Thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiện nguyện tại vườn quốc gia xuân sơn (Trang 56 - 58)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH THIỆN NGUYỆN

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch Thiện nguyện ở VQG Xuân Sơn

2.2.2.4. Thủ công nghiệp

Từ xa xưa, cuộc sống của người Mường ở Xuân Sơn hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Từ những vật liệu sẵn có như tre, gỗ mà người Mường chế tác hoặc đan thành những vật dụng sinh hoạt hằng ngày. Trước kia, rất dễ để chúng ta thấy những vật dụng sinh hoạt của người Mường, chúng có nét độc đáo và tinh xảo rất bắt mắt. Nhưng giờ đây, nghề đan lát đang đứng trước nguy cơ thất truyền. Nhiều người khơng cịn mặn mà với nó bởi các sản phẩm như nhựa,

inox được bày bán tràn lan lại gọn nhẹ, tiện lợi hơn nên nhu cầu về các sản phẩm từ tre, nứa giảm xuống. Nghề đan lát bỗng chốc trở thành việc làm thời vụ. Trong gia đình của người Mường, đan lát là cơng việc của đàn ông.

Các sản phẩm đan lát của người Mường là kết tinh của quá trình lao động sáng tạo và cuộc sống gần gũi với thiên nhiên của người Mường. Các sản phẩm đan, lát của người Mường được tạo ra dựa trên các tiêu chí đơn giản, tiện dụng và bền chắc. Do vậy cho đến nay, nhiều gia đình người Mường ở vùng cao vẫn còn giữ được những vật dụng bằng tre đan có tuổi đời vài chục năm.

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mường được hình thành từ lâu đời, đến nay vẫn cịn lưu giữ được nhiều giá trị truyền thống, mang đậm nét đặc trưng văn hoá của dân tộc Mường. Đại đa số người dân ở đây lấy sản xuất nơng nghiệp làm nghề chính, bn bán nhỏ, trồng và khai thác rừng còn hạn chế. Độc đáo nhất, trải qua nhiều thế hệ, người Mường nơi đây vẫn lưu giữ được nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời. Những tấm thổ cẩm đầy màu sắc được dệt nên bằng sự cần mẫn, chăm chỉ của các mẹ, các chị. “Theo truyền thống,

người con gái Mường trước khi lấy chồng phải tự tay mình dệt được những tấm vải đẹp từ 6-12 chiếc chăn, đệm làm quà cho họ hàng nhà trai thì mới được đánh giá là người con gái giỏi giang. Hoa văn trên đồ dệt thổ cẩm của người Mường có màu sắc tươi sáng, hoạ tiết gắn liền với thiên nhiên, núi rừng, sông nước, cây cối, hoa lá”.[11]

Đối với phụ nữ Dao Tiền, ngồi những lúc lên nương, rẫy thì đều tranh thủ ngồi thêu những hoa văn, họa tiết lên vải để may trang phục. Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Tiền phải trải qua nhiều cơng đoạn rất cơng phu và tỉ mỉ, có khi mất cả tháng trời. Thường thì vào những lúc nhàn rỗi, họ tự tay nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu và may quần áo cho các thành viên trong gia đình.

Đối với nhuộm chàm, cơng việc này khá phức tạp với nhiều công đoạn. Đầu tiên, những cây chàm được trồng trên nương và thu hoạch vào tháng 5,6,7 âm lịch. Cây chàm cắt về ngâm trong nước, vớt bỏ bã tiếp tục cho vôi vào đánh

cho tan, qua quá trình lắng đọng sẽ được cốt chàm. Khi sử dụng sẽ lấy nước lọc tro hòa với cốt chàm để có nước chàm nhuộm vải. Vải được ngâm trong nước chàm khoảng 20 phút rồi vớt ra vắt nước đem phơi nắng, công đoạn này được lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi có được màu ưng ý mới thôi và thường phải kéo dài từ 20 - 30 ngày mới có được tấm vải màu đẹp. Với trang phục người Dao Tiền, hoa văn trang trí trên vải được in bằng sáp ong khá độc đáo và cầu kỳ. Thường với những vải có hoa văn in bằng sáp ong thì phải in xong mới đem nhuộm chàm.

Theo phong tục từ xưa, con gái người Dao Tiền trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa, may vá để tự tay may váy cưới cho mình. Ngay từ nhỏ, các cháu bé đã được cho mặc những bộ trang phục truyền thống và khi lên 10 tuổi các bé gái đã được bà, mẹ dạy cách thêu thùa từ những công đoạn đơn giản đến phức tạp.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiện nguyện tại vườn quốc gia xuân sơn (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)