật, giảng viên
Người nghiên cứu tiến hành khảo sát mức độ thể hiện của nội dung liên kết về đội ngũ cán bộ kỹ thuật, giảng viên giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tỷ lệ đánh giá của CBQL, giảng viên nhà trường và CBQL doanh nghiệp tương đối đồng nhất. Nhà trường và doanh nghiệp đều đánh giá nội dung này mức độ thể hiện chủ yếu là “ít khi” và “chưa bao giờ”: CBQL, giảng viên nhà trường đánh giá mức độ “ít khi” và “chưa bao giờ” là 68.9%. CBQL doanh nghiệp đánh giá mức độ “ít khi” và “chưa bao giờ” là 92.3%. Mức độ “rất thường xuyên” và “thường xuyên” cả hai bên đều thấp, phía CBQL và giảng viên nhà trường chỉ 1.9% mức độ “rất thường
Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng
Ít khi Chưa bao giờ 1.9% 11.3% 17.0% 28.3% 41.5% 0.0% 7.7% 0.0% 15.4% 76.9%
xuyên” và 11.3% cho mức độ “thường xuyên”, phía CBQL doanh nghiệp thậm chí đánh giá 0% cho mức độ “rất thường xuyên” và 7.7% cho mức độ “thường xuyên”.
Về vấn đề này Ơng Lê Tấn Nhạc Giám đốc điều hành Cơng ty Cổ phần Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ Nông Lâm cho rằng: “Việc liên kết về cán bộ kỹ thuật,
giảng viên sẽ mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên việc sắp xếp nhân sự để hỗ trợ mảng hợp tác này cũng ít nhiều gây khó khăn về nhân sự cho doanh nghiệp, muốn thực hiện liên kết này tốt, nhà trường và doanh nghiệp cần ngồi lại, trao đổi, ký kết chi tiết về nội dung và phương thức liên kết, xây dựng kết hoạch định kỳ, để hai bên chủ động phân công và tiếp nhận nhân sự, chuyên gia kỹ thuật, giảng viên một cách chủ động có kế hoạch, giảm thiểu ảnh hưởng đến mục tiêu sản xuất của doanh nghiệp và đảm bảo chất lượng trong liên kết đào tạo tại nhà trường.”
Như vậy, vấn đề liên kết đội ngũ cán bộ kỹ thuật, giảng viên là một hoạt động hữu ích trong liên kết đào tạo, doanh nghiệp cũng đã nhận thấy rõ điều này, tuy nhiên hoạt động này chưa được triển khai rộng rãi do doanh nghiệp chưa tìm thấy sự chủ động từ phía nhà trường, chưa có chương trình hợp tác cụ thể, liên quan đến việc phân bổ nhân sự, thời gian, địa điểm… điều này gây trở ngại cho hoạt động liên kết được diễn ra.
2.2.2.4 Thực trạng liên kết tổ chức thực tập cho sinh viên tại doanh nghiệp
Bảng 2. 6: Kết quả khảo sát về mức độ liên kết tổ chức thực tập cho sinh viên tại
doanh nghiệp
Nội dung liên kết Đánh giá mức độ
Liên kết tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên
Nhà trường Doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Rất thường xuyên 34 32.1% 0 0.0% Thường xuyên 42 39.6% 12 23.1%
Thỉnh thoảng 12 11.3% 12 23.1%
Ít khi 14 13.2% 4 7.7%
Biểu đồ 2. 6: Mức độ liên kết tổ chức thực tập cho sinh viên tại doanh nghiệp
Kết quả khảo sát thể hiện tỉ lệ liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc tổ chức thực tập cho sinh viên tại doanh nghiệp là khơng đồng đều. Về phía CBQL, giảng viên của nhà trường lựa chọn mức độ liên kết cho sinh viên thực tập tại doanh nghiệp là rất lớn, mức độ “thường xuyên” và “rất thường xuyên” tổng tỷ lệ 71.7%, một số ít các ngành, bộ môn trong nhà trường chưa tiến hành cho sinh viên thực tập tại doanh nghiệp, thể hiện qua tỷ lệ lựa chọn ở mức độ chưa bao giờ là 3.8%. Ngược lại với nhà trường, CBQL của doanh nghiệp lựa chọn mức độ liên kết tương đối thấp, ở mức độ “thường xuyên” là 23.1%, thỉnh thoảng là 23.1%, trong khi đó tỷ lệ lựa chọn mức độ “ít khi” và “chưa bao giờ” với tổng tỷ lệ là 53.8%. Kết