Những trở ngại cho phát triển du lịch Thiện nguyện ở VQG Xuân Sơn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiện nguyện tại vườn quốc gia xuân sơn (Trang 64 - 112)

Xuân Sơn6

Theo như kết quả khảo sát bảng hỏi ở biểu đồ trên cho 20 doanh nghiệp về những trở ngại cho phát triển du lịch Thiện nguyện ở VQG Xuân Sơn. Có 6/20 doanh nghiệp chọn cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chiếm 30%; 8/20 doanh nghiệp chọn cơ sở lưu trú, ăn uống hạn chế, chiếm 40%; 5/20 doanh nghiệp chọn điều kiện đường sá tiếp cận khó khăn, chiếm 25%; và 1/20 doanh nghiệp chọn trở ngại khác như là việc thiếu các thông tin, chiếm 5%. Vì vậy, giải pháp được đặt ra ở đây là chính quyền sở tại cần có cơng tác hỗ trợ người dân trong việc nghiên cứu, cụ thể là cung cấp những thông tin đầy đủ tới các công ty du

lịch bằng các phương tiện xúc tiến như tập gấp, báo, hoặc các tài liệu gửi trực tiếp. Trong đó, chính quyền địa phương cung cấp thơng tin cụ thể về điều kiện cơ sở vật chất của VQG Xuân Sơn, để các đơn vị khi muốn tìm hiểu đã có những thơng tin về hiện trạng khó khăn, thiếu thốn của VQG.

Hiện nay, trên địa bàn xã Xuân Sơn, gần các địa điểm tham quan, vui chơi tại VQG Xuân Sơn có hơn 10 hộ tham gia kinh doanh Homestay với khả năng phục vụ trên 300 khách/đêm. Các Homestay (như Quỳnh Nga, Xuân Sơn, Lâm, Arena…) được xây dựng theo văn hóa của đồng bào dân tộc địa phương, gồm nhà sàn, phịng nghỉ khép kín… với đầy đủ tiện nghi, thuận tiện cho nhu cầu sinh hoạt của du khách tham quan với giá dịch vụ hợp lý. Về mùa hè, mỗi ngày có 300 - 700 du khách về tham quan và vui chơi, riêng hai ngày cuối tuần (thứ 7, chủ nhật) có trên 1.000 du khách. Các mùa khác cũng có nhiều du khách về tham quan, du lịch khám phá và trải nghiệm văn hóa truyền thống, cùng tham gia lao động sản xuất với đồng bào các dân tộc Mường, Dao nơi đây. Các hộ tham gia làm du lịch cộng đồng đều được tập huấn về cách phục vụ, nấu ăn, tiếp đón du khách...Đến với VQG Xuân Sơn, du khách và đồng bào sẽ được tham quan, vui chơi tại các địa điểm như: Hệ thống các hang động phong phú (Hang Thổ thần, Na, Cỏi, Lạng...); quần thể 20 cây nghiến cổ thụ được công nhận là cây Di sản Việt Nam, đây là loài thực vật đặc trưng của VQG Xuân Sơn và là một trong 46 loài thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ của Việt Nam; hệ thống thác nước và suối tự nhiên mát lạnh, nước trong veo; tham quan và tắm tại các thác nước, check-in chụp ảnh, tự nướng đồ ăn tại các bãi đá ven suối…; giao lưu văn hóa, thử làm các cơng việc hàng ngày cùng người dân địa phương như đan lát đồ dùng, dệt thổ cẩm, ủ men nấu rượu, bắt cá suối, hái lá thuốc tắm, chế biến các món ăn miền sơn cước, tham gia sinh hoạt văn hóa như đâm đuống, múa xòe, nhảy sạp…mang lại những trải nghiệm thú vị nhất cùng sự hài lịng cho du khách và đồng bào. Ngồi ra, du khách và đồng bào có thể dạo một vịng quanh chợ, nơi bày bán nhiều mặt hàng của các dân tộc quanh vùng gồm các sản vật địa phương, thổ cẩm…và rất nhiều các loại cây thuốc,

thảo dược của núi rừng…mua về làm quà cho người thân. Du lịch cộng đồng ở xã Xuân Sơn đã và đang mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho người dân, đặc biệt giúp đồng bào Dao, Mường sinh sống trong khu vực VQG bảo tồn nét văn hóa truyền thống qua các hoạt động trải nghiệm.

