9. Cấu trúc của Luận văn
2.3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về ý thức BVBT của trẻ mẫu giáo Trường
2.3.1. Thực trạng nhận thức của trẻ –4 tuổi về ý thức BVBT (lớp Mầm 1, 37 bé)
bé) Bảng 2.1: Nhận thức của trẻ lớp Mầm 1 về ý thức BVBT TT Nội dung Mức độ Mức 1 (Nhớ) Mức 2 (Hiểu) Mức 3 (Vận dụng) Mức 4 (Phân tích) Mức 5 (Đánh giá) Mức 6 (sáng tạo) TL (%) TL (%) TL (%) TL (%) TL (%) TL (%) 1 Tránh một số vật dụng
nguy hiểm khi được nhắc nhở.
100 78,37 56,75 24,32 10,81 0,27 2 Không tự lấy thuốc
uống. 91,89 51,35 40,54 21,62 18,91 16,21
3 Không leo trèo bàn ghế,
lan can. 97,29 89,18 62,16 51,35 24,32 13,51
4 Không nghịch các vật
sắc nhọn. 89,18 72,97 59,45 35,13 21,62 0,81
5 Nhận biết, bảo vệ vùng
nhạy cảm trên cơ thể. 64,86 40,54 18,91 0,54 0 0
39
Bảng 2.1 cho thấy có sự chênh lệch về mức độ nhận thức của trẻ lớp Mầm. Ở nội dung đầu tiên (tránh một số vật dụng nguy hiểm), mức nhớ của trẻ lớp Mầm 1 đạt tối đa (100%). Theo tìm hiểu của chúng tơi thì nội dung này khơng phải q dễ so với độ tuổi mà do ở nhà phụ huynh nào cũng sợ con gặp tai nạn với nước sôi, lửa, điện nên dạy từ nhỏ (phụ lục 5). Trên lớp giáo viên tiếp tục nhắc nhở trẻ cẩn thận khi lấy đồ ăn. Điều này thể hiện rất rõ khi quan sát trẻ trong giờ ăn sáng. Mặc dù đồ ăn đã bớt nóng giáo viên mới chia nhưng khi bưng tô trẻ nào cũng thận trọng, khi về bàn đợi nguội, thổi rồi mới ăn. Có thể thấy nội dung này trẻ nhớ rất tốt khi có sự kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Độ tuổi này trẻ nhớ trực quan hình ảnh là chủ yếu, những tài liệu trực quan (sự vật và hình ảnh của nó). Hàng ngày trẻ được xem ba mẹ nấu nướng, cẩn thận thế nào khi tới gần chỗ nóng, bản thân trẻ cũng cảm nhận được điều đó khi tới gần, tiếp xúc khi ăn uống đồ nóng nên chỉ cần nghe nói nóng là trẻ hiểu ngay. Tuy ở mức nhớ các bé nhớ được hết nhưng còn khá nhiều trẻ chỉ nhớ mà chưa hiểu. Khi được hỏi, trẻ chỉ nói “nóng đó cơ” rồi bỏ đi, những trẻ khác khơng nói gì nhưng bỏ ra xa. Có thể thấy rằng, trẻ lớp Mầm chưa có nhiều vốn để giải thích khi được hỏi nên làm cho một số trẻ ngại trả lời. Bên cạnh đó, cũng có vài trẻ ham chơi, chỉ chú ý một lúc rồi đi tìm chỗ chơi. Khi cơ đưa tình huống cho trẻ vận dụng (phụ lục 3) có 56,75% đạt mức vận dụng được khi cơ u cầu trẻ lấy đồ ăn ra khỏi khay đồ ăn cịn nóng. Trẻ thấy khay đồ ăn còn bốc hơi không dám lại gần, số khác thì nói: “nóng đó” và đứng xa xem bạn làm ra sao. Nghĩa là trẻ đã biết vận dụng kiến thức của mình vào tình huống. Những trẻ cịn lại thì vẫn tìm cách để lấy đồ ăn ra bằng được, có trẻ thì chỉ nhìn, khơng nói gì cũng khơng lại gần. Rõ ràng trẻ vẫn nhớ được là tránh xa nguy hiểm nhưng khi cơ thử thách bằng tình huống, đưa nhiệm vụ (lấy đồ ăn ra khỏi khay đồ ăn), trẻ quên ngay cái trẻ đã nhớ mà thay vào đó tư duy. Trẻ tìm cách thực hiện, chinh phục thử thách để hoàn thành nhiệm vụ. Điều này phù hợp với đặc điểm phát triển tư duy của trẻ 3 – 4 tuổi đó là tư duy trực quan hành động. Trẻ 3 – 4 tuổi giải quyết nhiệm vụ bằng những hành động thử nghiệm, chỉ nhận ra kết quả sau khi hành động được thực hiện. Điều này giải thích lý do từ mức phân tích trở đi, số lượng trẻ lớp này đạt rất
40 ít.