quả khảo sát nhận được có sự khơng đồng đều này có thể được lý giải nguyên nhân là do về phía các trường đại học có chú trọng đến việc thực tập nghề nghiệp cho sinh viên, đã cử sinh viên đến doanh nghiệp thực tập, tuy nhiên chưa có sự theo dõi, đánh giá mức độ hiệu quả, chỉ mới có số lượng chứ chưa thực sự đạt chất lượng mong muốn, về phía doanh nghiệp nhận sinh viên thực tập chưa thực sự sâu sát nên chưa mang lại hiệu quả, mặt khác việc phải tốn kém về nhân lực, nhân sự hỗ trợ nhưng hiệu quả mang lại khơng rõ ràng, bên cạnh đó cịn phải chịu rủi ro về đội ngủ thực tập vì vậy nhiều doanh nghiệp chưa thật sự nhiệt tình khi hướng dẫn sinh viên
Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng
Ít khi Chưa bao giờ 32.1% 39.6% 11.3% 13.2% 3.8% 0.0% 23.1% 23.1% 7.7% 46.2%
Qua kết quả khảo sát về hoạt động tổ chức thực tập cho sinh viên tại doanh nghiệp, có thể nhận thấy rõ ràng lợi ích mà nhà trường, người học và doanh nghiệp sẽ đạt được nếu liên kết này thực hiện thành công, tuy nhiên hạn chế trong việc triển khai là các sự thống nhất về quy trình, về quản lý, giám sát, đánh giá, về nghĩa vụ thực hiện của mỗi bên… những điều này là nguyên chính ảnh hưởng đến sự thành công trong việc tổ chức hoạt động này.
2.2.2.5 Thực trạng liên kết hoạt động nghiên cứu khoa học
Bảng 2. 7: Kết quả khảo sát về mức độ của nội dung liên kết trong hoạt động nghiên cứu khoa học
Nội dung liên kết Đánh giá mức độ
Liên kết trong hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên và sinh viên Nhà trường Doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Rất thường xuyên 6 5.7% 0 0.0%
Thường xuyên 12 11.3% 0 0.0%
Thỉnh thoảng 14 13.2% 4 7.7%
Ít khi 20 18.9% 12 23.1%
Biểu đồ 2. 7: Mức độ liên kết trong nghiên cứu khoa học
Kết quả khảo sát cho thấy mức độ liên kết của CBQL nhà trường và Doanh nghiệp có xu hướng khá tương đồng, mặc dù CBQL, giảng viên của nhà trường nhận thức tầm quan trọng trong nghiên cứu khoa học đối với chất lượng đào tạo, chất lượng của sinh viên, tuy nhiên số lượng đề tài có sự gắn kết, hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp là chưa cao, ở mức độ “rất thường xuyên” chỉ có 5.7%, ở mức độ “thường xun chỉ có 11.3%. Về phía CBQL doanh nghiệp đánh giá mức độ liên kết trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cịn thấp, ngun nhân có thể là do các sản phẩm nghiên cứu cịn mang nặng tính lý thuyết, chưa sát thực tiễn, chưa thể vận dụng các sản phẩm nghiên cứu trong hoạt động sản xuất, phát triển của doanh nghiệp, nên doanh nghiệp chưa triển khai hoạt động này tích cực, điều này thể hiện qua các mức độ lựa chọn “rất thường xuyên” và “thường xuyên” là 0%, chỉ có 7.7% là thỉnh thoảng và có đến 92.3% CBQL doanh nghiệp lựa chọn mức độ liên kết “ít khi|” và “chưa bao giờ”.
Đây là hình thức hợp tác cao nhất giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhưng thực tế còn diễn ra rất khiêm tốn trong giới hàn lâm. Mục đích của sự hợp tác này là đạt đến sự hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu của nhà trường, thực hiện các dự án liên kết mà giới hàn lâm và các doanh nghiệp cùng tiến hành. Các trường có thể tìm
Rất thường xun Thường xun Thỉnh thoảng
Ít khi Chưa bao giờ 5.7% 11.3% 13.2% 18.9% 50.9% 0.0% 0.0% 7.7% 23.1% 69.2%
kiếm sự hợp tác này bằng cách chủ động giới thiệu với các doanh nghiệp những chương trình nghiên cứu khả dĩ đem lại lợi ích trực tiếp cho các doanh nghiệp.
