Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ và huyện Xuân Sơn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiện nguyện tại vườn quốc gia xuân sơn (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH THIỆN NGUYỆN

3.1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ và huyện Xuân Sơn

3.1.1. Định hướng của tỉnh Phú Thọ

Ngày 17-12-2012, HĐND tỉnh khóa XVII đã ban hành Nghị quyết số: 30/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

Quan điểm:

Phát triển du lịch Phú Thọ phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, định hướng phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, quy hoạch mở rộng vùng Thủ đô, với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành kinh tế khác của tỉnh. Phát triển du lịch Phú Thọ đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, theo hướng bền vững; gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ vững an ninh, quốc phịng, bảo đảm trật tự, an tồn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ mơi trường; tạo mơi trường an tồn lành mạnh, thu hút khách du lịch và đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Phát triển du lịch Phú Thọ đặt trong mối liên hệ vùng, cả nước và quốc tế để khai thác khách du lịch nội địa, đồng thời mở rộng thu hút khách du lịch quốc tế. Phát triển du lịch văn hoá và sinh thái với việc lấy du lịch văn hố làm trọng tâm để phát huy có hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh; kết hợp giữa truyền thống với hiện đại nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, gắn với kết hợp liên kết hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, các thành phần kinh tế đầu tư vào kết cấu hạ tầng, các cơ sở, các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; phát triển mạnh du lịch cộng đồng.

Mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát: Hình thành hệ thống hạ tầng then chốt, đồng bộ về du lịch - thương mại; phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về chất lượng,

đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu; xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Phú Thọ có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, trở thành địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của vùng và cả nước.

Các chỉ tiêu cụ thể:

Khách du lịch: Năm 2015, đón được 6 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và 7,25 triệu lượt khách nội địa (trong đó: 6,5 triệu lượt khách tham quan trong ngày và 744 nghìn khách lưu trú); đạt mức tăng trưởng bình quân của khách lưu trú 17,4%/năm, khách quốc tế 14,4%/năm.

Năm 2020, đón được 10 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và 8,2 triệu lượt khách nội địa (trong đó: 7,0 triệu lượt khách tham quan trong ngày và 1,2 triệu khách lưu trú); đạt mức tăng trưởng bình quân của khách lưu trú 9,85%/năm; khách quốc tế 10,7%/năm. Năm 2030, đón được 25 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và 10,7 triệu lượt khách nội địa (trong đó: 8,5 triệu lượt khách tham quan trong ngày và 2,2 triệu khách lưu trú); đạt mức tăng trưởng bình quân của khách lưu trú 6,25%/năm; khách quốc tế 9,6%/năm.

Tổng thu từ du lịch: Năm 2015 đạt khoảng 49,8 triệu USD (1.020 tỷ VND theo giá gốc năm 2010); năm 2020 đạt khoảng 90,5 triệu USD (1.865 tỷ VND theo giá gốc năm 2010); năm 2030 đạt khoảng 308,5 triệu USD (6.355 tỷ VND theo giá gốc năm 2010).

Giá trị gia tăng GDP du lịch: Năm 2015, GDP du lịch đạt 27,4 triệu USD (tương đương 564,3 tỷ VND theo giá gốc năm 2010); chiếm tỷ trọng 6,05% tổng GDP khối dịch vụ và 2,28% GDP tồn tỉnh, tăng trưởng trung bình đạt hơn 17,8%/năm. Năm 2020, GDP du lịch đạt 54,3 triệu USD (tương đương 1.118,6 tỷ VND theo giá gốc năm 2010); chiếm tỷ trọng 6,77% tổng GDP khối dịch vụ và 2,68% GDP toàn tỉnh, tăng trưởng trung bình đạt khoảng 14,7%/năm. Năm 2030, GDP du lịch đạt 185,1 triệu USD (tương đương 3.813,1 tỷ VND theo giá gốc năm 2010); tăng trưởng trung bình đạt khoảng 13%/năm.

Số lượng cơ sở lưu trú: Năm 2015 có 3.220 buồng lưu trú với khoảng 12% đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao trở lên; năm 2020 có 3.800 buồng lưu trú với khoảng 15% đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao trở lên; năm 2030 có khoảng 10.250 buồng lưu trú với khoảng 20 - 25% đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao trở lên.