Đối với nội dung “Khơng tự lấy thuốc uống”, trẻ không đạt tối đa mức nhớ (chỉ có 91,89%). Nội dung này rất ít được dạy ở trường vì khi trẻ bị bệnh thì phụ huynh gửi thuốc ở phòng y tế và nhân viên y tế cho từng trẻ uống. Trẻ biết được là do ở gia đình phụ huynh có dạy (phụ lục 5). Ở trên lớp, chỉ khi nào cô kêu tên trẻ mới đi uống thuốc vì ở trường, thuốc không để sẵn như đồ chơi, đồ ăn nên các bé ít khi được tiếp xúc. Hơn nữa, ở lớp Mầm, đa số phụ huynh gửi thuốc là đã nghiền sẵn nên có một số bé khơng biết hình dáng viên thuốc. Vì tính chất nguy hiểm của thuốc nên cả phụ huynh và trường đều chọn biện pháp an tồn là chỉ có người lớn cho bé uống thuốc. Vì vậy khơng phải trẻ nào cũng có cơ hội tiếp xúc với thuốc nguyên viên. Tuy ở mức hiểu và biết thì nhiều trẻ đạt nhưng khi có tình huống cơ đưa thuốc cho trẻ mà khơng nói gì thì có 15 bé (40,54%) đã bỏ thuốc vào miệng ngậm và 5 bé đã nhai rồi nhả ra, 6 bé vừa ngậm vào đã nhả ra do mùi vị thuốc không hấp dẫn như đồ ăn, 4 bé nhai và nuốt ln. Ở mức phân tích, chỉ số ít trẻ biết được thuốc nguy hiểm thế nào (vì nó khơng làm chảy máu, làm đau trẻ…) nên trẻ khó hình dung được sự nguy hiểm từ việc tự ý uống thuốc. Mức 5 có 18,91% trẻ nhận định và giải thích chắc chắn là phải bị bệnh mới uống thuốc, 16,21% trong số đó đề xuất biện pháp là nếu thấy thuốc, hoặc ai đưa thuốc cho mình thì sẽ đưa cơ hoặc ba mẹ ở mức 6. Mặc dù ở nội dung này ít trẻ biết hơn nhưng khi đã biết, hiểu được thì bé cũng sẽ biết đề xuất biện pháp an tồn khi thấy thuốc.
Nội dung “khơng leo trèo lên bàn ghế, lan can” chiếm tương đối cao (97,29%), tỉ lệ hiểu cũng ở mức cao (89,18%). Nội dung này trẻ được tiếp xúc hàng ngày, rất gần gũi với trẻ. Thế nhưng, do bản tính hiếu động, thích khám phá mà khơng lường được hậu quả sau đó nên vẫn cịn rất nhiều trẻ thường xun leo trèo bàn ghế, lan can để tìm hiểu những thứ vượt tầm mắt. Mặc dù tỉ lệ vận dụng đạt cao nhất trong 5 nội dung (62,16%) nhưng khi được hỏi “nếu mình cần lấy đồ chơi trên cao xuống thì phải làm sao?”, Vẫn còn một số trẻ đề xuất hoặc lấy ghế trèo lên chứ chưa nghĩ đến biện pháp thay thế. Theo quan sát của chúng tôi tại lớp Mầm 1, đây là nội dung trẻ vi phạm nhiều nhất trong các nội dung GD ý thức BVBT, giờ chơi,
41
giờ học, giờ ăn giờ đón trẻ… đều có trẻ vi phạm (phụ lục 4). Thậm chí những bé đã biết vận dụng khi đưa vào tình huống nhưng vẫn vi phạm. Điều này chứng tỏ không phải trẻ khơng hiểu biết mà vì leo trèo bàn ghế đem lại trải nghiệm mới mà hiện tại khơng có được.
Nội dung “khơng nghịch vật sắc nhọn” là nội dung gần gũi và trẻ dễ vi phạm nhưng tỉ lệ trẻ đạt mức nhớ chưa cao lắm (89,18 %). Ở trường, trẻ lớp mầm cũng ít có cơ hội được tiếp xúc với các vật nhọn vì khi trang bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ tiêu chí đầu tiên là “đảm bảo an tồn”. Cịn ở nhà, trẻ cũng thường xuyên được ba mẹ nhắc nhở nhưng không phải tất cả (phụ lục 5). Những trẻ không đạt ở mức nhớ thường rơi vào trẻ được ba mẹ bao bọc q kỹ, khơng có cơ hội để tiếp xúc với vật nhọn nguy hiểm hoặc những trẻ ba mẹ khơng quan tâm nhắc nhở vì họ chắc chắn là đã để các vật đó ở chỗ an tồn. Ở mức hiểu tỉ lệ trẻ đạt là 72,9%, trẻ chỉ biết trả lời “chảy máu”, “đứt tay”. Mặc dù trẻ nhớ và hiểu được nghịch vật nhọn có thể gây nguy hiểm nhưng khi vận dụng vào tình huống thì nhiều trẻ khơng thể hiện được mức hiểu của mình. Số trẻ nghịch vật nhọn khi cơ cố tình để chung vào đồ chơi (phụ lục 3) chiếm tỉ lệ cao. Lúc đầu, cô đưa cho trẻ đồ chơi (đồ chơi có để chung vật nhọn), trẻ có vẻ rụt rè, không dám chơi nhưng khi thấy bạn chơi thì trẻ dành nhau chơi vật mặc dù trước đó đã nói là khơng chơi dao, kéo, đinh... Khi được hỏi thì chỉ có 35,18% bé đánh giá và hiểu đúng nhưng vẫn nghịch vì thích cơng dụng của các vật đó (con thích cắt giống cơ, mẹ) (phụ lục 5). Một số đồ dùng sắc nhọn như dao, kéo, tăm nhọn trong nhà, bếp mỗi trẻ đều có. Hàng ngày, bé được trực quan ba mẹ, người lớn dùng và thích thú với cơng dụng của chúng khiến trẻ không thể khơng thử khi có cơ hội tiếp xúc. Vì vậy, trong trường hợp này nhận thức đúng nhưng hành vi lại không phụ thuộc vào nhận thức. Tính tị mị, thích khám phá của trẻ không thể làm bé sợ, trẻ chấp nhận nguy hiểm để thực hành nghịch dao, kéo và các vật săc nhọn khác.
