CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH THIỆN NGUYỆN
2.1. Khái quát về Vườn quốc gia Xuân Sơn
2.1.2.3. Tình hình đời sống hiện nay của cư dân địa phương tại VQG Xuân Sơn
Về kinh tế
Theo báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế - chính trị của UBND xã Xn Sơn năm 2016:
- Mức tăng trưởng kinh tế năm 2016 là 5%.
- Cơ cấu kinh tế năm 2016: Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 92%; Dịch vụ chiếm tỷ trọng: 8%.
- Tổng sản lượng lương thực đạt 547 tấn (riêng thóc là 392 tấn), đạt 100% so với kế hoạch và đạt 102,3 so với năm 2015.
- Thu nhập bình quân trên đầu người 12triệu/người/năm, bình quân lương thực trên đầu người là 326kg/người/năm (riêng thóc).
- Giá trị sản phẩm bình qn/1ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản đạt 75 triệu đồng.
- Tổng diện tích gieo trồng lúa là 83,5ha đạt 105% so với kế hoạch và đạt 102,5% so với năm 2015, trong đó diện tích lúa lai là 54ha, chiếm 65% diện tích, năng xuất bình qn 46,9tạ/ha.
- Diện tích ni trồng thủy sản 3ha, sản lượng khai thác là 4,5 tấn và đạt 100% so với kế hoạch.
- Diện tích trồng ngơ là 33ha, năng xuất 48 tạ/ha, đạt 134% so với kế hoạch và đạt 104% so với năm 2015.
- Diện tích Sắn là 25ha, năng xuất đạt 83,4 tạ/ha, đạt 100% so với kế hoạch. - Diện tích trồng rau là 8ha (vụ đơng là 4ha), năng xuất đạt 22 tạ/ha. - Tổng đàn trâu 276 con, đạt 92% so với kế hoạch và đạt 79% so với năm 2015 (nguyên nhân là do các hộ dân đã bán đi nhiều).
- Tổng đàn bị 356 con, trong đó bị lai là 80 con, đạt 111,3% so với kế hoạch và đạt 109% so với năm 2015.
- Tổng đàn lợn là 1841 con, đạt 204,6% so với kế hoạch và đạt 185,2% so với năm 2015.
- Tổng đàn dê là 146 con, tăng 95 con, đạt 286% so với năm 2015 (chương trình hợp tác phát triển sản xuất 30a và 135 và các hộ dân tự mua về nuôi).
- Tổng đàn gia cầm là 6.100 con, đạt 127% so với kế hoạch và đạt 130,5% so với năm 2015.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn: 5.281.700đ, đạt 23% kế hoạch.
- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên là: 3.224.211.700đ, đạt 111,96% so với kế hoạch.
Về văn hóa - xã hội
- Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo 4%, đạt 121% so với kế hoạch. - Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 80%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 41,02%; trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ là: 19,23%.
- Cơ cấu lao động: Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 92%; ngành khác: 8% - Xuất khẩu lao động là: 0 người, không đạt so với kế hoạch.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 19,4%, giảm 1,6% so với năm 2015và đạt 100% so với kế hoạch.
- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế: 98,1%. - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, chuyển cấp đạt 100%. - Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh: 100%.
Cơng tác văn hóa thơng tin thể thao
Hoạt động văn hóa, thơng tin và thể thao có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là phong trào quần chúng tại các khu dân cư, các hoạt động văn hóa thể thao chào mừng những ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm của đất nước. Phối hợp với trung tâm chiếu phim lưu động của tỉnh tổ chức được 8 buổi chiếu phim/4 khu dân cư, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tổ chức thành công ngày Hội đại đoàn kết dân tộc cho các khu dân cư.
Trong năm 2016, Ban văn hoá phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tổ chức tốt các hoạt động thể dục thể thao như: bóng chuyền, bắn nỏ, kéo co và đêm giao lưu văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân năm 2016 được đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng từ đó góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố của xã nhà. Ngồi ra cũng tham gia ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Tân Sơn kết hợp với ngày hội xuống đồng được tổ chức ở xã Thu Cúc.
Tổ chức tốt công tác tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021. Tổ chức và tham gia các hoạt động Văn nghệ, Thể dục thể thao chào mừng cuộc bầu cử.
Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, các quy ước ở địa phương theo quy định trong việc cưới, việc tang, mừng thọ, lập tĩnh... tổ chức gọn nhẹ, không kéo dài thời gian, dần xóa bỏ những thủ tục khơng cần thiết, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gây ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe con người.
Hoạt động phát thanh đã khắc phục khó khăn để kịp thời tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021 cũng như các công việc khác của địa phương, tuy nhiên do địa hình phức tạp và tình hình về thời tiết nên hệ thống đài truyền thanh hay bị hỏng ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng.
