Liên kết về tài chính cho đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp liên kết đào tạo giữa khoa công nghệ thông tin trường đại học nông lâm TP HCM và các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 63)

8. Dự kiến cấu trúc của đề tài

1.4 Các nội dung liên kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp

1.4.7 Liên kết về tài chính cho đào tạo

Đây là vấn đề quan trọng vì nếu chúng ta cứ mong muốn có một liên kết đào tạo hiệu quả, một đầu vào đảm bảo, một đầu ra tốt... bên cạnh việc hoạch định nhiều mối quan hệ liên kết đào tạo, hợp tác chiến lược giữa Nhà trường và Doanh nghiệp thì ln ln nên đặt tiêu chí này trong suốt quá trình và làm rõ nó trong từng giai đoạn và mục tiêu cụ thể. Công nghệ đào tạo có được thực hiện tốt hay khơng phụ thuộc quan trọng vào nguồn tài chính. Sẽ là khơng tưởng nếu muốn chất lượng đào tạo tốt mà nguồn tài chính lại rất hạn hẹp. Nguồn tài chính của phần lớn các đại học ở nước hiện nay vẫn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và một phần nhỏ vốn tự có từ học phí. Cả hai nguồn vốn này, về cơ bản mới chỉ đủ cho đại học duy trì các hoạt động thường xuyên thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Kinh nghiệm thành công của nhiều đại học lớn trên thế giới cho thấy, muốn có “nguồn tài chính khoẻ” cần phải dựa vào doanh nghiệp và tài trợ.

Các doanh nghiệp có thể hỗ trợ đại học thơng qua các hoạt động cung cấp học bổng cho sinh viên, trả học phí dưới dạng tài trợ cho đại học để đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, cung cấp tài chính cho đại học thông qua việc ký các hợp đồng nghiên cứu, tư vấn và đầu tư mạo hiểm (phát minh, sáng chế, ý tưởng mới,…). Mặt khác, các doanh nghiệp có thể đóng góp tài chính với đại học để thành lập các cơng ty, vườn ươm doanh nghiệp, khu công nghệ cao.[15]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp liên kết đào tạo giữa khoa công nghệ thông tin trường đại học nông lâm TP HCM và các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)