Ở nội dung “Nhận biết, bảo vệ vùng nhạy cảm trên cơ thể”. Mức nhớ chỉ chiếm 64,86%. Đây là nội dung có tỉ lệ đạt thấp nhất đối với trẻ khối Mầm. Theo tìm hiểu của người nghiên cứu, nội dung này phụ huynh cũng có dạy nhưng khơng
42
nhiều như các nội dung khác. Nhiều phụ huynh cho rằng con của họ cũng còn nhỏ để hiểu các vấn đề về giới tính, về vùng nhạy cảm. Tuy nhiên, số khác cho rằng: “Nạn nhân bị bạo hành, bị lạm dụng có thể là bất kỳ ai, dạy được gì thì mình dạy bé
thơi” (phụ lục 5). Tìm hiểu về phía giáo viên thì được biết giáo viên chỉ dạy theo
chương trình (dạy gọi tên, nhận biết các bộ phận trên cơ thể, thay quần áo đúng chỗ). Theo giáo viên khối Mầm, bé còn quá nhỏ để hiểu các từ cơ nói và GV cũng chưa bao giờ được tập huấn để dạy các nội dung như vậy. Cô N.T.T.A cho biết:
“Mình cũng đã thử dạy các nội dung đó khi nghe các vụ xâm hại trẻ nhỏ nhưng mình càng nói trẻ càng khơng hiểu, có thể phương pháp của mình chưa phù hợp vì trẻ cịn q nhỏ chưa đủ vốn từ, kinh nghiệm để hiểu mấy chuyện này” (phụ lục 5).
Nhiều trẻ nhớ được mà không hiểu, tỉ lệ hiểu chỉ chiếm 40,54%. Đa số trẻ trả lời:
“Ba mẹ con nói khơng được để bạn khác sờ, ba mẹ nói khơng được ở trần truồng vì xấu…” (phụ lục 5). Hơn nữa trong trường mầm non chỉ có một số biểu hiện như bé
trai hay tị mị coi đồ lót bé gái, giờ ngủ trưa bé trai chạy qua ôm bé gái, thỉnh thoảng có bé thích nhau thì ơm hơn kiểu bắt chước người lớn thể hiện tình cảm. Mỗi ngày ở trường của trẻ đều có hoạt động vệ sinh – ăn trưa – ngủ trưa là hoạt động có liên quan đến giáo dục giới tính. Tuy nhiên, giáo viên chỉ bao quát bé đi vệ sinh đúng quy định, bé trai và bé gái ngủ riêng, thay đồ riêng, lúc nào có tình huống bé trai nhìn hoặc tị mị thì cơ chỉ nhắc trẻ khơng làm vậy chứ cũng khó giải thích cho trẻ hiểu. Thêm một lý do nữa là phụ huynh chỉ quan tâm đến vấn đề bị thương tích trầy xước, u đầu, va chạm với bạn, về ăn uống mà ít nghĩ đến vấn đề trẻ bị xâm hại. Quan sát giờ đón trẻ thì thấy khơng có phụ huynh nào hỏi hơm nay có ai nhìn con thay đồ khơng, có ai ơm con khơng, có ai xem con đi vệ sinh khơng…? thay vào đó là: “có bạn nào đánh con khơng? Con ăn giỏi khơng? con học có ngoan khơng?... (phụ lục 4).Cũng chính vì vậy mà ở nội dung trẻ biết kêu to và nhờ cô giúp chỉ chiếm 18,91% khi bạn có hành vi xâm hại.
Tóm lại, trẻ lớp Mầm có ý thức BVBT chỉ đạt trên 50% ở mức vận dụng đối với các nội dung được gia đình và phụ huynh cùng phối hợp giáo dục. Cịn những nội dung về GD giới tính vì khơng được tiếp xúc nhiều và phụ huynh ít hỗ trợ nên
43
chưa đạt. Trong đó đáng chú ý nhất là nội dung “Nhận biết, bảo vệ vùng nhạy cảm trên cơ thể”, chỉ có 18,91% đạt mức vận dụng.