Các khái niệm cơ bản của đề tài

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ tại trường mầm non vành khuyên, quận thủ đức (Trang 31 - 34)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Khái niệm giáo dục

Do đặc trưng của đề tài dành cho tuổi mẫu giáo nên đề tài sẽ dựa vào quan điểm của giáo dục học mầm non của một số tác giả như: Đinh Văn Vang [10], Phạm Thị Châu [1], Nguyễn Ánh Tuyết [6].

Theo đó, Giáo dục (nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt động giáo dục (nghĩa rộng), là hoạt động giáo dục nhằm hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị đạo đức, thấm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội. Theo nghĩa này giáo dục bao gồm các bộ phận: đức dục, mỹ dục, thể dục, giáo dục lao động.

Giáo dục (theo nghĩa rộng) là một q trình tồn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thơng qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.

Theo Nguyễn Ánh Tuyết, giáo dục dưới dạng chung nhất là sự chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào đời sống xã hội. Có thể nói rằng, giáo dục đó là q trình mà thế hệ cha anh truyền lại kinh nghiệm lịch sử - xã hội cho các thế hệ mới nhằm chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống và lao động để bảo đảm sự phát triển hơn nữa của xã hội và của cá nhân. Như vậy, theo nghĩa rộng, nói đến giáo dục là nói đến sự tác động tới con người của toàn xã hội và của thực tiễn xung quanh. Đối với trẻ thơ, giai đoạn đầu tiên của đời người (từ lọt lòng đến 6 tuổi) giáo dục nhằm phát triển các chức năng tâm lý, hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, chuẩn bị cho những giai đoạn phát triển sau được thuận lợi.

Trong đề tài này, khái niệm giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng và được hiểu

theo nghĩa của giáo dục mầm non của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết: Giáo dục (theo

15

có mục đích và có kế hoạch, thơng qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.

1.2.2. Khái niệm ý thức

Từ “ý thức” có thể được dùng với nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Đề tài tiếp cận ý thức theo nghĩa hẹp dùng để chỉ một cấp độ đặc biệt trong tâm lý con người.

Theo Nguyễn Quang Uẩn [9] (tr. 76 – 77). “Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người là sự phản ánh bằng ngơn ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan”.

Có thể ví ý thức như “cặp mắt thứ hai” SOI vào kết quả (các hình ảnh tâm lý) do “cặp mắt thứ nhất” (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, cảm xúc...) mang lại. Với ý nghĩa đó ta có thể nói: “Ý thức là tồn tại được nhận thức”.

A.G.Xpirkin [18] đưa ra định nghĩa về ý thức như sau: “Ý thức - đó là chức năng cao nhất của bộ óc, nó chỉ có ở con người và có liên quan với ngôn ngữ, chức năng này nằm trong sự phản ánh khái qt và có tính hướng đích rõ ràng đối với hiện thực trong việc xây dựng hành động có tính dự đốn trước những kết quả của nó, trong sự điều chỉnh hợp lý và tự kiểm tra hành vi của con người”.

Ý thức là trạng thái hay đặc tính của sự nhận thức, hoặc của việc nhận thức vật thể bên ngồi hay điều gì đó bên trong nội tại [22].

Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu: Ý thức là quá trình nhận thức của con người về thế giới xung quanh mình thơng qua tư duy và ngơn ngữ, giúp con người hình thành hành vi. Hành vi đó được con người lựa chọn, điều khiển và kiểm soát nhằm phục vụ bản thân, thể hiện bản thân.

1.2.3. Khái niệm bảo vệ bản thân 1.2.3.1. Khái niệm “bảo vệ” 1.2.3.1. Khái niệm “bảo vệ”

Theo từ điển tiếng Việt [17], bảo vệ là:

- Giữ gìn an tồn cho một cơ quan hay một nhân vật.

- Bênh vực lý lẽ xác đáng.

16 biện.

1.2.3.2. Khái niệm “bản thân”

Bản thân chính là bản thân mình hay sự việc được nói đến [18].

1.2.3.3. Khái niệm bảo vệ bản thân

Nói đến thuật ngữ “bảo vệ bản thân” thông thường người ta thường liên tưởng đến việc một cá nhân nào đó có thể đang gặp nguy hiểm đe dọa đến sự an toàn, sinh mạng và họ phải nghĩ đến việc bảo vệ mình bằng cách thức nào đó chẳng hạn như: kêu cứu, võ thuật,… để chống trả, ứng phó với những tình huống đó.

Theo Từ điển tiếng Việt về khái niệm “bảo vệ” và khái niệm “bản thân”, có thể hiểu “bảo vệ bản thân” là: che chở, tự bảo vệ lấy mình, tự mình giữ lấy mình, chống lại sự xâm hại của kẻ khác.

Đồng nghĩa với khái niệm “bảo vệ bản thân” là khái niệm “giữ an toàn”. Theo tác giả Yayne Dendhire [21], trong bộ sách Healthy Habits của nhà xuất bản giáo dục Macmillan, Úc đã đưa ra khái niệm về giữ an toàn (Safety) như sau: “Giữ an toàn là tránh khỏi những nguy hại, khỏi những mối nguy hiểm như bị tổn thương về thể xác hoặc tinh thần”.

Như vậy “bảo vệ vệ bản thân”, “giữ an toàn” hay “tự bảo vệ” đều cùng mục đích là đem lại sự an tồn cho cá nhân nào đó.

Vì vậy trong đề tài này, bảo vệ bản thân được hiểu là cách con người vận dụng những kiến thức, kỹ năng của mình để nhận diện các tình huống bất lợi, nguy hiểm có thể xảy ra, ứng phó để giữ cho bản thân được an tồn.

Ý thức BVBT là nhận thức về sự an toàn của bản thân. Từ đó có thể nhận diện các tình huống nguy hiểm sẽ gây hại cho chính mình trong cuộc sống và có hành vi ứng xử phù hợp giúp bản thân an toàn.

1.2.4. Khái niệm trẻ mẫu giáo

Trẻ mẫu giáo là trẻ em trong độ tuổi từ 36 - 72 tháng tuổi (3-6 tuổi) [6]. Trong đề tài này trẻ Mẫu giáo hiểu theo bậc giáo dục mầm non.

Giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo nghĩa là giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi.

17

Và như vậy, giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo được hiểu là quá trình giáo dục dưới sự tổ chức, hướng dẫn có mục đích của giáo viên nhằm giúp trẻ (3 - 6 tuổi) hình thành ý thức bảo vệ bản bản thân và dạy trẻ học cách nhận biết các hành động nguy hiểm đối với bản thân để có hành vi ứng xử phù hợp giúp bản thân an toàn.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ tại trường mầm non vành khuyên, quận thủ đức (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)