Ngồi ra, VQG Xn Sơn cịn có lợi thế phát triển du lịch sinh thái. Vườn quốc gia Xuân Sơn có hệ động, thực vật phong phú và đa dạng: Tại đây hiện có 365 lồi động vật, trong đó có 46 lồi ghi trong Sách đỏ Việt Nam và 18 loài ghi trong Sách đỏ Thế giới7. Các loài đặc trưng cho hệ động vật Tây Bắc như voọc xám, vượn chó, cầy bạc má, sóc bụng đỏ đi trắng, gấu, báo,... về chim có: gà lơi, gà tiền, đại bàng đất,... riêng sơn dương có nhiều nhất tồn quốc. Bên cạnh đó, vườn cịn có 726 lồi thực vật bậc cao trong đó có 52 lồi thuộc ngành quyết và ngành hạt trần8. Nằm trong khu vực giao tiếp của hai luồng thực vật Mã Lai và Hoa Nam hệ thực vật ở Xn Sơn có các lồi re, dẻ, sồi…Ở Xn Sơn cịn có các lồi tiêu biểu cho khu vực Tây Bắc như táu muối, táu lá duối, sao mặt quỷ và chò chỉ, chò vảy, nghiến, dồi, vầu đắng, kim giao (rừng chò chỉ ở Xuân Sơn là một trong những rừng chò chỉ đẹp và giàu nhất miền Bắc). Xuân Sơn còn là kho giống bản địa, kho cây thuốc khổng lồ, đặc biệt là cây rau sắng mọc tự nhiên có mật độ cao nhất miền Bắc. Trong những năm gần đây, những chuyến du lịch đang được du khách yêu thích tại khu vực vườn quốc gia Xuân Sơn là các tuyến thăm các hang động: Hang Thổ Thần, hang Na, hang Lạng kết hợp với thác nước Lưng trời; khám phá cuộc sống của đồng bào dân tộc Mường, Dao; tham quan hệ sinh thái thiên nhiên…

Qua khảo sát bảng hỏi đối với 20 doanh nghiệp du lịch, khi được hỏi về Ơng/ Bà có dự định liên kết doanh nghiệp của mình với chính quyền địa phương ở Xuân Sơn để phát triển du lịch Thiện nguyện khơng? Thì có 80% có dự định

7 Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ 8 Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ

liên kết, 5% khơng có dự định liên kết và 15% phân vân. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ dưới đây.

Hình 2.5. Tỷ lệ doanh nghiệp dự định liên kết với chính quyền địa phương ở Xuân Sơn để phát triển du lịch Thiện nguyện9

Từ kết quả khảo sát bảng hỏi trên tác giả nhận thấy được đa số các doanh nghiệp được hỏi có dự định liên kết với chính quyền địa phương ở Xuân Sơn trong việc phát triển loại hình du lịch Thiện nguyện (80%).

Hiện nay, du lịch Thiện nguyện ở VQG Xn Sơn đã có nhưng cịn nhỏ lẻ, khơng qua chính quyền.

Trong những năm gần đây, Khu du lịch vườn quốc gia Xuân Sơn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các tuyến đường giao thông đến và giao thông nội bộ Khu du lịch khá thuận lợi; Khu du lịch đang trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều hành trình du lịch, là điểm đến hấp dẫn du khách khám phá, trải nghiệm khi đến Phú Thọ nói riêng và đến vùng trung du miền núi phía Bắc của tổ quốc nói chung với những sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa khá đặc sắc; Xác định rõ những tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch tại đây, năm 2018 Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã xây dựng hồ sơ đề xuất gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành,

thẩm định trình Thủ tướng Chính Phủ cho phép bổ sung Khu du lịch VQG Xuân Sơn vào Danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển Khu du lịch quốc gia.