Về chỉ tiêu việc làm: Năm 2015, tạo việc làm cho khoảng 20,6 ngàn lao động (trong đó 5,15 ngàn lao động trực tiếp); năm 2020 là 30,4 ngàn lao động (trong đó 7,6 ngàn lao động trực tiếp); năm 2030 là 82 ngàn lao động (trong đó 20,5 ngàn lao động trực tiếp).

Nội dung quy hoạch

Phát triển thị trường gồm cả thị trường khách du lịch quốc tế và thị trường du lịch nội địa. Trong đó, thị trường khách du lịch nội địa là thị trường chú trọng phát triển của du lịch Phú Thọ. Tập trung khai thác khách du lịch đến từ các vùng đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải, các tỉnh vùng núi phía Bắc, các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,...

Phát triển sản phẩm du lịch:

Du lịch gắn với văn hóa: Du lịch lễ hội, tâm linh, về nguồn, tham quan di tích, nghiên cứu, tìm hiểu văn hố, lịch sử, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa, lối sống của các dân tộc thiểu số, ẩm thực,...

Du lịch gắn với sinh thái: Tham quan hang động và hệ sinh thái trung du, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch trên sông, nông nghiệp cơng nghệ cao, vui chơi giải trí thể thao cuối tuần,...

Du lịch gắn với sự kiện (MICE) như: Thể thao, hội nghị, hội thảo, hội chợ,...

Du lịch thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu, mua sắm tại các làng nghề truyền thống đặc sắc.

Trong đó, các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa như: Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tham quan nghiên cứu di tích, hát Xoan là sản phẩm du lịch đặc trưng của du lịch Phú Thọ. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch thể thao kết

hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu, du lịch MICE,…là những sản phẩm du lịch bổ trợ góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

Phát triển các trung tâm du lịch:

Không gian du lịch Phú Thọ được tổ chức thành 5 trung tâm du lịch gồm: Trung tâm thành phố Việt Trì, Trung tâm vườn quốc gia Xuân Sơn, Trung tâm Thanh Thuỷ, Trung tâm Hạ Hồ, Khu đơ thị sinh thái du lịch - nghỉ dưỡng - thể thao Tam Nông.

Phát triển các tuyến du lịch:

Tuyến du lịch nội tỉnh: Tổ chức hệ thống tuyến du lịch nội tỉnh Phú Thọ với mục đích liên kết 5 trung tâm du lịch, các điểm du lịch, trong đó lấy trung tâm thành phố Việt Trì làm điểm xuất phát và dựa trên cơ sở mạng lưới giao thông của tỉnh để tạo nên những chương trình du lịch khác nhau.

- Tuyến nối trung tâm du lịch Việt Trì, Đền Hùng với các khu, điểm du lịch hữu ngạn sông Hồng: Đền Hùng - Khu đô thị sinh thái du lịch nghỉ dưỡng Tam Nơng - Khu du lịch nước khống nóng Thanh Thủy - Vườn quốc gia Xuân Sơn - Yên Lập.

- Tuyến nối trung tâm du lịch Việt Trì, Đền Hùng với các khu, điểm du lịch tả ngạn sơng Hồng: Việt Trì - Phù Ninh - Thị xã Phú Thọ - Thanh Ba - Hạ Hòa - Đoan Hùng.

Tuyến du lịch liên tỉnh: Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai; Phú Thọ - các tỉnh Tây Bắc; Phú Thọ - Sơn La - Điện Biên - Lào Cai; Hà Giang - Tuyên Quang - Phú Thọ - Hà Nội - các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ,…

Tuyến du lịch đường thủy dọc sông Đà, sông Lô, sông Thao.

Tuyến du lịch quốc tế qua tuyến đường bộ Hà Nội - Sơn Tây - Thanh Thủy - Thanh Sơn - Sơn La - Điện Biên - Lào và ngược lại; Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc), Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang - Vân Nam (Trung Quốc).

Đầu tư phát triển du lịch

Tổng vốn đầu tư đến năm 2020: Khoảng 5.825 tỷ đồng, trong đó, đến năm 2015 là 2.515 tỷ đồng, giai đoạn từ 2016 - 2020 là 3.310 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021 - 2030: Tổng vốn đầu tư khoảng 13.405 tỷ đồng, chia thành hai giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030.

