9. Cấu trúc của Luận văn
1.4. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo
Theo Nguyễn Bích Thủy [7], sự phát triển của trẻ mẫu giáo có những đặc điểm sau:
1.4.1. Đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo:
Trong lứa tuổi mẫu giáo, trí nhớ trực quan hình tượng là chủ yếu, những tài liệu trực quan (sự vật và hình ảnh của nó) được trẻ ghi nhớ tốt hơn nhiều so với tài liệu ngôn ngữ. Sự vật được trẻ nhớ lại, hình dung lại một cách sinh động, sáng tỏ như trẻ được tri giác lại sự vật đó một lần nữa.
Đồng thời trí nhớ ngơn ngữ bắt đầu hình thành ở trẻ mẫu giáo. Trẻ chỉ nhớ những từ cụ thể, khơng nhớ được những từ trừu tượng (vì trẻ khơng hiểu hết ý nghĩa của nó). Trong tài liệu ngơn ngữ, những gì được mơ tả hình tượng, đặc biệt là mơ tả có tính chất diễn cảm được giữ lại trong trí nhớ tốt hơn nhiều (so với những lời mô tả khơ khan). Như những sự kiện nào đó trong câu chuyện nghệ thuật được diễn tả một cách sinh động, diễn cảm, đi sâu vào tình cảm trẻ ghi nhớ lâu hơn, nhưng khi mô tả khô khan về những sự kiện ấy thì sẽ bị trẻ quên ngay lập tức.
Trí nhớ vận động, rất quan trọng đối với trẻ nó tạo điều kiện cho trẻ học tập và lao động sau này. Ở trẻ 4 - 6 tuổi đã hình thành một số kỹ xảo lao động tự phục vụ, kỹ xảo thể dục (chạy, nhảy...), kỹ xảo học tập (cầm kéo, cắt dán, cầm bút vẽ).
Tóm lại: Khối lượng ghi nhớ, tính chính xác, tính bền vững, tính hệ thống của trí nhớ được tăng dần qua các độ tuổi và phụ thuộc vào tính chất của tài liệu, tính
21
tích cực hoạt động và các dạng hoạt động khác nhau. Trí nhớ của trẻ được tiếp tục phát triển trong suốt tuổi đi học ở phổ thơng. Nhờ ảnh hưởng của việc học tập có hệ thống, trí nhớ có chủ định mới chỉ có mầm mống ở tuổi mẫu giáo sẽ được phát triển ở mức độ cao, đồng thời các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa cũng được hoàn thiện dần.
1.4.2. Đặc điểm chung của sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo
Tư duy trực quan hành động: Đóng vai trị đáng kể, được phát triển và hồn thiện dần ở mức độ cao hơn. Trẻ 3 - 4 tuổi giải quyết nhiệm vụ bằng những hành động thử nghiệm, chỉ nhận ra kết quả sau khi hành động được thực hiện. Trẻ 4 - 5 tuổi bắt đầu có suy nghĩ về nhiệm vụ và phương nháp giải quyết nhiệm vụ trong quá trình hành động.
Hoạt động của trẻ ngày càng phức tạp, đã nảy sinh ở trẻ những nhiệm vụ mới mà kết quả hành động không phải là trực tiếp mà là gián tiếp. Muốn đạt được kết quả cần phải tính đến mối liên hệ giữa hai hay nhiều hiện tượng đang diễn ra đồng thời hay liên tiếp nhau. Việc giải quyết các nhiệm vụ này đòi hỏi phải chuyển dần từ phép thử bên ngồi sang phép thử thầm trong óc. Mặt khác phạm vi hoạt động với hiện thực xung quanh ngày càng mở rộng gắn liền với sự hoàn thiện và phát triển ngôn ngữ, các biểu tượng, các kinh nghiệm khái quát của trẻ ngày càng phong phú. Tất cả những điều đó tạo ra ở trẻ hình thức tư duy mới - tư duy trực quan hình tượng.
Tư duy trực quan hình tượng: Là loại tư duy cơ bản của trẻ mẫu giáo (đặc biệt là mẫu giáo nhỡ và lớn). Trẻ dùng những hành động bên trong là những hành động với hình tượng để giải quyết nhiệm vụ trí tuệ. Nhờ có tư duy trực quan hình tượng mà trẻ có khả năng dự kiến kết quả của hành động bên ngoài và lập kế hoạch hành động đó.
Cuối tuổi mẫu giáo nhỡ đầu mẫu giáo lớn xuất hiện tư duy trực quan sơ đồ. Là loại tư duy với hình ảnh trong óc nhưng hình ảnh này khơng phải là hình ảnh cụ thể của từng sự vật, hiện tượng mà là ký hiệu của sự vật, hiện tượng. Thể hiện là trẻ hiểu được hình vẽ sơ đồ của các vật, biết dùng sơ đồ đường đi vẽ kiểu sơ đồ địa lý để tìm đúng đường đi trong một hệ thống đường nhiều nhánh... Đây là thành tựu lớn
22
trong sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo, mở ra cho trẻ khả năng nhìn thấy mặt bản chất của sự vật, hiện tượng mà tư duy trực quan hình tượng khơng thấy được.
