Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiện nguyện tại vườn quốc gia xuân sơn (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH THIỆN NGUYỆN

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch Thiện nguyện ở VQG Xuân Sơn

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Xuân Sơn là VQG đứng thứ 12 trong tổng số 25 VQG đã được Chính Phủ phê duyệt nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. VQG Xuân Sơn nằm ở điểm cuối của dãy Hoàng Liên Sơn. Vườn được ví là “lá phổi xanh,” là điểm du lịch hấp dẫn nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, với độ che phủ rừng lên tới 84%, chất lượng các hệ sinh thái rừng ổn định và được bảo vệ tốt. Vườn được đánh giá là nơi có mơi trường khơng khí, mơi trường nước sạch sẽ, mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 22-23 độ C.

Đặc biệt, một ngày ở VQG Xuân Sơn, thời tiết có nét đặc trưng của 4 mùa: buổi sáng mát mẻ của mùa Xuân, buổi trưa ấm áp của mùa Hè, buổi chiều hiu hiu như mùa Thu, buổi tối trời se lạnh đặc trưng của mùa Đông. Đây là lợi thế của vườn trong phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.

VQG Xuân Sơn có nhiều sinh cảnh quan độc đáo bao gồm rừng nhiệt đới vẫn mang tính nguyên sinh, phân bố trên núi đất và núi đá vôi vùng thấp, với 7 hệ sinh thái chính: rừng trên núi đá vơi, rừng trên núi đất, tre nứa, tràng cỏ cây bụi, nông nghiệp, khu dân cư, rừng trồng và hệ sinh thái và các thuỷ vực. Đặc biệt, hệ sinh thái rừng trên núi đá vơi có nhiều nét độc đáo, tuy có

nhiều bị tác động nhưng vẫn giữ được dáng vẻ nguyên sinh, với diện tích khoảng 1.661 ha. Với độ cao tối đa so với mặt nước biển là 1.386 ha (đỉnh núi Voi), vùng núi đá vôi Xuân Sơn ở độ cao 700m được che phủ bởi kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh cây lá rộng, ẩm. Nhiệt đới cấu trúc 5 tầng, trong đó tầng vượt tán gồm những cây gỗ lớn, đường kính hàng mét, cao tới 30-35m như: sáng, trai, nghiến,…Nhiều cây quý hiếm có giá trị bảo tồn và có giá trị kinh tế cao như: lát, kim giao, chị chỉ, nghiến, cú dóm,…Hệ thực vật ở đây thống kê được là 1.179 loài, 650 chi, 175 họ của 5 ngành thực vật bậc cao, chiếm 11% tổng số loài, 28% tổng số chi và 57% tổng số họ của hệ thực vật Việt Nam.

VQG Xn Sơn có nhiều lồi động vật đặc hữu được ghi nhận như: vượn đen tuyền, voọc xám, sóc bay lớn, các lồi khỉ, cú, lợn rừng,…Nhiều lồi động vật có giá trị bảo tồn cao như: hổ, báo, hươu nai, báo gấm, gấu ngựa, sơn dương, vượn đen. Có 32 lồi thực vật, 64 lồi động vật quý hiếm được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ Thế giới. Sự đa dạng của các hệ sinh thái làm nền tảng cho sự hình thành các kiểu thảm thực vật khác nhau. Kết hợp với các hệ sinh thái trên đã tạo cho VQG Xuân Sơn một cảnh quan đẹp hùng vĩ và hấp dẫn. Có thể núi, đây là mẫu rừng nguyên sinh độc đáo còn lại hiếm hoi của rừng miền Bắc cũng như của Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là nguồn tài nguyên quý để phát triển loại hình du lịch sinh thái của VQG Xuân Sơn- Phú Thọ nói riêng và Du lịch Việt Nam nói chung.

Đáng chú ý là trong hệ thống núi đá vôi ở VQG Xuân Sơn đã phát hiện được hệ thống hang động phong phú, đa dạng và độc đáo do thiên nhiên ban tặng, đó là nhiều hang động độc đáo và có nét hấp dẫn riêng như: hang Lun, hang Lạng. Ngồi ra ở các xóm cịn có khoảng 30 hang động khác nằm trong những núi đá thiên tạo, được tơ điểm bởi các lồi thực vật có hoa, có âm thanh dấu vết của lồi chim, thú, cơn trùng,…hoàn toàn tạo cảm giác mới mẻ cho khách du lịch và có ý nghĩa sinh học. Đặc biệt, các hang động này nằm ở gần khu dân cư rất dễ tiếp cận.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiện nguyện tại vườn quốc gia xuân sơn (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)