2.3.2. Nguyên tắc để xây dựng và phát triển du lịch Thiện nguyện tại VQG Xuân Sơn Xuân Sơn

Sau khi điều tra, nghiên cứu tại VQG Xuân Sơn, tác giả nhận thấy cần phải xây dựng du lịch Thiện nguyện theo hướng cộng đồng, lấy người dân là trung tâm, tập trung vào việc hỗ trợ, ổn định kinh tế cho cư dân địa phương sẽ trực tiếp tạo ra cơ hội việc làm, thay đổi đáng kể đời sống của người dân tại VQG Xuân Sơn. Để làm tốt điều đó cộng đồng địa phương tại VQG Xuân Sơn là người phải hiểu rõ và ý thức được một cách nghiêm túc về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách, chất lượng của sản phẩm du lịch không chỉ thể hiện ở giá trị vật chất mà còn ở giá trị tinh thần. Cảm nhận tốt của du khách bắt nguồn từ chính thái độ thân thiện, tiếp đón ân cần, sự am hiểu về mơi trường tự nhiên và nhân văn, sự chân thực của cộng đồng địa phương ở VQG Xuân Sơn. Hiệu quả trong quá trình giao tiếp giữa du khách và cộng đồng là sự diễn đạt thơng tin một cách chính xác và dễ hiểu. Vì vậy, rào cản về mặt ngơn ngữ cần được khắc phục từ chính sự nỗ lực của những người dân ở VQG Xuân Sơn khi triển khai các hoạt động đón tiếp khách du lịch quốc tế. Để tạo nên những giá trị văn hóa đích thực, cộng đồng địa phương ở VQG Xuân Sơn cần nhận thức sâu sắc việc gìn giữ, bảo tồn và thực hiện các thói quen văn hóa một cách đời thường chứ khơng phải trình diễn văn hóa.

Thứ hai, cần khai thác các nguồn tài nguyên ở VQG Xuân Sơn đúng cách, sử dụng đúng những giá trị vốn có của mỗi nguồn tài nguyên để đảm bảo bền vững cho vùng lõi của VQG Xuân Sơn.

Thứ ba, cần tạo ra được những đổi mới, đa dạng cho loại hình du lịch Thiện nguyện; hạn chế việc lười đổi mới, gây nhàm chán cho du khách, điển hình là có sự thay đổi trong sản phẩm du lịch bằng cách tăng cường tạo ra những yếu tố trải nghiệm cho du khách tại VQG Xuân Sơn. Bên cạnh việc xây dựng

các homestay thì địa phương cũng nên xây dựng các tiểu cảnh tạo nên sự đẹp mắt, hấp dẫn.

Thứ tư, để phát triển du lịch Thiện nguyện một cách hiệu quả và lâu dài, cần nắm bắt được nhu cầu của khách du lịch với loại hình du lịch này. Yếu tố cần để phát triển bất cứ mơ hình du lịch nào chính là khả năng đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách du lịch. Cần phải hiểu rõ mong muốn của khách với điểm đến như thế nào, các hoạt động họ muốn tham gia, cần được cung cấp thông tin về kiến thức, các dịch vụ gì, cái ý nghĩa cuối cùng họ muốn đạt được cho một chuyến đi là gì...Việc nắm bắt được những điều đó khơng chỉ tạo ra được sự hài lòng cho khách, mà cịn giúp hướng tới mục đích của loại hình du lịch. Đây cũng là điểm mấu chốt trong yêu cầu với loại hình du lịch Thiện nguyện tại Việt Nam nói chung và VQG Xuân Sơn nói riêng. Vì đối với du lịch Thiện nguyện ở Việt Nam hiện nay, hạn chế gây khó khăn cho việc phát triển loại hình du lịch này chính là ở điểm những người khai thác mơ hình du lịch Thiện nguyện chưa thực sự hiểu rõ khách cần gì, mong muốn gì cho một chuyến đi mới này. Và ngược lại, khách chưa biết ý nghĩa thực sự của mỗi hoạt động du lịch Thiện nguyện đó là gì.

Thứ năm, cần cải thiện các yếu tố về cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng tại điểm khai thác du lịch Thiện nguyện. Và cụ thể ở đây chính là VQG Xuân Sơn của tỉnh Phú Thọ. Cơ sở vật chất và hạ tầng đóng vai trị hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch. Đối với thực trạng du lịch ở VQG Xuân Sơn hiện nay, yêu cần cần đổi mới, cải thiện để đáp ứng, cũng như phục vụ khách du lịch tốt nhất, tạo ra hiệu quả cho phát triển du lịch của VQG nói riêng và ở Phú Thọ nói chung.