Tư duy trừu tượng: Tuổi mẫu giáo xuất hiện tiền đề của tư duy trừu tượng rõ nhất ở mẫu giáo lớn, biểu hiện ở tư duy trực quan sơ đồ xuất hiện và trẻ biết dùng vật thay thế. Sự hình thành tư duy trừu tượng là quá trình chuyển biến từ hình thức hành động bên trong với hình tượng sang hình thức hành động bên trong với ký hiệu (từ, số).
1.4.3. Đặc điểm phát triển tưởng tượng của trẻ mẫu giáo
Dưới ảnh hưởng của giáo dục, kinh nghiệm của trẻ được mở rộng, các hứng thú được nảy sinh, hoạt động của trẻ phức tạp hơn, tưởng tượng của trẻ tiếp tục phát triển trong suốt tuổi mẫu giáo cả về số lượng lẫn chất lượng, không chỉ giàu hơn mà cịn có những nét mới mà tuổi trước khơng có.
Đầu tuổi mẫu giáo tưởng tượng tái tạo là chủ yếu, trẻ có tính độc lập và tính sáng kiến, tưởng tượng khơng chủ định là chủ yếu. Cái gì trẻ thích hoặc gây trẻ ấn tượng mạnh mẽ thì tưởng tượng cái đó - tức nó trở thành đối tượng của tưởng tượng.
Vì vậy, tưởng tượng của trẻ đầu tuổi mẫu giáo thường không ổn định, không bền vững.
Cuối tuổi mẫu giáo tưởng tượng sáng tạo bắt đầu hình thành và phát triển, tưởng tượng của trẻ có tính độc lập cao, có sáng kiến, thể hiện ở nội dung tranh vẽ của trẻ: phong phú đa dạng, nhiều vẻ. Các câu chuyện tự kể của trẻ phong phú hơn, đa dạng hơn. Tưởng tượng có chủ định của trẻ bắt đầu được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển các dạng hoạt động sáng tạo, khi nắm kỹ năng thiết kế và thực hiện ý đồ thiết kế. Trẻ biết tưởng tượng theo mục đích, nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động.
1.4.4. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ:
* Sự phát triển vốn từ, ngữ âm, ngữ pháp
Do trẻ không biết điều khiển bộ máy phát âm của mình và thính giác ngơn ngữ chưa phát triển đầy đủ, trẻ chưa biết cách phân tích các từ thành những âm
23
thành phần và xác định trình tự âm nên khả năng phát âm của trẻ còn hạn chế, trẻ 3 - 4 tuổi phát âm chưa thành thạo, nhờ ảnh hưởng của công tác giáo dục trẻ nắm được cách phát âm các âm thanh đúng hơn. Trẻ có thể phát âm khá chính xác các ngun âm đơn, ngun âm đơi thì đến cuối tuổi mẫu giáo mới phát âm chính xác. Trẻ hay thay đổi nguyên âm đôi thành nguyên âm đơn. Đến cuối 5 tuổi trẻ mới nắm được đầy đủ cơ bản hệ thống ngữ âm của tiếng mẹ đẻ.
- Ngữ pháp: Trẻ mẫu giáo biết nói đúng tiếng mẹ đẻ ở mức phổ thông. Cấu trúc ngữ pháp tiến dần tới chỗ hoàn thiện. Trẻ 3 - 6 tuổi đã có đủ các loại câu, nhưng chủ yếu là câu đơn (đặc biệt là mẫu giáo bé). Trẻ 4 - 5 tuổi bắt đầu sử dụng câu phức.
* Sự phát triển các chức năng ngôn ngữ.
Một trong những chức năng cơ bản nhất của ngôn ngữ được phát triển ở tuổi mẫu giáo là chức năng giao lưu, ngôn ngữ trở thành phương tiện giao lưu. Trẻ mẫu giáo bé vẫn sử dụng ngơn ngữ tình huống là chủ yếu, ngơn ngữ gắn với tình huống cụ thể những người giao tiếp với trẻ trong tình huống đó mới hiểu được, những người ngồi cuộc khơng nắm được tình huống thì khơng thể hiểu nổi.
Ngơn ngữ và tư duy: Ở tuổi mẫu giáo nhờ ngơn ngữ của trẻ đã hịa nhập với tư duy nên ngôn ngữ của trẻ đã biến thành phương tiện đặt kế hoạch và điều chỉnh hành vi thực tiễn của trẻ.
Ở đầu tuổi mẫu giáo ngơn ngữ mình là trung tâm tức là ngơn ngữ xuất hiện trong lúc trẻ hoạt động và nói với chính mình. Trong suốt tuổi mẫu giáo ngơn ngữ mình là trung tâm biến đổi dần, ngôn ngữ của trẻ không chỉ xác nhận những điều trẻ đang làm mà còn chuẩn bị và định hướng cho hoạt động thực tiễn của trẻ, nó diễn đạt tư duy hình tượng của trẻ, tư duy này xuất hiện trước hành động thực tiễn. Đến tuổi mẫu giáo lớn, ngơn ngữ mình là trung tâm chuyển vào bên trong, biến thành ngôn ngữ bên trong. Nếu trong lúc làm việc, trẻ khơng giao tiếp với ai thì trẻ thường im lặng làm việc, có nghĩa là ngơn ngữ vẫn giữ chức năng "đặt kế hoạch" thầm ở trong đầu.
24