Điều kiện dân cư xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiện nguyện tại vườn quốc gia xuân sơn (Trang 40 - 41)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH THIỆN NGUYỆN

2.1. Khái quát về Vườn quốc gia Xuân Sơn

2.1.2.2. Điều kiện dân cư xã hội

VQG Xn Sơn và khu vực vùng đệm có 29 thơn thuộc địa giới hành chính của 6 xã Xuân Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng, Đồng Sơn, Kim Thượng và Xuân Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Các xóm phân bố chủ yếu dưới chân các dãy núi đá vôi và núi đất, ở độ cao từ 200- 400m so với mực nước biển, tập trung ở phía Đơng, một phần phía Bắc và phía Nam của VQG.

Dân số: Theo kết quả thống kê tại các xã năm 2012, VQG Xuân Sơn và

khu vực vùng đệm (29 thơn/xóm) có 12.559 người với 2.908 hộ; trong đó nằm trong vùng lõi VQG có 2.984 người với 794 hộ.

Lao động: Tổng số lao động trong VQG và khu vực vùng đệm là 7.391

người, chiếm 58,8% tổng dân số VQG và khu vực vùng đệm; trong đó số lao động trong vùng lõi là 1.647 người, chiếm 22,3% tổng số lao động; số lao động khu vực vùng đệm là 5.744 người, chiếm 77,7% tổng số lao động.

Dân tộc: VQG Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 3 dân tộc đang sinh

sống. Trong đó, dân tộc Mường có 2.324 hộ, chiếm 79,9%; dân tộc Dao có 546 hộ, chiếm 18,7%; dân tộc Kinh có 38 hộ, chiếm 1,4%.

+ Dân tộc Mường: Người Mường sống thành từng xóm riêng biệt tại các xóm Lấp, Lạng và Nước Thang, một số ít sinh sống trong xóm Dù. Trong sản xuất, người Mường vẫn giữ được tính cộng đồng. Họ thường hỗ trợ nhau trong các công việc như làm ruộng, nương rẫy, hái lượm. Người Mường có truyền thống làm ruộng nước lâu đời, vì vậy ruộng nước của họ thường rất ổn định và bền vững.

+ Dân tộc Dao: Người Dao phân bố ở các xóm Dù, Cỏi, Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng và xóm Thân. Người Dao ở đây cịn giữ được nhiều phong tục tập quán và truyền thống đặc trưng của người Dao ở Việt Nam và đây cũng là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá còn lưu giữ lại được ở nơi đây. [9,tr.22-23]

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiện nguyện tại vườn quốc gia xuân sơn (Trang 40 - 41)