Công tác giáo dục và đào tạo
Sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển tồn diện ở các bậc học, quy mơ trường, lớp học được duy trì củng cố, chương trình kiên cố hóa trường, lớp học tiếp tục được đầu tư xây dựng, dần dần ổn định cơ sở, vật chất đảm bảo cho việc dạy và học, đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn ngày càng cao, nhiệt tình trong cơng tác. Mục tiêu phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở được duy trì. Kết quả năm học 2015 - 2016 các cấp học đã đạt được kết quả cao. Năm học 2016 - 2017, về quy mô ổn định, mạng lưới trường lớp hợp lý, chất lượng giáo dục khơng ngừng được nâng cao.
Tồn xã có 3 điểm trường, có 3 cấp học đó là: Cấp học mầm non có 7 lớp với tổng số giáo viên và nhân viên là 21 cô và 112 em học sinh mẫu giáo. Cấp tiểu học có 11 lớp, cấp học trung học cơ sở có 4 lớp với 27 giáo viên, cơng nhân viên. Tổng số học sinh cả cấp tiểu học và trung học cơ sở là: 151 học sinh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, chuyển cấp đạt 100%.
Lao động, việc làm, an sinh xã hội
Ban thương binh xã hội xã đang quản lý và chi trả thường xuyên cho 28 người thuộc các đối tượng chính sách bao gồm: Cán bộ lão thành cách mạng,
thân nhân liệt sỹ, người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, mất sức lao động và các đối tượng bảo trợ xã hội khác.
Thực hiện tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và các khoản quỹ do cấp trên phân bổ. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ về mai táng phí, hồ sơ về xin xét duyệt hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội cho các đối tượng.
Làm đổi thẻ, điều chỉnh, cấp lại và cấp mới thẻ bảo hiểm y tế cho bà con nhân dân là người dân tộc thiểu số, thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng khác.
Chỉ đạo các khu tích cực tuyên truyền để bà con nhân dân cho con em đi xuất khẩu lao động hoặc tìm kiếm việc làm để tăng thêm thu nhập, tuy nhiên trong năm khơng có trường hợp nào đi xuất khẩu lao động.
Tình hình đói nghèo
Trồng trọt - Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là trồng rừng và lúa nước, khoai, sắn, một số sản phẩm cây trồng phục vụ cho chăn nuôi. Do thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên thời gian sinh trưởng của cây trồng kéo dài hơn.
Bên cạnh đó, lúa nước phần lớn nguồn nước tưới phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên những tháng mùa khô thường xảy ra thiếu nước nên diện tích lúa nước ít, chủ yếu canh tác 1 vụ. Diện tích khoai, sắn canh tác ở các sườn đồi, nơi đất ít dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất và sản lượng chưa cao.
Các loại cây trồng khác: ngô, đậu, lạc... được trồng ở những khu đất cao, bằng phẳng không đủ điều kiện để làm ruộng nước. Chăn nuôi cùng với trồng trọt, chăn ni ln được chú trọng trong mỗi gia đình. Nhìn chung hình thức chăn ni cịn nhỏ lẻ theo hộ gia đình, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, chưa hướng tới sản xuất hàng hoá tập trung. Tuy nhiên, có một số hộ gia đình chăn ni theo mơ hình gia trại, trang trại. Một số nơi, người dân cịn duy trì phong tục chăn thả tự do vào rừng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng non mới trồng.
Đặc biệt các hoạt động dịch vụ thương mại, du lịch sinh thái là thế mạnh của Xuân Sơn, mang lại thu nhập đáng kể cho nhân dân trong vùng. Các loại hình du lịch chính gồm: Du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa; du lịch thăm quan nghỉ dưỡng. Những hoạt động du lịch vừa mang lại thu nhập cho người dân sinh sống trong vùng, vừa nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, sinh thái, cảnh quan.
Các hoạt động dịch vụ du lịch mới tập trung ở trung tâm xã Xuân Sơn, hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu là bán lẻ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hàng ngày và nhà nghỉ tạm cho khách đến tham quan du lịch nên số lượng khách đến thăm Xuân Sơn chưa nhiều. Số lượng khách thăm quan chưa tương xứng với tiềm năng do một số nguyên nhân sau: Chưa có hệ thống tổ chức quản lý, hướng dẫn và dịch vụ phù trợ như: Nhà hàng, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí... Các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu vực còn nhỏ lẻ, tự phát và chưa phát triển.
Hiện tại trên địa bàn xã Xuân Sơn đang triển khai thí điểm 3 hộ gia đình tại bản Dù làm mơ hình nhà nghỉ cộng đồng homestay theo chương trình dự án AFAP (Nâng cao năng lực bảo tồn tại VQG Xuân Sơn và một số xã vùng đệm) Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, lực lượng tham gia làm dịch vụ du lịch còn mỏng, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có. Đời sống và thu nhập của người dân, thu nhập bình quân trên đầu người trong khu vực xã khoảnh 4,2 triệu đồng/người/năm. Nguồn thu nhập chính của người dân trong khu vực chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc...
Tỷ lệ hộ nghèo của xã năm 2013 chiếm 51,82 %, đặc biệt tỉ lệ hộ nghèo của bản Lấp năm 2013 vẫn còn chiếm tới trên 62%, cao hơn mức trung bình của xã.
