Nhà trường và doanh nghiệp là đơn vị độc lập [23, Tr 12]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp liên kết đào tạo giữa khoa công nghệ thông tin trường đại học nông lâm TP HCM và các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 57 - 59)

8. Dự kiến cấu trúc của đề tài

1.3 Một số mơ hình liên kết đào tạo

1.3.2.3 Nhà trường và doanh nghiệp là đơn vị độc lập [23, Tr 12]

Với mơ hình tổ chức này, nhà trường và doanh nghiệp là những đơn vị hoàn toàn độc lập với nhau, có mục tiêu và chức năng riêng. Việc liên kết đào tạo ở đây được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, hai bên cùng có lợi.

Đặc điểm: Liên kết đào tạo giữa Nhà trường và các doanh nghiệp độc lập này có

tính linh hoạt cao, mỗi trường có thể thiết lập mối quan hệ liên kết với nhiều doanh nghiệp khác nhau và ngược lại, mỗi doanh nghiệp cũng có thể liên kết với nhiều trường khác nhau tuỳ theo yêu cầu nhân lực của mình.

Ưu điểm: Tận dụng được thế mạnh của mỗi bên, thậm chí là của từng doanh

vụ lợi ích của các bên mà khơng làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ và kế hoạch của bản thân họ.

Nhược điểm: do nhiều đầu mối nên sẽ phức tạp trong việc quản lý cũng như tổ

chức thực hiện. Mặt khác, do trình độ cơng nghệ sản xuất của các cơ sở khác nhau với các chuẩn chất lượng khác nhau sẽ tạo ra những khó khăn cho nhà trường trong việc xác định chuẩn đào tạo.

Ở Việt Nam, mức độ gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo là rất yếu. Các trường chủ yếu đào tạo theo chỉ tiêu, theo mục tiêu, nội dung chương trình chuẩn quốc gia có sẵn, hay nói cách khác là đào tạo theo khả năng vốn có của mình (đào tạo cái mình có), chưa quan tâm đến nhu cầu thực sự của thị trường lao động. Về phía các doanh nghiệp, chưa ý thức được về trách nhiệm với đào tạo, cứ tuyển dụng lao động khi có nhu cầu mà không cần trao đổi, hợp tác với các cơ sở đào tạo nên phần lớn lao động được tuyển dụng phải đào tạo lại do không phù hợp.

Việc liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở Việt Nam đã được nhắc đến nhiều lần trong những năm gần đây nhưng việc liên kết chưa sâu rộng, vẫn còn rời rạc, chỉ mang tính chất chung chung sự liên kết giữa các trường với doanh nghiệp chưa có giải pháp cụ thể hoặc chưa toàn diện, chủ yếu liên kết qua ký kết văn bản những đợt tham quan, thực tập trước khi tốt nghiệp, hoặc dưới hình thức nhà trường nhận đơn đặt hàng của doanh nghiệp cho sinh viên sản xuất, nhà trường có xưởng sản xuất, một số tổng công ty lớn thành lập trường riêng, liên kết hỗ trợ vốn và công nghệ, hoặc đào tạo giảng viên …Với chính sách xã hội hố giáo dục, nhà nước đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho giáo dục. Cùng với nhu cầu thực tế của chính mình các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn lớn của Việt Nam đã đầu tư mạnh tay cho giáo dục. Họ coi đây không chỉ là đào tạo nhân lực cho đơn vị mình mà còn đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu xã hội.

Tóm lại, q trình đào tạo nhân lực ở Việt Nam hiện nay còn thiếu sự hợp tác giữa nhà trường và các doanh nghiệp. Một số ít cơ sở đào tạo có sự liên kết với

doanh nghiệp nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, hiệu quả mang lại chưa cao. Cần tăng cường hơn nữa sự liên kết giữa nhà trường với các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp liên kết đào tạo giữa khoa công nghệ thông tin trường đại học nông lâm TP HCM và các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)