Về vấn đề này chuyên gia Đặng Nguyên Trung, chức vụ trưởng chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh của cơng ty Codeforce Vina có 100% vốn đầu tư Tây Ban Nha, Ông nhận định rằng: “Doanh nghiệp của ông luôn nhận các dự án outsource
(gia cơng phần mềm) từ nước ngồi về, có nhiều dự án mới, nhiều cơng nghệ mới của thế giới, đội ngũ nhân sự của công ty ông cần phải nghiên cứu để nắm bắt rồi sau đó mới tiến hành thực hiện dự án, đây là điều hết sức cần thiết cho giảng viên và sinh viên nhà trường có điều kiện nghiên cứu và cọ xát thực tiễn, cọ xát công nghệ mới. Việc nghiên cứu này được nằm trong kế hoạch phát triển dự án của công ty ông, các môđun được chia nhỏ thành các đề tài nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên nhà trường, giảng viên là người chịu trách nhiệm chính và tiến tới các em sinh viên năm 3 năm 4 sẽ đứng ra làm chủ đề tài nghiên cứu, kinh phí lấy từ dự án trả trực tiếp cho người nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, thực hiện làm ra sản phấm sẽ phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp. Như vậy lợi ích thuộc về nhiều bên khi liên kết này diễn ra. Ông Trung cũng nhận định đây là xu thế và hướng đi rất đúng của khoa, của nhà trường để chủ động tiếp cận cơng nghệ, chủ động đón nhận nguồn tri thức mới.”
Sản phẩm nghiên cứu sẽ khơng có ý nghĩa nếu khơng vận dụng vào thực tiễn, vì vậy tiếp đến cần thương mại hóa các kết quả nghiên cứu: Đây là điều khá phổ biến trong các nước phát triển mặc dù cịn ít được giới hàn lâm trong trường ĐH chú ý, nó bao gồm cả chuyển giao công nghệ. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, để có thể đẩy mạnh hình thức hợp tác này, một điều rất cần phải làm ngay là củng cố bộ khung thể chế bảo đảm trong thực tế quyền sở hữu trí tuệ. Hoạt động này thường tập trung ở những người đang có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyên ngành của họ. Cần thúc đẩy lợi ích của cả ba bên, giới hàn lâm, nhà trường và doanh nghiệp, và ủng hộ các nỗ lực của họ.
Cũng vấn đề này, nhưng theo TS. Phạm Văn Tính – Trưởng Khoa Công nghệ thông tin – ĐH Nông Lâm Tp.HCM cho rằng: “Việt Nam chúng ta đang cố gắng để
đạt được mục tiêu liên kết về nghiên cứu khoa học giữa nhà trường và doanh nghiệp, đây là một hoạt động rất hay, rất cần thiết, nhu cầu các bên đều có. Tuy nhiên, thực tế điều này rất khó thực hiện, lý do là vì cơ chế sở hữu trí tuệ ở Việt Nam khơng rõ ràng, cơ chế về tài chính cũng là một rào cản, thực tế diễn ra như sau: Nhà trường thì cần tiền mới có thể nghiên cứu được, điều này ngược lại với Doanh nghiệp là cần thấy sản phẩm mới trả tiền, nghiên cứu thì khó xác định được thời gian hoàn tất, cịn doanh nghiệp thì cần thời gian chính xác để triển khai kế hoạch và đầu tư, doanh nghiệp không đủ thời gian để chờ đợi… những điều này tạo thành một vòng lẩn quẩn, dẫn đến việc khó thực hiện hoạt động này.”
Qua khảo sát và phân tích của các chuyên gia, có thể giải thích phần nào nguyên nhân dẫn đến việc tổ chức chưa thành công hoạt động liên kết trong nghiên cứu khoa học, các bên tham gia chưa tìm được cơ chế hoạt động phù hợp, chưa có các quy định rõ ràng của nhà nước về cơ chế sở hữu trí tuệ, sở hữu tài chính, làm cho hoạt động này khó diễn ra thành cơng.