Cơng tác Y tế dân số gia đình và trẻ em
Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Mạng lưới y tế được duy trì, với 5 cán bộ cơng tác, có chế độ trực thường xuyên và điều trị kịp thời. Trong năm cơng tác Y tế, dân số gia đình và trẻ em tiếp tục được quan tâm chỉ đạo nhờ đó có bước
chuyển biến tích cực. Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, chất lượng phục vụ người bệnh được nâng lên, công tác tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi được thực hiện tốt, xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được triển khai sâu rộng đến các ngành đoàn thể và các khu hành chính. Tăng cường các biện pháp phịng, chống dịch bệnh, khơng để dịch bệnh và các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Có 100% trẻ em được tiêm chủng và uống vitamin đầy đủ. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 19,4%, giảm 1,6% so với cùng kỳ.
Ban dân số luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dân số, giao ban định kỳ, phối hợp với Trạm y tế, Hội phụ nữ tổ chức thực hiện tốt cơng tác dân số gia đình và trẻ em đạt hiệu quả đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. 100% phụ nữ mang thai được khám định kỳ trước khi sinh. Có 01 trường hợp sinh con thứ 3. Trên địa bàn xã khơng có hiện tượng bạo lực gia đình xảy ra.
Lâm nghiệp và công tác quản lý bảo vệ rừng
Độ che phủ rừng duy trì mức 82,1%. Ban quản lý dự án VQG Xuân Sơn đã trồng, chăm sóc và giao khốn bảo vệ cho cộng đồng khu dân cư, tuyên truyền luật bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, nhân dân do đó nhận thức được việc chăm sóc và bảo vệ rừng, trong năm 2016 trong xã khơng có hiện tượng lâm tặc khai thác rừng và cháy rừng.
Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Dịch vụ du lịch bước đầu được đầu tư phát triển để phục vụ du lịch sinh thái. Đã có một số hộ mở dịch vụ kinh doanh ăn uống, nghỉ trọ phục vụ nhu cầu khách thăm quan du lịch trên địa bàn và từ nơi khác đến lưu trú tại địa phương. Trên địa bàn xã có trên 8.500 lượt khách về thăm quan.
Dịch vụ bưu chính viễn thơng phát triển và tăng nhanh. Tồn xã có 12 điểm truy cập Internet. Có 15 hộ sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền theo thuê bao.
Đời sống của người dân trước khi có hoạt động du lịch
Là huyện nghèo duy nhất của Phú Thọ được thụ hưởng chính sách “hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững dành cho 62 huyện nghèo trong cả nước” theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, Tân Sơn đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội.
Được thành lập trên cơ sở điều chỉnh lại địa giới hành chính huyện Thanh Sơn (cũ) theo Nghị định số 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007, Tân Sơn là huyện miền núi đặc biệt khó khăn của Phú Thọ với 82,3% là người dân tộc thiểu số (Chủ yếu là dân tộc Mường, Dao, H’Mơng), diện tích đất rừng chiếm tới 79,58% tổng diện tích đất tự nhiên. Khơng có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú, nhưng lại khơng có mặt bằng lý tưởng… có thể thấy, Tân Sơn khơng phải là địa phương thích hợp cho việc phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ cao.
Từ năm 2009 trở về trước hoạt động du lịch và dịch vụ tại Xuân Sơn phát triển manh mún và dường như khơng có. Giai đoạn này kinh tế - xã hội ở nơi đây còn chưa phát triển và hạn chế về mọi mặt. Đời sống nhân dân cịn gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập thấp, sự hiểu biết của cộng đồng dân cư về việc phát triển hoạt động du lịch cịn chưa có định hướng rõ ràng, địa phương vẫn thiếu lao động đặc biệt là lao động trong hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, du lịch, trình độ kĩ thuật cũng như chun mơn cịn thấp.
Thời điểm này kinh tế và thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào phát triển nông – lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế bằng việc trồng rừng. Ngoài ra người dân chỉ biết kiếm thêm thu nhập từ việc lên rừng kiếm củi đem ra chợ bán. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp ít (2,09%), đất nương rẫy nằm trong quy hoạch VQG Xuân Sơn nên không được phép canh tác do đó thời gian nơng nhàn rất lớn và họ sẽ vào rừng kiếm củi, rau, hái măng, cây thuốc… để sử dụng trong gia đình và đem bán kiếm thêm thu nhập. Trong các chuyến đi vào rừng, người dân thường lấy bất cứ thứ gì có giá trị mà họ gặp. Người dân
cũng cho biết thêm hiện các loại cây, con có giá trị đều khan hiếm hơn và phải đi xa hơn mới lấy được.
Theo tìm hiểu ở bản Cỏi người dân cũng có thêm nguồn thu nhập nữa từ hoạt động “đi măng” (đi lấy măng nứa). Mùa lấy măng bắt đầu từ đầu tháng 7 âm lịch. Lượng măng thu được phụ thuộc vào địa điểm có nhiều hay ít măng.