Nhà trường nằm trong doanh nghiệp [23, Tr 13]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp liên kết đào tạo giữa khoa công nghệ thông tin trường đại học nông lâm TP HCM và các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 54 - 56)

8. Dự kiến cấu trúc của đề tài

1.3 Một số mơ hình liên kết đào tạo

1.3.2.1 Nhà trường nằm trong doanh nghiệp [23, Tr 13]

Trường học nằm trong (thuộc) doanh nghiệp tức là nhà trường được coi như một phân xưởng đào tạo của doanh nghiệp, chịu sự quản lý trực tiếp của doanh nghiệp và do doanh nghiệp cấp kinh phí hoạt động. Kiểu tổ chức này thường chỉ có ở một số tập đồn, doanh nghiệp lớn được cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo cho phép mở các trường đào tạo nghề trực thuộc doanh nghiệp của họ.

Được thành lập vào tháng 7/1997, Học Viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thơng (PTIT) - đơn vị thành viên của VNPT là đơn vị đầu tiên được Nhà nước cho triển khai thí điểm mơ hình nhà trường nằm trong doanh nghiệp nhằm tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh.[30]

Đặc điểm:

- Ngành nghề đào tạo theo chuyên ngành hẹp của doanh nghiệp.

- Giảng viên hầu hết là kỹ sư, công nhân giỏi của doanh nghiệp được cử làm chuyên trách về đào tạo.

- Tuyển sinh chủ yếu theo yêu cầu phát triển nhân lực của doanh nghiệp và một phần là đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp khác (nếu đủ điều kiện). Vì vậy, hầu hết học sinh tốt nghiệp đều được doanh nghiệp bố trí sử dụng ngay. - Chương trình đào tạo có thể theo chương trình quốc gia hoặc theo yêu cầu riêng biệt của doanh nghiệp. Những khố đào tạo theo chương trình quốc gia được đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và sau khi tốt nghiệp, học sinh được cấp bằng tốt nghiệp theo hệ thống văn bằng quốc gia. Đối với những học sinh được đào tạo theo chương trình của doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp. Giấy chứng nhận tốt nghiệp có giá trị trong phạm vi doanh nghiệp và làm căn cứ để thăng tiến trong việc phân công lao động của doanh nghiệp.

- Trong kiểu tổ chức này, doanh nghiệp là chủ thể của quá trình liên kết đào tạo và mọi hoạt động đào tạo của nhà trường đều phụ thuộc vào sự điều hành của doanh nghiệp.

Ưu điểm:

- Thực hiện được nguyên lý học đi đôi với hành

- Đào tạo gắn với sử dụng và quy luật cung cầu của cơ chế thị trường trong đào tạo

- Chất lượng đào tạo được nâng cao do học sinh được thực hành thường xuyên trong điều kiện sản xuất thực tế với đầy đủ các phương tiện sản xuất hiện đại, điều mà các trường nghề độc lập thường khơng có được.

- Người học ra trường đáp ứng ngay yêu cầu của doanh nghiệp.  Nhược điểm:

- Giảng viên của doanh nghiệp thường giỏi về kỹ năng chuyên môn nhưng lại chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng về sư phạm nên thường chỉ quan tâm đến rèn luyện kỹ năng nghề mà ít quan tâm đến rèn luyện năng lực sáng tạo cho người học, điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đào tạo.

- Nội dung và kế hoạch đào tạo thường hướng nhiều tới công việc và kế hoạch của doanh nghiệp nên có khi ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo.

- Người học sau khi tốt nghiệp khó chuyển đổi nghề nghiệp.

Ngoài ra, để tổ chức đào tạo theo mơ hình này cũng cần phải có những điều kiện nhất định mà ít doanh nghiệp có thể đáp ứng. Trước hết, doanh nghiệp phải đủ mạnh, có tiềm năng và nhu cầu phát triển nhân lực trong tương lai thì mới đủ sức và có nhu cầu mở trường đào tạo thuộc xí nghiệp. Ở Việt Nam cũng có chủ trương đưa trường dạy nghề về trực thuộc các Tổng cơng ty, tuy nhiên có một số trường như trường của Bộ cơng nghiệp sau đó lại phải đưa về trực thuộc các Bộ ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp liên kết đào tạo giữa khoa công nghệ thông tin trường đại học nông lâm TP HCM và các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)