2.2.2.6 Thực trạng liên kết về cơ sở vật chất
Bảng 2. 8: Kết quả khảo sát mức độ liên kết cơ sơ vật chất
Nội dung liên kết Đánh giá mức độ
Liên kết trong việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị thực hành, thực tập
Nhà trường Doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Rất thường xuyên 4 3.8% 4 7.7%
Thường xuyên 8 7.5% 8 15.4%
Thỉnh thoảng 24 22.6% 12 23.1%
Ít khi 30 28.3% 0 0.0%
Biểu đồ 2. 8: Mức độ liên kết về cơ sở vật chất
Vấn đề về cơ sở vật chất là vấn đề quan trọng trong công tác đào tạo gắn liền với thực tiễn, trong nhiều ngành đào tạo, việc sử dụng cở sở vật chất cũ, không đáp ứng nhu cầu thực nghiệm ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo của Nhà Trường. Điều giảng viên và sinh viên luôn cần là được tiếp cận các công nghệ mới, các hệ thống máy móc hiện đại, phù hợp với thực thế sản xuất, phù hợp với nhu cầu của Doanh nghiệp, ngân sách nhà trường chi cho thiết bị thực hành thực tập nói riêng và cơ cở vật chất nói chung chiếm tỷ lệ rất lớn, Nhà trường vẫn rất nỗ lực nhưng đối với trường cơng lập như trường đại học Nơng Lâm Tp.HCM thì mức thu chưa thể bù tốt vào mức chi hàng năm.
Theo Trưởng phịng lập trình Cơng ty AXON ACTIVE của Thuỵ Sĩ, chi nhánh tại Việt Nam, là cựu sinh viên của Khoa CNTT ĐH Nông Lâm TP.HCM, ơng nói: “Nếu kiến thức mang lại cho người nơng dân kỹ năng trồng trọt thì điều
kiện cơ sở vật chất, thiết bị là mảnh đất màu mở để họ canh tác, sản xuất và cho ra sản phẩm thực sự”. Câu nói này hàm ý rằng nếu như người học được trang bị thật
nhiều kiến thức uyên bác thì cũng chưa thể đủ, mà điều quan trọng là cơ hội thực hành, thực tập trên thiết bị, trên hệ thống thực tế là điều hết sức cần thiết, đối với ngành công nghệ thơng tin thì đây là điều vô cùng quan trọng. Công ty AXON ACTIVE tài trợ 1 phòng máy hỗ trợ cho việc thực hành thực tập của giảng viên và
Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng
Ít khi Chưa bao giờ 3.8% 7.5% 22.6% 28.3% 37.7% 7.7% 15.4% 23.1% 0.0% 53.8%
sinh viên khoa cơng nghệ thông tin với trị giá hơn 300 triệu đồng. Đây là quà tặng, mặc dù không mang ý nghĩa liên kết, tuy nhiên đây là một sự hỗ trợ hết sức quý báu và kịp thời của doanh nghiệp dành cho khoa Công nghệ thông tin trường đại học Nông Lâm TPHCM.
Qua kết quả khảo sát có thể thấy rõ nổ lực đưa sinh viên và giảng viên tiếp cận với công nghệ và thiết bị đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy lớn từ sự hợp tác của nhà trường, tuy nhiên vẫn còn nhiều đơn vị chưa thể thực hiện được mối liên kết này, điều này thể hiện qua mức độ liên kết “ít khi” chiếm 28.3% và mức độ “chưa bao giờ” chiếm đến 37.7%.
Việc liên kết này rõ ràng mang nhiều lợi ích cho nhà trường tuy nhiên về phía doanh nghiệp lại chịu mức hao mòn thiết bị, rủi ro về sử dụng cũng như tốn kém về nhân sự phụ trách hướng dẫn, quản lý,… vì vậy qua kết quả khảo sát từ phía doanh nghiệp thì mức độ lựa chọn liên kết này chưa cao thể hiện là 7.7% lựa chọn mức độ “rất thường xuyên”, 15.4% lựa chọn mức “thường xuyên”, và ở lựa chọn chưa bao giờ chiếm tỷ lệ tới 53.8%.
Nhận định của chuyên gia đã phần nào giải thích cho kết quả khảo sát thực tế là việc liên kết hợp tác về cơ sở vật chất giữa Khoa, Nhà trường và Doanh nghiệp đã diễn ra tuy nhiên chưa thường xuyên, điều này cần một quy trình, quy định chính sách và quyền lợi cụ thể hơn cho doanh nghiệp, còn thiếu những ký kết ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi giữa hai bên, hoạt động này đang diễn ra chủ yếu trên mối quan hệ và uy tín cá nhân, đây là một phần nguyên nhân dẫn đến hoạt động liên kết này chưa diễn ra thường xuyên và hiệu quả.