Tiểu kết chương 2

VQG Xuân Sơn tuy đã có sự thay đổi, hỗ trợ từ mơ hình du lịch cộng đồng đã được triển khai trước đó làm kinh tế người dân tốt hơn trước, song ở đây vẫn cịn tồn tại những khó khăn, và tỉ lệ hộ nghèo cịn cao. Nhận thấy được ở đây có những tiềm năng đa dạng, phong phú từ tài nguyên du lịch với các hang động, suối nước, cùng với đó là giá trị từ các nét văn hóa truyền thống cịn lưu giữ được và mang nét đặc sắc riêng của dân tộc Mường và dân tộc Dao - đó chính là những yếu tố góp phần xây dựng và khai thác các loại hình du lịch khác trong đó có du lịch Thiện nguyện.

Tuy vậy, để du lịch Thiện nguyện tại VQG Xuân Sơn phát triển được cần có những giải pháp, những định hướng đúng đắn và lâu dài, cùng với đó là sự liên kết của cộng đồng địa phương, và các cấp chính quyền, một mặt vừa giúp thay đổi, giải quyết được các khó khăn của người dân, từ đó cũng xây dựng mơ hình du lịch Thiện nguyện đặc trưng của VQG Xuân Sơn ở Phú Thọ.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THIỆN NGUYỆN TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN

3.1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ và huyện Xuân Sơn

3.1.1. Định hướng của tỉnh Phú Thọ

Ngày 17-12-2012, HĐND tỉnh khóa XVII đã ban hành Nghị quyết số: 30/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

Quan điểm:

Phát triển du lịch Phú Thọ phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, định hướng phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, quy hoạch mở rộng vùng Thủ đô, với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành kinh tế khác của tỉnh. Phát triển du lịch Phú Thọ đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, theo hướng bền vững; gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ vững an ninh, quốc phịng, bảo đảm trật tự, an tồn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ mơi trường; tạo mơi trường an tồn lành mạnh, thu hút khách du lịch và đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Phát triển du lịch Phú Thọ đặt trong mối liên hệ vùng, cả nước và quốc tế để khai thác khách du lịch nội địa, đồng thời mở rộng thu hút khách du lịch quốc tế. Phát triển du lịch văn hoá và sinh thái với việc lấy du lịch văn hoá làm trọng tâm để phát huy có hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh; kết hợp giữa truyền thống với hiện đại nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, gắn với kết hợp liên kết hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, các thành phần kinh tế đầu tư vào kết cấu hạ tầng, các cơ sở, các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; phát triển mạnh du lịch cộng đồng.

Mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát: Hình thành hệ thống hạ tầng then chốt, đồng bộ về du lịch - thương mại; phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về chất lượng,

đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu; xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Phú Thọ có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, trở thành địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của vùng và cả nước.

Các chỉ tiêu cụ thể:

Khách du lịch: Năm 2015, đón được 6 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và 7,25 triệu lượt khách nội địa (trong đó: 6,5 triệu lượt khách tham quan trong ngày và 744 nghìn khách lưu trú); đạt mức tăng trưởng bình quân của khách lưu trú 17,4%/năm, khách quốc tế 14,4%/năm.

Năm 2020, đón được 10 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và 8,2 triệu lượt khách nội địa (trong đó: 7,0 triệu lượt khách tham quan trong ngày và 1,2 triệu khách lưu trú); đạt mức tăng trưởng bình quân của khách lưu trú 9,85%/năm; khách quốc tế 10,7%/năm. Năm 2030, đón được 25 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và 10,7 triệu lượt khách nội địa (trong đó: 8,5 triệu lượt khách tham quan trong ngày và 2,2 triệu khách lưu trú); đạt mức tăng trưởng bình quân của khách lưu trú 6,25%/năm; khách quốc tế 9,6%/năm.

Tổng thu từ du lịch: Năm 2015 đạt khoảng 49,8 triệu USD (1.020 tỷ

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiện nguyện tại vườn quốc gia xuân sơn (Trang 64 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)