8. Dự kiến cấu trúc của đề tài
1.5 Lợi ích và rào cản của vấn đề liên kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh
1.5.2 Lợi ích đối với Nhà trường
- Liên kết đào tạo theo nhu cầu phát triển của doanh nghiệp cũng mang lại nhiều lợi ích cho đại học. Trước hết, sản phẩm đầu ra đã có nơi đặt hàng, nhờ đó nắm bắt được cụ thể yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp, số lượng, qui mô cần phải đào tạo. Các thơng tin này có vai trị cực kỳ quan trọng trong việc thiết kế nội dung các chương trình đạo tạo và tuyển chọn, phát triển đội ngũ giảng viên. Mặt khác, nhờ có đơn đặt hàng, đại học có được
nguồn kinh phí dồi dào, tăng cường cơ sở vật chất. Những lợi ích này sẽ giúp đại học có được thương hiệu mạnh, thu hút đầu vào giỏi, nhiều đơn đặt hàng, nhận được nhiều tài trợ (đặc biệt là tài trợ của các cựu sinh viên thành đạt). Bên cạnh đó cịn có nhiều lợi ích khác:
- Các trường được khuyến khích phát triển các mối quan hệ với doanh nghiệp mới mới và để duy trì và mở rộng các mối quan hệ hiện có. Ngồi những lợi ích cho sinh viên, những mối quan hệ này cung cấp hỗ trợ cho cả giảng dạy có chất lượng và hiệu quả quản lý trường học. [28]
- Duy trì được các chương trình đào tạo có chất lượng và phù hợp với yêu cầu thực tiễn; doanh nghiệp sẽ cung cấp chính xác và cập nhất kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc cho sinh viên.
- Tạo ra nhiều cơ hội được nhận các tài trợ về thiết bị và các nguồn lực cho đào tạo, tăng tiềm năng tạo thu nhập.
- Thúc đẩy phát triển theo kịp tốc độ của ngành và cộng đồng, tạo điều kiện chuyển đổi giáo dục – đào tạo sang kiểu đào tạo hướng cầu.
- Tạo cơ hội cho giảng viên giao tiếp với cộng đồng doanh nghiệp về các hoạt động giáo dục nằm thúc đẩy việc học tập và phát triển kỹ năng và sự hiểu biết trong sinh viên.
- Doanh nghiệp hỗ trợ các trường học để duy trì và nâng cao tiêu chuẩn trong lĩnh vực chương trình giảng dạy chuyên ngành; hỗ trợ đa dạng các chương trình giảng dạy nhằm đưa ra nhiều sự lựa chọn cho sinh viên.[7]