Tiến hành đồng thời nhiều hình thức đầu tư (ngân sách Nhà nước, đầu tư nước ngoài, liên danh liên kết, cổ phần, tư nhân,...), đặc biệt coi trọng nguồn vốn đầu tư trong nước, trong dân; phải xác định nguồn vốn xã hội hoá là nguồn vốn đầu tư quan trọng nhất đối với phát triển du lịch.

Định hướng phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2030.

Sau năm 2020, du lịch Phú Thọ tập trung nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hoá vùng đất Tổ, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nghiên cứu mở rộng khơng gian và tính chất của 5 khơng gian du lịch.

3.1.2. Định hướng của huyện Xuân Sơn

VQG Xuân Sơn có nhiều hệ sinh thái đa dạng và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: Rừng, hồ, núi, hang động, thác nước, với nhiều cảnh quan đẹp… và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây là điều kiện thuận lợi để VQG Xuân Sơn phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, đồng thời xây dựng và hình thành các tour du lịch kết nối với một số điểm du lịch của tỉnh và các tỉnh lân cận. Trước mắt huyện Xuân Sơn định hướng cho VQG Xuân Sơn tập trung vào những hoạt động như sau:

- Tập trung trang bị cho bà con những kỹ năng, kiến thức về nghiệp vụ chun mơn, VQG Xn Sơn cịn được đầu tư hàng loạt các hạng mục cơng trình như: Cải tạo đường giao thơng, xây dựng điểm dừng đỗ xe, điểm dừng chân, nhà vệ sinh công cộng, xây dựng biểu tượng cổng chào làng du lịch cộng đồng Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Xây dựng nhà văn hóa cộng đồng người Dao, người Mường gắn với trung tâm đón tiếp, quản lý điều phối hoạt động du lịch cộng đồng, tổ chức sự kiện.

- Cùng với đó là các hoạt động hỗ trợ cải tạo nâng cấp nhà ở người Dao, người Mường phù hợp với bản sắc truyền thống; hỗ trợ trang thiết bị kỹ thuật,

tư vấn nghiệp vụ cho các hộ dân kinh doanh hoạt động du lịch (homestay) đảm bảo đạt chuẩn; nâng cấp đường điện, hệ thống viễn thông các cột phát sóng mạng di động. Hệ thống xử lý rác thải, nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp.

- Các sản phẩm du lịch bổ trợ cũng được quan tâm đầu tư như: Du lịch trải nghiệm và giáo dục môi trường sinh thái với các hoạt động: Xây thêm các tuyến đi bộ, lội suối, các chương trình giáo dục về bảo vệ mơi trường, đa dạng sinh học, cắm trại và hịa mình cùng thiên nhiên, cùng tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp như làm ruộng, trồng hoặc thu hoạch hoa màu ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ, hái lá thuốc trên rừng. Ngoài ra việc nghiên cứu xây dựng khu vườn sưu tầm và lưu giữ các nguồn gen thực vật quý, các giống hoa lan bản địa, lựa chọn nhân trồng đại trà một số loài cây ra hoa theo các mùa tạo cảnh đẹp quanh năm, xây dựng cải tạo vườn hoa cây cảnh và mơi trường rừng; xây dựng các mơ hình hoa cây cảnh thể hiện biểu trưng của Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

- Phú Thọ đặt mục tiêu đến năm 2020, VQG Xuân Sơn đón và phục vụ 50.000 lượt khách tham quan, 25.000 lượt khách lưu trú, trong đó khách quốc tế là 4.000 lượt, doanh thu du lịch dịch vụ đạt 15 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 2.000 lao động. Đến năm 2020 Vườn Quốc gia Xuân Sơn được công nhận điểm du lịch quốc gia. Tỉnh cũng phấn đấu đến năm 2025, hình thành điểm đến du lịch sinh thái cộng đồng Vườn Quốc gia Xuân Sơn đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật dịch vụ với sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ khách chuyên nghiệp, tạo sức hút đối với du khách.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiện nguyện tại vườn quốc gia xuân sơn (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)